[SOẠN BÀI] VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

[ad_1]

Đề 1: (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 132)

a. Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.

b. Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ.

Lời giải chi tiết:

a. Dàn bài tham khảo:

Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và tính dân tộc trong thơ.

Thân bài:

– Giới thiệu vị trí văn học sử thi của bài thơ cùng phong cách nghệ thuật độc đáo của Tố Hữu. 

– Tính dân tộc được thể hiện trong bài thơ được biểu hiện ở phần nội dung và hình thức nghệ thuật là.

  • Nội dung: Đề tài chia tay giàu tính dân tộc cùng chủ đề đậm đà tính dân tộc.
  • Nghệ thuật: Sử dụng thành công thể thơ lục bát, vận dụng những lời nói giản dị của nhân dân trong đời sống và giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết. 

Kết bài: Bài thơ Việt Bắc mang tính dân tộc đậm đà từ nội dung cho đến nghệ thuật vì vậy mà nó dễ dàng nhận được tiếng nói đồng cảm và đồng tình của người đọc. 

b. Dàn bài tham khảo:

Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích phân tích.

Thân bài:

Tâm trạng mà tác giả gửi gắm trong đoạn thơ là nỗi nhớ về núi rừng nơi gắn với những chặng đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến và nhớ tới đồng đội một thời chiến đấu.

  • Hai câu thơ đầu là nỗi nhớ về “Sông Mã” , nhớ tới núi rừng miền Tây, nhớ Tây Tiến.
  • Sáu câu thơ sau là nỗi nhớ nơi núi rừng miền Tây hùng vĩ, mỹ lệ nhưng rất dữ dội, hiểm trở, hình ảnh những người lính vượt đèo dốc mệt mỏi nhưng tâm hồn lại rất lạc quan.

– Nỗi nhớ đồng đội trong những cuộc hành quân khốc liệt nhưng hết sức hào hùng và những ân tình ngọt ngào mà nhân dân Tây Bắc dành cho những người lính.

Kết bài: Nhận xét về tình cảm mà tác giả dành cho Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến.

Đề 2: (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 133)

a. Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 

b. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ.

Lời giải chi tiết:

a. 

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần bình luận.

– Để có thể nói hết lên vẻ đẹp bi tráng của người lính trong chiến tranh, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, bút pháp này thường tô đậm những nét đặc biệt và khác thường. Ngoài ra Quang Dũng còn sử dụng biện pháp đối lập nhằm tác động mạnh mẽ vào cảm quan và gây ấn sâu sắc cho người đọc.

– Giải thích khái niệm của lãng mạn của Quang Dũng. 

– Bình luận về chất lãng mạn của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến:

  • Chất lãng mạn ấy được thể hiện ở cảm xúc hướng về những vẻ đẹp khác lạ của cảnh và con người Tây Bắc (nói về cảnh miền núi Tây Bắc và con người miền Tây với vẻ đẹp đậm đà bản sắc dân tộc).
  • Chất lãng mạn còn được thể hiện ở bút pháp xây dựng hình ảnh của một đoàn quân dũng cảm, kiêu hùng, tự nguyện hi sinh cho đất nước. 

– Đánh giá vấn đề: ý nghĩa của chất lãng mạn ấy đối với bài thơ về chiến tranh và đối với những người lính Tây Tiến.

b. 

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ. 

– Cảnh và con người Việt Bắc hiện lên rất nhiều trong bài thơ nhưng đoạn thơ cuối là kết tinh của những vẻ đẹp đặc sắc, tinh túy nhất.

  • Hai câu đầu như khẳng định nỗi nhớ về cảnh và con người Việt Bắc.
  • Tám câu sau là những nét ấn tượng nhất về cảnh và con người Việt Bắc.

– Đánh giá vấn đề: Vẻ đẹp của cảnh và con người Việt Bắc.

Đề 3: (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 134)

a. Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.

b. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Lời giải chi tiết:

a. Câu thơ trên đã nêu cao giá trị tinh thần giàu tình cảm và giàu ân nghĩa thuỷ chung. Tình nghĩa vợ chồng cũng sâu sắc và mặn mà như gừng và muối vậy, nó là một phép so sánh đơn giản nhưng rất ý nghĩa. Đây chính là sự chia ngọt sẻ bùi, là lời thề suốt đời gắn bó, thủy chung. Đất nước có từ ngày đó, từ ngày người Việt ta có phong  tục tập quán, có ân nghĩa thuỷ chung, đây chính là văn hóa, có văn hóa sẽ có chúng ta và có đất nước.

b. Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến. 

– Những người lính được tác giả miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể hàng ngày và trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân. Họ phải trải qua những đói rét bệnh tật với những nét vẽ tiều tuỵ về hình hài nhưng tâm hồn họ lại phong phú với những khát vọng rất mãnh liệt của tuổi trẻ.

– Tác giả nhận ra được vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của người lính: Nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và những cảnh sắc độc đáo, luôn cháy bỏng khát vọng về chiến công và ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu. 

– Vẻ đẹp của sự hy sinh cao cả: nói về cái chết nhưng không bi lụy, cái chết như trở nên bất tử.

– Những người lính hiện lên chân thực, mơ mộng và lãng mạn, việc sử dụng các từ Hán Việt đã mang lại sắc thái cổ điển mà sang trọng.

Đề 4: (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 134)

a. Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

b. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ.

Lời giải chi tiết:

a. Dàn bài tham khảo:

Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

Thân bài:

– Phân tích rõ hai đối tượng: Hình tượng của đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi và hình tượng của đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. 

– So sánh điểm giống và khác nhau của hai tác phẩm trên về phương diện nội dung và nghệ thuật.

  • Điểm giống nhau về hình tượng của cả 2 bài thơ là: hình tượng đất nước được cảm nhận bằng niềm tin và niềm tự hào sâu sắc cùng những nhận thức thấm thía về lịch sử truyền thống dân tộc.
  • Điểm khác nhau về hình tượng của 2 bài thơ là: Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt chúng trong mối quan hệ giữa quá khứ và tương lai. Nguyễn Khoa Điềm lại muốn chứng minh “đất nước này là đất nước của nhân dân”. 
  • Nghệ thuật: Nguyễn Khoa Điềm sử dụng những văn hóa dân gian còn Nguyễn Đình thi sử dụng hình ảnh có tính khái quát cao, mang đặc trưng của lối tư duy và cảm xúc hiện đại.
  • Bố cục: Nguyễn Đình Thi bắt đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa thu sau đó hồi tưởng lại mùa thu Việt Bắc rồi sau cùng mới chuyển về quá khứ 2 thời điểm để diễn tả suy tư của mình. Nguyễn Khoa Điềm đầu tiên khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian sau đó chứng mình cho tư tưởng với đất nước của người dân của mình.

b. Dàn bài tham khảo:

Mở bài: Giới thiệu về hình tượng của những người lính Tây Tiến.

Thân bài: Vẻ đẹp lãng mạn của những người lính Tây Tiến.

– Vẻ đẹp của những người lính được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn và phép đối để gây kích thích trí tưởng tượng phong phú của người đọc.

– Hình ảnh những người lính xuất hiện trên cái nền hoang vu hiểm trở ấy mang một vẻ đẹp độc đáo và kỳ lạ.

– Tác giả đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất để nói về người lính Tây Tiến. 

⇒ Bốn câu thơ trên đã tạc lên bức tượng đài tập thể của những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc họa dáng vẻ bề ngoài mà còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.

– Khi nói đến cái chết và sự hi sinh của những người lính Tây Tiến thì không hề có cảm giác bi lụy, tang thương.

⇒ Hình ảnh của những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ hiện lên thấm đẫm tính chất bi tráng và chói ngời vẻ đẹp của lý tưởng.

Kết bài: Cảm nghĩ của em về hình tượng người lính Tây Tiến.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsĐề 1: (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 132)Đề 2: (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 133)Đề 3: (SGK Ngữ văn 12 tập 1-…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsĐề 1: (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 132)Đề 2: (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 133)Đề 3: (SGK…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply