[SOẠN BÀI] THÁNH GIÓNG | Soạn Văn 6 Sách Cánh Diều

[ad_1]

IBAITAP: Truyện muốn nói về điều gì? Qua những hình ảnh trong truyện ta thấy được giá trị nhân đạo nào? Chúng có ý nghĩa như thế nào đối với lứa tuổi học sinh? Và câu chuyện đã răn dạy ta điều gì? Hãy cùng ibaitap tìm hiểu qua bài học “Thánh Gióng” nhé.

I. CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Xem lại khái niệm truyện truyền thuyết ở phần Kiến thức ngữ văn đề vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Đọc trước truyện Thánh Gióng. 

Khi đọc truyện truyền thuyết, các em cần chú ý:

Câu 1: Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 15)

Lời giải chi tiết:

  • Truyện xảy ra vào đời vua Hùng Vương thứ sáu.
  • Truyện kể về một cậu bé được sinh ra một cách kỳ lạ, lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, cười, đặt đâu thì nằm đó nhưng khi hay tin đất nước lâm nguy thì cậu bé lớn nhanh như thổi. Cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt dẹp tan quân thù.
  • Nhân vật nổi bật của truyện là: Thánh Gióng

Câu 2: Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tưởng tượng hoang đường kì ảo? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 15)

Lời giải chi tiết:

– Truyện liên quan đến sự thật lịch sử thời đại Hùng Vương: Khi đó dân tộc ta và giặc ngoại xâm phương Bắc đã có những cuộc chiến tranh ác liệt. Dân tộc ta lúc bấy giờ đã chế tạo được những vũ khí bằng sắt, thép. Chúng ta đã đoàn kết cùng đứng lên chống lại giặc ngoại xâm và sử dụng hết tất cả những phương tiện để đánh giặc.

– Những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện là:

  • Bà lão ướm chân vào vết chân lạ trên đồng mà đã mang thai.
  • Bà mang thai đến mười hai tháng mà vẫn chưa sinh, cậu bé đã lên ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.
  • Khi đất nước lâm nguy, sứ giả đến tìm người tài giỏi để giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói đầu tiên đó là tiếng nói xin đi đánh giặc.
  • Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ, Giặc đến Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt nhưng lại hí được và phun ra được lửa.
  • Nhổ tre ven đường đánh giặc tan tành, khi dẹp xong giặc Giống cùng ngựa sắt bay về trời.
  • Ngựa sắt phun lửa thiêu cháy một ngôi làng, chân ngựa chạy thì biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng ánh.

Câu 3: Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 15)

Lời giải chi tiết:

Truyện Thánh Gióng ca ngợi công cuộc chống giặc ngoại xâm cùng  truyền thống tập hợp sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện có để đánh giặc.

=> Điều ấy đã cho chúng em bài học phải biết giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nước.

II. ĐỌC HIỂU CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Chú ý những chi tiết khác thường ở phần 1? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 16)

Lời giải chi tiết:

Chi tiết khác thường ở phần 1 là: Người vợ ướm thử chân vào vết chân ngoài đồng và khi trở về đã thụ thai. Sau mười hai tháng bà sinh ra một cậu bé, mặc dù đã lên ba nhưng cậu bé vẫn không biết nói, cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đó. 

Câu 2: Câu nói đầu tiên của chú bé là gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 16)

Lời giải chi tiết:

Câu nói đầu tiên của chú bé là : “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.

Câu 3: Những ai đã góp phần nuôi chú bé? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 16)

Lời giải chi tiết:

Chú bé đã được cha mẹ cùng bà con làng xóm góp gạo để nuôi.

Câu 4: Những chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 17)

Lời giải chi tiết:

Chi tiết làm nổi bật phẩm chất của nhân vật là: 

  • Đứa bé khi nghe tiếng rao kêu gọi người tài của sứ giả thì cất tiếng: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Khi sứ giả vào, đứa trẻ lại nói: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp! sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.” ⇒ Đây là phẩm chất của con người yêu nước, sẵn sàng hy sinh và chiến đấu vì dân tộc.
  • Hình ảnh chiếc roi sắt gãy Gióng nhổ tre hai bên đường thay cho roi sắt và tiếp tục đánh lùi giặc. ⇒ Đây là chi tiết khẳng định sức mạnh phi phàm của Gióng đồng thời cũng thể hiện sự thông minh, nhanh nhạy của các bậc anh hùng trong chiến đấu.
  • Đánh tan giặc Gióng cưỡi ngựa bay về trời. ⇒ Đây là phẩm chất trong sạch không màng hư vinh vật chất.

Câu 5: Chi tiết kết thúc truyện ở phần 4 có gì đáng chú ý? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 17)

Lời giải chi tiết:

Chi tiết kết thúc truyện là hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời:

  • Thể hiện niềm tin về sự bất tử của người anh hùng và vẻ đẹp tinh thần sâu sắc trong tâm hồn của nhân dân.
  • Khẳng định rằng người anh hùng sẽ sống mãi trong tâm trí của nhân dân và sẽ được nhân dân đời đời ghi ơn, tưởng nhớ.
  • Nó cũng là một bài học cho các thế hệ con cháu sau này về lòng yêu nước cùng sự kiên cường bất khuất trong cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm của ông cha.

III. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 18)

Lời giải chi tiết:

Các sự kiện chính của truyện Thánh Gióng là:

  • Sự ra đời của cậu bé Gióng.
  • Gióng cất tiếng nói đầu tiên để nhận trách nhiệm đánh đuổi giặc.
  • Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt ra trận đánh giặc.
  • Gióng đánh tan giặc sau đó cởi giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời.
  • Nhà vua phong danh hiệu và lập đền thờ Thánh Gióng.
  • Những dấu tích còn sót lại của chuyện Thánh Gióng.

Câu 2:  Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 18)

Lời giải chi tiết:

– Qua truyện, Thánh Gióng đã bộc lộ những phẩm chất đó là:

  • Tình yêu với đất nước, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì dân tộc.
  • Sử dụng sức mạnh phi phàm của mình một cách chính nghĩa, đó là phục vụ cho nhân dân.
  • Thông minh, tài trí và nhạy bén.
  • Trong sạch, không màng danh lợi vật chất.

– Tên truyện Thánh Gióng đã giúp em thấy về sự tôn trọng, biết ơn cùng sự ngưỡng vọng của người kể đối với nhân vật Gióng.

Câu 3: Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 18)

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết cho ta thấy truyện có liên quan đến lịch sử là:

  • Câu chuyện diễn ra tại làng Gióng và đời vua Hùng vương thứ sáu.
  • Thời điểm đó đã xảy ra những cuộc chiến tranh ác liệt giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm.
  • Thời bấy giờ ta đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.
  • Nhân dân ta đã từng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm.

Câu 4: Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chỉ tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 18)

Lời giải chi tiết:

Chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng là:

  • Bà lão ướm chân vào vết chân lạ trên đồng mà đã mang thai.
  • Bà mang thai đến mười hai tháng mà vẫn chưa sinh, cậu bé đã lên ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.
  • Khi đất nước lâm nguy, sứ giả đến tìm người tài giỏi để giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói đầu tiên đó là tiếng nói xin đi đánh giặc.
  • Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ, Giặc đến Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt nhưng lại hí được và phun ra được lửa.
  • Nhổ tre ven đường đánh giặc tan tành, khi dẹp xong giặc Giống cùng ngựa sắt bay về trời.

– Các chi tiết đó có tác dụng thể hiện lòng yêu nước cùng sức mạnh của nhân dân ta trước giặc ngoại xâm.

Câu 5: Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 18)

Lời giải chi tiết:

Theo em, truyện đã phản ánh lên hình mẫu lý tưởng về người anh hùng chống giặc ngoại xâm ngoài ra nó cũng nói lên được sức mạnh tiềm tàng, ẩn sâu bên trong những con người kì dị.

Câu 6: Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khỏe Phù Đổng? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 18)

Lời giải chi tiết:

Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khỏe phù đổng vì hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, cùng với lứa tuổi của Giống trong thời đại mới. Hình ảnh của Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của cuộc thi. Mục đích chính của hội thi là khoẻ để học tập, lao động và góp phần bảo vệ cũng như xây dựng Tổ quốc.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. CHUẨN BỊCâu 1: Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 15)Câu…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. CHUẨN BỊCâu 1: Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật? (SGK Ngữ văn…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply