Ta Là Ai ? Sắc Thọ Tưởng Hành Thức Là Gì ? Ngũ Uẩn Giai Không

[ad_1]

Xin xem tiếp phần Ngũ Ấm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc Ấm tôi đãgiới thiệu cùng quý vị rồi, Sắc là vật chất, chúng ta phải có nhận thức chính xác đối với nó.

Bạn đang xem: Sắc thọ tưởng hành thức là gì

Nay tôi nói đến Thọ trongThọ – Tưởng – Hành – Thức. Thọ là năm thức đầu, tức là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân“lãnh nạp ngũ cảnh”(lãnh nạp năm cảnh); nói như bây giờ thì là tiếp nhận cảnh giới bên ngoài. Mắt tiếp nhận Sắc bên ngoài, tai tiếp nhận âm thanh bên ngoài, mũi tiếp nhận mùi bên ngoài, lưỡi tiếp nhận vị bên ngoài, thân tiếp nhận mát, ấm, lạnh, nóng. Đó là Thọ, tức là lãnh nạp năm cảnh. Đó là nói về tác dụngcủa Thọ, tức là như nay ta nói “cảm thụ, hưởng thụ” đều gộp trong chữ Thọ này. Pháp Tướng Tông giảng Thọ bao gồm năm thức đầu (tức Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỵ Thức,Thiệt Thức, Thân Thức).

Tưởng là thức thứ sáu, tức Ý Thức. Ý Thức có thể“phân biệt, kế độ”(phân biệt, tính toán, so đo). Thiền sư Trung Phong vì chúng ta khai thị có nói đến ba thứ tâm, thì Duyên Lự Tâm chính là Ý Thức, tức thức thứ sáu, duyên lự, phan duyên. Cái tâm nào có thể tư duy, có thể tưởng tượng thì thuộc vào thức thứ sáu. Những gì có năng lực phân biệt, có năng lực so lường, tính toán đều thuộc vào phân biệt, trong Ngũ Ấm chúng thuộc vào Tưởng.“Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”(hết thảy pháp sanh từ tâm tưởng). Công năng của thức thứ sáu rất lớn!

Hành là thức thứ bảy,“hằng thẩm tư lượng”(luôn xem xét, suy lường), vì sao gọi là Hành? Vì nó không gián đoạn, niệm niệm không gián đoạn, chấp trước kiên cố. Thẩm (審) là xem xét, Hằng (恆) là thường hằng, từ trước đến giờ không gián đoạn. Quan trọng nhất ở đây là chấp trước Ngã. Ngã có hai thứ, thứ nhất là Nhân Ngã, thứ hai là Pháp Ngã. Chấp trước kiên cố, đó là sai lầm. Trên thực tế, không hề có Ngã; Nhân Ngã lẫn Pháp Ngã đều không có.

Cái cuối cùng là Thức, chữ Thức ở đây chỉ thức thứ tám,“chấp trì bất hoại”. Thức thứ tám là A Lại Da Thức, thức thứ bảy là Mạt Na Thức, năm thức đầu là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỵ Thức, Thiệt Thức và Thân Thức. Đây là dựa theo tám thức của Pháp Tướng để nói. Chúng ta thường gọi thức thứ tám là “ấn tượng”. Chúng ta thấy sắc, nghe tiếng, sáu căn tiếp xúc cảnh giới bên ngoài tạo thành ấn tượng. Quý vị thấy một người nào đó, nghe âm nhạc diễn tấu một lần, quý vị có thể nhớ được, có thể hồi tưởng được sự việc đã qua, vì sao vẫn có thể nhớ lại được? Đó là vì ấn tượng đã ghi vào trong thức thứ tám. Thức thứ tám giống như nay ta gọi là kho lẫm, là nhà chứa lương, hay kho tài liệu, hoặc phòng tàng trữ hồ sơ. Tất cả hết thảy ấn tượng được ghi nhận bởi sáu thức đều tồn trữ nơi đây, vĩnh viễn chẳng bị mất đi, chấp trì (gìn giữ) không hoại. Không chỉ là những gì chúng ta thấy – nghe – hay – biết trong một đời được chứa trong ấy, không bị mất đi, mà tất cả những ấn tượng trong đời quá khứ, ngay cả trong vô lượng kiếp trước đều tồn trữ trong đó.

Chuyện này có thể chứng minh bằng thuật thôi miên của phương Tây. Chúng tôi từng xem một bản báo cáo: Có một người được thôi miên đến một mức độ rất sâu, có thể nói những chuyện vượt khỏi một đời này, nói đến đời trước, đời trước đó nữa, rồi đời trước đó nữa, tổng cộng gần đến tám mươi bốn đời. Những chuyện thuộc tám mươi bốn đời trước đều có thể nói ra hết, tính ra thời gian là hơn bốn ngàn năm. Ông ta có thể nói trạng huống cuộc sống thời đó, ông ta tên gọi là gì, sống ở chỗ nào, tiếp xúc những ai, hỏi ông ta thời ấy sử dụng những loại tiền nào, ông ta đều nói được, quyết chẳng phải là dối người, quyết không bịa đặt. Điều này chứng minh những chủng tử hàm tàng trong A Lại Da Thức quả thật bất diệt. Chúng ta biết thôi miên hữu hạn, nhưng nói được đến tám mươi mấy đời trước quả thật chẳng dễ dàng.

Phật pháp nói Thiền Định có thể đột phá giới hạn, Thiền Định rất sâu! Như Thiền Định của A La Hán có thể biết được năm trăm đời, năm trăm đời trong quá khứ, lại còn biết năm trăm đời trong vị lai, A La Hán có năng lực như vậy. Năng lực của Bồ Tát càng lớn hơn; còn quả địa Như Lai thì biết tột cùng quá khứ vô lượng kiếp, vô lượng kiếp vị lai, thảy đều rõ ràng, thảy đều hiểu rõ. Vì sao? Nay chúng tôi hiểu đạo lý này rất rõ, là vì sau khi kiến tánh, ta thường gọi là “minh tâm kiến tánh”, hàng Bồ Tát Sơ Trụ trong Viên Giáo sau khi kiến tánh, liền nhập Nhất Chân pháp giới, nhập pháp môn Bất Nhị, thời gian và không gian bằng zéro. Vô lượng kiếp trước đều bày trước mặt. Do đây biết rằng: Những thứ đựng trong cái kho tàng A Lại Da Thức này hết sức phong phú! Thích Ca Mâu Ni Phật đã từng nói: “Nếu những chủng tử, tức những ấn tượng, trong A Lại Da Thức giả sử có vật chất, dù là vật chất hết sức nhỏ bé thì cùng tận cõi hư không cũng chẳng thể chứa hết”, may là chúng không phải là vật chất.

Nơi những Bồ Tát thuộc địa vị sâu, kiến tánh cũng có sâu hay cạn sai khác. Bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân Bồ Tát đều minh tâm kiến tánh, nhưng sự kiến tánh có sâu – cạn, rộng – hẹp khác nhau. Bồ Tát thuộc địa vị sâu xa có thể thấy được những chủng tử tập khí chứa trong A Lại Da Thức của người khác, giống như những gì chứa trong kho tài liệu, kho hồ sơ lưu trữ của anh, tôi có thể lấy ra coi, có thể tùy ý lấy ra coi. Không chỉ biết của chính mình, mà còn biết của hết thảy chúng sanh không chướng ngại. Quý vị thấy người được thôi miên bằngphương pháp thôi miên có thể rút ra những thứ trong kho hồ sơ tư liệu của chính mình, nhưng không có cách nào lấy từ kho của người khác. Thiền Định rất sâu có thể thấy được những tập khí chủng tử chứa trong A Lại Da Thức của hết thảy chúng sanh. Bởi thế, Phật độ chúng sanh thuận tiện là vì lẽ gì? Ngài hiểu rất rõ căn tánh của chúng sanh, đời đời kiếp kiếp quá khứ của người ta, không điều gì Phật chẳng biết.

Thọ, Tưởng, Hành, Thức thuộc về Tâm pháp. Đơn giản nhất, Phật pháp chia hết thảy pháp thành hai loại lớn: Một là Tâm pháp, hai là Sắc pháp. Khoa học hiện tại cũng phân loại như vậy, họ chia thành vật chất và tinh thần. Vật chất là Sắc pháp, tinh thần là Tâm pháp. Nhà Phật giảng Sắc pháp và Tâm pháp là một, chứ không phải hai. Những nhà khoa học, triết gia thế gian đều chia chúng thành hai, dường như vật chất không phải là tinh thần, tinh thần không phải là vật chất, đều độc lập. Thật ra, đức Phật nói chúng không độc lập, là một, chứ không phải hai. Tâm pháp là cái có thể sanh, có thể biến; Sắc pháp là cái được sanh, cái được biến. Năng – Sở là một, không phải hai. Do vậy, tiên sinh Âu Dương Cánh Vô nói: “Phật pháp không phải là triết học, chẳng phải là tôn giáo”. Trong triết học, Năng – Sở (chủ thể và khách thể) tách rời nhau, Năng không phải là Sở, Sở không phải là Năng. Phật pháp cũng nói đến Năng và Sở, nhưng Năng và Sở thống nhất. Nói nghiêm ngặt, tinh thần và vật chất quyết định chẳng tách rời nhau, vì sao? Vật chất có pháp tánh; đặc sắc của pháp tánh là như trong phần trên đã nói, nó cũng có tứ đại, tức bốn đặc tánh lớn là thấy – nghe – hay – biết. Như vậy, hết thảy vật chất đều có thấy – nghe – hay – biết, khoa học hiện đại chỉ mới vừa phát hiện điều này!

Tiến sĩ Giang Bổn Thắng nghiên cứu nước kết tinh, phát hiện ban đầu là vật chất cũng thấy, nghe, hay, biết; nhưng trong kinh Phật đã nói , nói từ lâu rồi, đức Phật đã nói từ ba ngàn năm trước. Kinh Hoa Nghiêm (tức là một bộ kinh Phật giảng đầu tiên),“nhất thiết chư pháp, duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”(hết thảy các pháp chỉ do tâm hiện, chỉ do thức biến). Giảng sớm nhất như vậy. Trong hội Lăng Nghiêm, đức Phật lại giảng rất rõ:“Chưpháp sở sanh duy tâm sở hiện, nhất thiết nhân quả, thế giới, vi trần, nhân tâm thành Thể”(Các pháp được sanh ra chỉ do tâm hiện; hết thảy nhân quả, thế giới, vi trần, do tâm mà thành Thể). Như vậy là càng giảng rõ hơn nữa! Thể của tâm là tánh, trong Phật pháp thường gọi là Pháp Tánh. Thực vật và khoáng vật có Pháp Tánh; ngay cả hư không, Thể của hư không là Pháp Tánh. Pháp Tánh có thấy, nghe, hay, biết; trong phần Khai Thị ở đây, Trung Phong đại sư gọi là“linh tri tâm”,kinh Đại Thừa gọi linh tri tâm là Phật Tánh hay Pháp Tánh. Bốn đặc tánh lớn là thấy – nghe – hay – biết.

Nay chúng ta làm thí nghiệm trên những thực vật, chú tâm quan sát, thấy đúng vậy! Chúng ta dùng thiện ý đối với thực vật, mỗi ngày ba lượt, mỗi lượt ba phút là đủ. Đối với nó nói: “Ngươi mọc rất khá, ta rất thích ngươi, rất cảm ơn ngươi” thì loại thực vật ấy mọc càng ngày càng đẹp. Như với chậu Bồn Tài (Bonsai) của tôi, thí nghiệm thấy rất rõ. Với một chậu khác, nếu quý vị dùng ác ý đối với nó, nói: “Tao rất chán ghét mày, mày càng mọc càng xấu, tao không ưa mày”. Một, hai tuần sau, nó gần như héo khô, rất rõ ràng. Từ thí nghiệm này thấy rõ cây thực sự hiểu được ý nghĩ của con người.

Hiện tại rất nhiều người bắt chước làm thí nghiệm này, chưa thí nghiệm nào thất bại, chứng minh thực vật có Pháp Tánh, thực sự có thấy, nghe, hay, biết. Nó có thể thấy, có thể nghe, có thể cảm nhận, có thể biết. Vì sao? Thể của nó là Pháp Tánh. Pháp Tánh có bốn đặc sắc, như trong Sắc pháp có Địa, Thủy, Hỏa, Phong là bốn đặc tánh. Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có cách gì thí nghiệm trên khoáng vật, đất, bùn, cát, đá, chúng ta đang xem xét phải làm cách nào để quan sát chúng cũng có đặc tánh thấy – nghe – hay – biết; nhưng những điều Phật pháp đã giảng chúng ta có thể hiểu được. Kinh Hoa Nghiêm nói“tình dữ vô tình, đồng viên Chủng Trí”(hữu tình và vô tình, cùng viên mãn Chủng Trí). Vấn đề ấy, chúng ta đã giải quyết xong, không còn ngờ vực nữa.“Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”(hết thảy pháp sanh từ tâm tưởng),“cảnh tùy tâm chuyển”(cảnh chuyển theo tâm); những vấn đề này chẳng phải đã được chứng minh rồi ư? Đó là thuyết minh hết sức quan trọng.

Nếu chúng ta hiểu rõ, thực sự hiểu, chúng ta sẽ hoàn toàn làm chủ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức của mình. Thứ nhất, chúng ta có thể làm chủ được gì? Có thể không già, có thể không bệnh, có thể không chết, thực sự làm chủ được! Kinh luận giảng rất nhiều về sanh tử. Sanh tử là một chuyển biến, chuyển biến trên nhân quả, quyết định không có chết. Vì sao? Pháp Tánh của quý vị bất sanh, bất diệt. Pháp tướng do Pháp Tánh biến ra, thân thể là tướng, toàn thể hết thảy hiện tượng trong vũ trụ là tướng. Tướng có sanh – diệt, Tánh không sanh – diệt. Thông đạt chân tướng sự thật này, ý niệm sợ hãi đối với sanh – lão – bệnh – tử hoàn toàn tiêu diệt, không còn sợ hãi! Chúng là cái do ta biến ra.

Năng Biến (chủ thể có công năng biến hóa) là ta, thực sự là ta, cái được biến (Sở Biến) không phải là ta, chớ nên hiểu lầm ý nghĩa này. Sở Biến là cái bị ta biến ra, há phải là ta ư? Ta là Năng Biến, Năng Biến là ta. Như vậy, Năng Biến là Linh Tri Tâm, vọng tâm là Sở Biến, đâu phải là ta. Như vậy nòi đến tám thức thì tám thức không phải là ta, tám thức ấy là tác dụngcủa tâm, nhưng những tác dụng ấy là những tác dụng sai lầm, không phải là tác dụng chính xác. Mê thì gọi là Tám Thức, giác ngộ rồi không gọi là Tám Thức nữa mà gọi là Tứ Trí. Tứ Trí chính là tác dụng chính xác.

Do vậy, hiện tại chúng ta hết sức thô, hết sức bất hảo, có thể nói là“thô ác Ngũ Ấm hòa hợp”(năm Ấm thô ác hòa hợp). Cái thân hiện tại của chúng ta là thân tướng do sắc thân và sắc tâm hòa hợp,“giả danh chúng sanh”(giả gọi là chúng sanh), do các duyên hòa hợp mà sanh. Vật chất là Địa, Thủy, Hỏa, Phong, tinh thần là Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Nhưng chúng sanh trong lục đạo, từ vô lượng kiếp đến nay đều chấp trước cái thân này là chính mình, luôn chấp trước Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là tâm của mình, lầm lạc quá! Do vậy, từ đó khởi Hoặc, tạo nghiệp, chịu quả báo luân hồi, đời đời kiếp kiếp không ngoi đầu ra nổi, không thoát khỏi luân hồi lục đạo.

Ở đây, đại sư bảo chúng ta:“Phi hân yếm chi hạnh, tất bất năng độ”(Nếu không có hạnh ưa – chán, ắt chẳng thể độ được). Ưa – Chán là nói về Tịnh Độ, chỉ có hướng về Tây Phương Cực Lạc thế giới, chán lìa lục đạo luân hồi, chán lìa lục đạo luân hồi trong Sa Bà thì mới có thể độ được! Phương pháp của Tịnh Độ Tông đối với chúng ta hết sức có ích, bởi lẽ, pháp môn này như trong phần trên chúng ta đã xét thấy: Pháp môn này thuận tiện, đơn giản, dễ dàng. Pháp môn này là hoành xuất, không phải là thụ xuất (vượt thoát theo chiều dọc). Hoành xuất là luận theo Kiếp Trược; thuận tiện là luận theo Kiến Trược; chuyển tâm phàm thành tâm Phật là luận trên Phiền Não Trược; chán lìa lục đạo luân hồi, hướng về Tây Phương Cực Lạc thế giới là đối với Chúng Sanh Trược mà luận. Lại xem tiếp điều sau là Mạng Trược.

5)“Nhân quả tịnh liệt, thọ mạng đoản xúc, phi bất phí thời kiếp, bất lao cần khổ chi hạnh, tất bất năng độ”(Nhân lẫn quả cùng kém, thọ mạng ngắn ngủi. Không có hạnh chẳng tốn

nhiều kiếp, không nhọc nhằn siêng khổ, ắt không thể độ được). Chữ Mạng (命) chỉ thọ mạng, tức quý vị được cái thân này, trong một đời này, quý vị duy trì được thời gian bao lâu? Tuyệt đại đa số là năm, sáu chục năm bèn mất. Người mất vào tuổi năm, sáu chục rất nhiều. Chết lúc mười mấy tuổi, hai mươi tuổi cũng không ít. Đỗ Phủ là người đời Đường, có một câu thơ như sau:“Nhân sanh thất thập cổ lai hy”(Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm), người thời Đường nói như vậy đó.

Xem thêm: Giải Đáp Các Thông Tin Về Chứng Chỉ Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản Là Gì

Nhân: Thọ mạng của chúng ta có được là do nghiệp nhân đã tạo trong đời quá khứ, thọ mạng đạt được trong đời này là quả báo . Trong kinh Phật giảng rất rõ ràng nghiệp nhân của khỏe mạnh sống lâu là Vô Úy Bố Thí. Quý vị có tâm từ bi, mạnh mẽ cứu khổ cứu nạn, tâm địa hiền lành, làm nhiều thiện nghiệp thì mới được sống lâu, khỏe mạnh. Tự tư, tự lợi, tổn người, lợi mình, thọ mạng sẽ ngắn ngủi, nói theo pháp thế gian của Trung Quốc là “tổn phước”, tức phước báo của quý vị bị sứt mẻ, giống như bị chiết khấu vậy, tức là bị cắt bớt. Quý vị vốn có thể sống đến một trăm tuổi, nay chỉ có thể sống tới sáu bảy chục tuổi, tổn phước mà! Nếu có thể bỏ mình vì người, niệm niệm nghĩ đến chúng sanh khổ nạn trong xã hội, hành động nào cũng có thể bỏ mình vì người, ắt thọ mạng luôn được tăng trưởng, kéo dài tuổi thọ, diên niên ích thọ. Thọ mạng dài lâu không phải để hưởng phước mà để làm gì? Để phục vụ hết thảy chúng sanh. Đó là lý do nói“nhân quả đều kém!”Phải vì hết thảy chúng sanh phục vụ

.

Trong thế gian này, mấy ai có thể sống đến trăm tuổi? Rất ít! Chúng ta muốn trong một đời tu hành chứng quả, ắt cần phải“bất phí thời kiếp”(không tốn thời gian nhiều kiếp), có thể tu thành công trong thời gian ngắn, đã thế lại còn phải sao nữa? “Bất lao cần khổ”(không nhọc nhằn siêng khổ), phải dễ tu nữa kia! Vì sao? Người bần khổ trong thế gian nhiều, kẻ phú quý ít. Người bần cùng hằng ngày bận bịu kiếm sống, không có nhiều thời gian rảnh rỗi, bởi thế, họ chỉ có thể dành chút thời gian rảnh rỗi để tu hành, có như vậy thì mới được! Với pháp môn như vậy, họ mới có thể thành tựu.

Tịnh Tông phù hợp những điều kiện này. Đối với người bận bịu quá sức, trong quá khứ tổ sưcòn dạy pháp Thập Niệm: Sáng sớm thức dậy, trong nhà có tượng Phật thì đối trước tượng Phật lễ ba lạy, chắp tay, niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, hết một hơi là một niệm, niệm mười hơi. Trong một hơi Phật hiệu nhiều ít không quan trọng, không ăn nhằm gì cả, một hơi là một niệm, niệm đủ mười hơi. Người hơi dài có thể niệm được hai mươi, ba mươi tiếng Phật hiệu. Tôi có thể niệm chừng hai mươi tiếng trong một hơi. Thân thể hơi yếu, khí ngắn hơn một chút, thì một hơi niệm được khoảng sáu, bảy tiếng cũng không sao, đó là “một niệm”. Sáng sớm niệm mười niệm, tối trước khi ngủ niệm mười niệm. Đó là pháp Thập Niệm.

Trước kia, cách nay cũng không ít năm, cũng phải gần mười năm, tôi giảng kinh tại Cát Long Ba (Kuala Lumpur). Hình như lúc ấy đến giảng kinh lần đầu tại Cát Long Ba, dạy mọi người pháp Thập Niệm. Pháp Thập Niệm của tôi đơn giản, Thập Niệm là niệm mười câu Phật hiệu, khác với cách tổ sư dạy, hết sức đơn giản, tốn một phút thôi:“A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”là xong. Thật đấy, nhất tâm, không xen tạp, không hoài nghi. Muốn không xen tạp thì một ngày niệm chín lần. Sáng sớm thức dậy niệm một lần, tối đi ngủ niệm một lần, đó là hai lần. Ba bữa cơm niệm ba lần, trước khi ăn cơm chắp tay, chúng ta không cần phải niệm chú Cúng Dường, cứ niệm A Di Đà Phật, niệm mười tiếng, tức mười câu. Lúc làm việc, lúc vào làm niệm một lần, trước lúc làm việc niệm một lần, ra nghỉ trưa niệm lần nữa, sau bữa cơm trưa trở vào làm việc niệm một lần, ra về niệm lần nữa, tổng cộng chín lần. Chỉ cần mỗi ngày làm, không thiếu lần nào, mỗi lần chỉ mất một phút, chẳng tốn thời gian mà rất có hiệu quả!

Sau khi tôi đề xướng, có rất nhiều người tu theo phương pháp ấy, gọi điệnthoại cho tôi hoặc viết thư cho biết rất hiệu quả. Vì sao? Phù hợp với giáo huấn của Tịnh Tông, khônghoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Mười tiếng Phật hiệu ấy không gián đoạn, vì trong một thời gian ngắn ngủi, quý vị không thể có vọng niệm, trong mười câu A Di Đà Phật không xen tạp vọng niệm. Còn như bình thường niệm Phật, niệm tàn một cây hương, niệm một tiếng đồng hồ, hoặc niệm nửa tiếng, rất khó tránh khỏi bị xen tạp. Mười câu của tôi không xen tạp, thực sự làm được! Do vậy, người tu học theo phương pháp này đạt được hiệu quả rất tốt. Phương pháp này từng được cổ động tại rất nhiều địa phương: Mỹ quốc, Gia Nã Đại… Dù cho quý vị có khóa tối, khóa sáng bình thường, cũng nên dùng cách Thập Niệm này để trợ tu, cũng hết sức tốt đẹp. Nếu như côngviệc vô cùng bận rộn thì dùng phương pháp này làm Chánh Tu. Đó là“bất phí thời kiếp, bất lao cần khổ chi hạnh”(cái hạnh chẳng lãng phí thời gian nhiều kiếp, không nhọc nhằn, siêng khổ). Ngẫu Ích đại sư đã đem đạo lý vì sao Tịnh Tông lại có thể vượtthoát việt sanh tử luân hồi trong thời Ngũ Trược giảng rõ ra.

Chúng ta lại xem kinh văn, phần trên chúng tôi đã đọc rồi, thấy đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: Chư Phật tán thán Bổn Sư, trong thế giới Sa Bà, trong Ngũ Trược, thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì chúng sanh nói pháp hết thảy khó tin này. Chúng ta hãy xem đoạn kinh văn tiếp theo:

Xá Lợi Phất! Đương tri ngã ư ngũ trược ác thế, hành thử nan sự, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vị nhất thiết thế gian thuyết thử nan tín chi pháp, thị vi thậm nan!

舍利弗。當知我於五濁惡世。行此難事。得阿耨多羅三藐三菩提。為一切世間說此難信之法。是為甚難。

(Này Xá Lợi Phất!Nên biết ta trong đời ác Ngũ Trược, làm chuyện khó này, đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vì hết thảy thế gian nói pháp khó tin này, thật là rất khó!).

Phần trên là chư Phật tán thán đức Thế Tôn, còn trong đoạn này, đức Thế Tôn tự nói. Do vậy, Ngẫu Ích đại sư bảo Thích Ca Mâu Ni Phật do tu pháp môn nào mà thành Phật? Do niệm Phật mà thành Phật, niệm A Di Đà Phật mà thành Phật, kinh nào nói như vậy? Chính đoạn kinh văn này nói như thế! Đức Phật bảo Xá Lợi Phất, há chẳng phải là bảo với chúng ta ư? Các ngươi hãy nên biết, ta (ta là Thích Ca Mâu Ni Phật tự xưng)“ngã ư ngũ trược ác thế, hành thử nan sự”(ta trong đời ác ngũ trược, làm chuyện khó này), chuyện khó ấy chính là niệm Phật. Niệm Phật là pháp khó tin, niệm Phật thành Phật. Ngài niệm A Di Đà Phật, cho nên“đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”, nói theo cách người thế tục chúng ta thường nói là“đắc đạo”.A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là Phật đạo, là Vô Thượng Phật đạo. Thích Ca Mâu Ni Phật đắc thành Phật đạo là do tu pháp môn Niệm Phật, Ngài tu pháp môn Niệm Phật trong đời ác Ngũ Trược.

Lại“vị nhất thiết thế gian thuyết thử nan tín chi pháp”(vì hết thảy thế gian nói pháp khó tin này),“hết thảy thế gian” chính là chín pháp giới, vì chúng sanh trong chín pháp giới mà nói pháp khó tin này, tức là pháp “niệm Phật thành Phật”,“thị vi thậm nan”(thật là rất khó). Rất khó! Đúng là rất khó tin! Bởi thế, thực sự tin được pháp môn này, ở phần trên kinh đã nói rất kỹ:“Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc”(Chẳng thể dùng chút thiện căn, phước đức, nhân duyên để được sanh về cõi ấy). Quý vị có thể tin được pháp này, có thể hiểu rõ pháp này, có thể tu hành pháp này, chứng tỏ trong đời quá khứ, đời đời kiếp kiếp, quý vị đã trồng nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nên trong đời này gặp được duyên phận, nhân duyên tốt đẹp, bèn thành tựu. Thiện căn, phước đức, nhân duyên, hễ thiếu một điều sẽ không thể thành tựu. Đầy đủ cả ba điều này chẳng phải là chuyện dễ dàng. A! Bây giờ chúng ta xem đến phần sau lời khai thị của Ngẫu Ích đại sư, tức đoạn thứ tám:

“Cố nhất thanh A Di Đà Phật, tức Thích Ca Bổn Sư ư ngũ trược ác thế, sở đắc chi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề pháp”(Vì thế một tiếng A Di Đà Phật chính là pháp để Bổn Sư Thích Ca chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề trong đời ác ngũ trược), chúng ta vừa học đến đoạn này.“Kim dĩ thử quả giác toàn thể”(Nay dùng toàn thể quả giác ấy),“nay”là hiện tại, Thích Ca Mâu Ni Phật đem toàn bộ Vô Thượng Bồ Đề do chính mình chứng đắc trao cho chúng sanh trong đời ác Ngũ Trược, thật không dễ dàng!“Nãi chư Phật sở hành chi cảnh giới, duy Phật dữ Phật năng cứu tận, phi cửu giới tự lực sở năng tín giải dã”(đó chính là cảnh giới sở hành của chư Phật, chỉ có Phật với Phật mới có thể rốt ráo tận cùng, chúng sanh trong chín pháp giới chẳng thể cậy vào tự lực mà hòng tin hiểu nổi). Từ chỗ này, chúng ta bèn lãnh hội: khó, thực sự khó! Trong sách Tịnh Ngữ, lão cư sĩ Hạ Liên Cư đã nói pháp môn này“nan tín, nan tín, chân nan tín”.Người niệm Phật rất nhiều, vì sao không thể thành tựu? Do không tin. Sao biết người ta không tin? Vì kẻ ấy xen tạp, niệm Phật xen tạp vọng tưởng vào đó. Vì nguyên nhân nào? Do không tin! Thực sự tin sẽ không xen tạp, vì sao? Thực sự tin thì thế pháp, thế duyên, Phật pháp đều buông xuống hết, quyết định không xen tạp, rất dễ thành công.

Trong Vãng Sanh Truyện, trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, chúng ta thấy hầu như người thực sự tin, nguyện thiết tha đều buông cả thế pháp lẫn xuất thế gian xuống được, nhanh thì từ ba tháng đến nửa năm, chậm là hai năm, ba năm bèn thành công, có thể sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, thực sự có thể sanh về đó, biết trước lúc mất, thực sự vãng sanh. Do vậy, trước đây từng có người hỏi tôi, không chỉ một người, họ hỏi: “Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, trong Vãng Sanh Truyện, người niệm Phật vãng sanh đại đa số không quá ba năm, có phải là từ khi họ bắt đầu niệm Phật, thọ mạng ba năm là hết hay chăng?” Tôi bảo mọi người: Chẳng thể xảo hợp như vậy được, trong thiên hạ há có chuyện xảo hợp ấy? Mỗi người niệm Phật ba năm bèn mất, tôi nói không có khả năng xảo hợp như vậy được, trên thực tế thì sao? ba năm thành tựu thì thọ mạng vẫn còn đó, do họ không cần đến nên đi trước, tôi tin rằng những người như vậy rất nhiều.

Trường hợp rõ ràng nhất là sư Oánh Kha đời Tống. Sư thực sự dũng

mãnh, tinh tấn, niệm cảm A Di Đà Phật hiện đến. A Di Đà Phật bảo sư: “Thọ mạng ông hãy còn mười năm. Đợi mười năm nữa, thọ mạng của ông hết, ta lại đến tiếp dẫn ông”. Sư không cần: “Mười năm tuổi thọ con không cần, con muốn theo Ngài ngay bây giờ”. A Di Đà Phật đáp ứng: “Tốt! Ba ngày sau ta sẽ đến tiếp dẫn ông”. Ba ngày sau quả nhiên sư vãng sanh. Như vậy, quý vị phải hiểu người có năng lực ra đi là thực sự niệm Phật thành công, công phu gì vậy? Nói thật ra, không khó lắm đâu, công phu thành phiến đấy thôi! Vãng sanh Phàm Thánh Đồng Cư độ. Rất nhiều người đạt đến cảnh giới này, đi được, đối với thế giới này không còn tham luyến, thực sự buông xuống được! Phải nói như vậy mới hợp lý.

Chúng ta biết nếu công phu đạt đến trình độ này, quý vị nghĩ xem, quý vị có bằng lòng đi hay không? Có còn bằng lòng chịu khổ trong thế gian này hay không? Đâu có ai đần như thế! Thực sự thành tựu công phu, có thể đi được mà vẫn không đi, chỉ có một lý do: Ta và chúng sanh ở nơi này vẫn còn có duyên, ta còn muốn mang theo mấy người nữa cùng đi. Ta không gấp đi, ta ở lại đây vài năm nữa hòng mang theo những người ấy đi. Quý vị hãy nghĩ xem, trừ điều kiện ấy ra, há còn điều kiện nào khác khiến mình ở lại? Không có! Do nguyên nhân như vậy mà ở lại thế gian này, chính là như tôi thường nói:“Thừa nguyện tái lai”(Nương theo bổn nguyện để trở lại). Vấn đề nơi cái thân nghiệp báo của người ấy đã giải quyết xong, quả thật vãng sanh lúc nào cũng được, vẫn chưa đi vì còn phải giúp chúng sanh hữu duyên. Tức là trong thế gian này vẫn có những người có thể tin lời người ấy khuyên dạy, có thể hiểu biết, có thể hành, những kẻ ấy có thể vãng sanh. Người chẳng vì bản thân mà vì chúng sanh.

Trong Phật pháp thường nói:“Vì tiếp nối huệ mạng của Phật, vì rộng độ chúng sanh”;còn chuyện của bản thân thì giống như kinh điển đã nói:“Sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu”(Việc làm đã xong, không thọ thân sau). Chuyện của bản thân đã giải quyết ổn thỏa, thích đáng, có thể vãng sanh bất cứ lúc nào.“Hậu hữu”là gì? Là luân hồi, quyết định chẳng còn luân hồi trong lục đạo. Cảnh giới như vậy, sanh tử đã giải quyết xong, không có gì không buông xuống được. Chúng ta học Phật, nói thật ra, tối thiểu phải học được bản lãnh ấy mới không uổng một đời này. Bản lãnh ấy không khó, vì công phu ấy chẳng phải là rất sâu. Nếu muốn đạt Sự nhất tâm bất loạn hay Lý nhất tâm bất loạn thì đúng là không dễ, nhưng công phu thành phiến không khó. Khó nhất ở chỗ nào? Khó nhất ở chỗ buông xuống.

Tôi thường khuyến khích các đồng tu: Quý vị phải thực sự làm được, đừng nghĩ đến lục đạo luân hồi nữa. Trước hết, phải buông tự tư tự lợi xuống, chớ nên có ý niệm ấy. Phải buông danh văn, lợi dưỡng xuống. Có lúc có thể dùng danh văn, lợi dưỡng làm trợ duyên để hoằng dương Phật pháp. Nếu nó giúp ích cho việc hoằng pháp lợi sanh, có cơ duyên ấy, chúng ta cũng đừng từ chối. Vì sao? Nó có thể phụ giúp. Không có cơ duyên ấy thì trọn chẳng mong cầu, nhất định chớ nên phan duyên. Nếu có duyên phận ấy, danh văn, lợi dưỡng bèn đưa đến, tự mình phải suy nghĩ: Đối với việc hoằng pháp lợi sanh, nếu nó không giúp ích gì thì không cần đến nó. Nếu nó có ích cho việc hoằng pháp lợi sanh, có thể phụ trợ thì có thể dùng nó, không tham luyến! Nói cách khác, chính bản thân mình không cần tới nó. Quyết định chẳng được tham chấp hưởng thụ ngũ dục, lục trần; hễ tham chấp hưởng thụ ngũ dục lục trần, lập tức bị đọa lạc, đọa lạc rất nhanh! Hiện tại chúng ta đang sống trong một xã hội thường được gọi là một quốc gia đã mở mang, đã phát triển, cuộc sống của mọi người dân đều khá giàu có, người học Phật chúng ta nên tùy duyên. Trong tùy duyên phải biết tiết kiệm, thứ gì cũng phải biết mến tiếc, tiếc phước đấy!

Hôm qua, tôi ở khách sảnh (nhà nghỉ dành cho khách) số 61, trông thấy cái máy lọc nước, những cái chậu rửa chén, mọi người dùng xong không chịu tiện tay lau rửa sạch sẽ. Đó là yêu tiếc vật lực. Quý vị thấy trong phòng vệ sinh của tôi, cái vòi nước dùng đã lâu năm rồi, quý vị cứ xem đi, vẫn còn mới, là vì nguyên nhân nào? Dùng xong, trên mặt nó bám nước, dùng khăn khô lau đi, giữ nó như mới hoài. Do vậy, tôi dùng thứ gì, có thể dùng được hai mươi năm, quý vị dùng tối đa mười năm là hư. Tiện tay lau chùi sạch sẽ gọi là tiếc phước! Việc nhẹ nhàng dễ làm, nhưng mọi người không dưỡng thành tập quán, từ nhỏ đã quen lãng phí, dường như người trong nhà cũng không dạy quý vị.

Có liên quan đấy! Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, cho nên đối với thứ gì cũng biết yêu tiếc, từ nhỏ đã dưỡng thành thói quen tuyệt đối không lãng phí. Y phục, quả thật mặc đến khi không thể mặc được nữa mới thay cái mới, thay một bộ. Còn mặc được, cứ mặc tiếp, cốt sao sạch sẽ, cốt sao chỉnh tề. Chúng ta tiếp kiến khách khứa cũng nên như vậy, đó là bổn phận của người xuất gia, bất luận dùng vật dụng gì, như cái bàn, cái ghế, đều phải lau chùi sạch sẽ, giữ cho nó hoàn hảo. Như vậy, từng chút từng chút một dưỡng thành thói quen tiếc phước, dưỡng thành thói quen tiết kiệm.

Tham – sân – si – mạnnhấtđịnhphảiđoạn.Mườisáuchữ này tôi

thường khuyên các đồng học. Có mười sáu chữ ấy, quý vị niệm Phật chưa chắc được vãng sanh; mười sáu chữ ấy phải đổi đi, phải đoạn đi thì vãng sanh mới nắm chắc. A! Bây giờ đã hết giờ rồi.

Nam Mô A Di Đà Phật!Trung Phong Tam Thời Hệ NiệmPháp Sự Toàn Tập Giảng Ký中峰三時繫念法事全集講記Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh KhôngGiảng tại: Tịnh Tông Học Viện Úc ChâuChuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi quán nước giải khát

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game quán nước giải khát Quán nước giải khát thuộc dòng game nấu ăn, game A10, các bé của chúng ta thỏa thích…

Trò chơi đẳng cấp thú cưng

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game đẳng cấp thú cưng Đẳng cấp thú cưng một dòng game A10, 2 người chơi hấp dẫn và kịch tính dành cho…

Trò chơi đấu sĩ thời la mã

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game đấu sĩ thời la mã Đấu sĩ thời la mã thuộc dòng game đối kháng, game Y8 khi mà bạn sẽ…

Game cóc bắn bóng: Totemia Cursed Marbles

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game cóc bắn bóng Cóc bắn bóng thuộc dòng game kỹ năng, với một hình hài quen thuộc mà mình nghĩ rằng rất…

Game xếp hình kẹo ngọt Candy: Candy Era

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game xếp hình kẹo ngọt Candy Xếp hình kẹo ngọt Candy thuộc dòng game Y8, game A10 vốn là phiên bản nâng…

Game siêu sao bóng chày: Baseball Pro

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game siêu sao bóng chày Siêu sao bóng chày thuộc dòng game thể thao, kỹ năng khi mà các bạn trai hay…

Leave a Reply