[SOẠN BÀI] TỪ ĐỒNG NGHĨA

[ad_1]

I. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA?

Câu 1: Đọc lại bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Tương Như. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: “rọi”, “trông”.  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 113)

Lời giải chi tiết: 

Từ đồng nghĩa với từ “rọi” và “trông” là:

  • Rọi: chiếu
  • Trông: nhìn, ngắm, liếc,…

Câu 2: Từ “trông” trong bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài nghĩa đó ra, từ “trông” còn có những nghĩa:  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 113)

a) coi sóc giữ gìn cho yên ổn.

b) mong.

Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ “trông”.

Lời giải chi tiết: 

Từ đồng nghĩa với từ trông trong từng trường hợp là:

  • a. chăm sóc, chăm nom, trông coi,….
  • b.  chờ, ngóng, hi vọng,…  

II. CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA 

Câu 1: So sánh nghĩa của từ quả và trái trong hai ví dụ sau: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 114)

– Rủ nhau xuống bể mò cua,

Đem về nấu “quả” mơ chua trên rừng

(Trần Tuấn Khải)

– Chim xanh ăn “trái” xoài xanh,

Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.

(Ca dao)

Lời giải chi tiết: 

Nghĩa của hai từ “trái” và “quả” ở trong hai câu trên là giống nhau.

Câu 2: Nghĩa của hai từ “bỏ mạng” và “hi sinh” trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 114)

– Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã “bỏ mạng”.

– Công chúa Ha-ba-na đã “hi sinh” anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.

Lời giải chi tiết: 

Nghĩa của hai từ “bỏ mạng” và “hi sinh” đều có nghĩa là chết. Chúng khác nhau ở chỗ:

  • Bỏ mạng: mang sắc thái khinh bỉ, coi thường.
  • Hi sinh: mang sắc thái kính trọng.

III. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA

Câu 1: Thử thay các từ đồng nghĩa “quả” và “trái”, “bỏ mạng” và “hi sinh” trong các ví dụ ở mục II cho nhau. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 115)

Lời giải chi tiết: 

Từ “trái” và “quả” có thể thay thế cho nhau.

Từ “bỏ mạng” và “hi sinh” không thể thay thế cho nhau.

Câu 2: Ở bài 7, đoạn trích trong “Chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là “Sau phút chia li” mà không phải là “Sau phút chia tay”? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 115)

Lời giải chi tiết: 

Lấy tựa đề là “Sau phút chi li” vi dùng từ :chia li” sẽ phù hợp với hoàn cảnh. Nếu dùng từ “chia tay” thì nó không phù hợp với thực thế và sắc thái biểu cảm.

IV. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 115)

Lời giải chi tiết:

Gan dạ – dũng cảm, can đảm.

– Nhà thơ – thi sĩ, thi hào

– Mổ xẻ – giải phẫu, phẫu thuật

– Của cải – tài sản, vật chất

– Nước ngoài – ngoại quốc, 

– Chó biển – hải cẩu

– Đòi hỏi – yêu cầu,yêu sách

– Năm học – niên khóa

– Loài người – nhân loại

– Thay mặt – đại diện

Câu 2: Tìm từ gốc Ấn – Âu đồng nghĩa với các từ sau: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 115) 

Lời giải chi tiết:

Câu 3: Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân (phổ thông) (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 115)

Lời giải chi tiết:

Câu 4: Từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 115)

– Món quà anh gửi, tôi đã đưa đến tận tay chị ấy rồi.

– Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.

– Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.

– Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy.

– Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.

Lời giải chi tiết:

Từ đồng nghĩa có thể thay thế các từ in đậm là:

  • đưa: trao
  • đưa: tiễn
  • kêu: rên
  • nói: trách
  • đi: mất, chết

Câu 5: Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 116)

Lời giải chi tiết:

Câu 6: Điền từ thích hợp (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 116)

Lời giải chi tiết:

a) thành tích, thành quả:

  • Câu 1: thành quả
  • Câu 2: thành tích

b) ngoan cường, ngoan cố:

  • Câu 1: ngoan cố
  • Câu 2: ngoan cường

c) nhiệm vụ, nghĩa vụ:

  • Câu 1: nghĩa vụ
  • Câu 2: nhiệm vụ

d) giữ gìn, bảo vệ.

  • Câu 1: giữ gìn
  • Câu 2: bảo vệ

Câu 7: Câu có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau và câu chỉ dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 116)

Lời giải chi tiết:

a) đối xử, đối đãi:

– Em “đối đãi / đối xử” tử tế với mọi người nên ai ai cũng yêu mến em.

– Mọi người đều rất khó chịu với  thái độ “đối xử” của anh ta đối với trẻ em.

b) trọng đại, to lớn:

– Ngày mùng 2 tháng 9 có ý nghĩa “trọng đại / to lớn” đối với dân tộc Việt Nam.

-Anh ta có thân hình “to lớn” y như hộ pháp.

Câu 8: Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả.  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 117)

Lời giải chi tiết:

– Chỉ là chuyện bình thường hay xảy ra mà thôi.

– Một người tầm thường như cậu có tư cách gì lên tiếng?

– Nếu em ôn tập kỹ kỳ thi này kết quả tốt là điều tất nhiên.

– Việc do anh gây ra thì anh phải tự nhận lấy hậu quả.

Câu 9: Chữa các từ dùng sai (in đậm) trong các câu dưới đây: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 117)

– Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc.

– Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ bao che cho người khác.

– Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.

– Phòng tranh có trình bày nhiều bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng.

Lời giải chi tiết:

Chữa lại các từ như sau:

  • Hưởng lạc ⇒ Hưởng thụ
  • Bao che ⇒ Che chở 
  • Giảng dạy ⇒ Dạy
  • Trình bày ⇒ Trưng bày

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA?Câu 1: Đọc lại bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Tương Như. Dựa vào kiến thức đã…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA?Câu 1: Đọc lại bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Tương Như….

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply