[SOẠN BÀI] QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC

[ad_1]

IBAITAP: Bài học sẽ giúp em nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu và hiểu được khái niệm phong cách văn học, biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học. Cùng ibaitap đến với bài học “Quá trình văn học và phong cách văn học” hôm nay nhé.

Câu 1: Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 183)

Lời giải chi tiết:

– Quá trình văn học là diễn biến hình thành, tồn tại, phát triển và thay đổi của văn học qua các thời kỳ lịch sử.

– Các quy luật chung của quá trình văn học là:

  • Văn học gắn bó với đời sống và những chuyển biến của lịch sử sẽ kéo theo sự biến động trong lịch sử phát triển của văn học.
  • Văn học phát triển trong sự kế thừa, cách tân.
  • Văn học của một dân tộc sẽ tồn tại trong sự bảo lưu và tiếp diễn, đó là một dòng chảy của văn học thế giới.

Câu 2: Xác định những đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nói vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 183)

Lời giải chi tiết:

a. Hoạt động nổi bật nhất của quá trình văn học là các trào lưu văn học, nó là một  tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định. Nó là phong trào tập hợp những tác giả và tác phẩm gần gũi về mặt cảm hứng cùng tư tưởng để tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc.

b. Các trào lưu văn học lịch sử trên thế giới gồm :

  • Văn học thời Phục hưng của Châu Âu thế kỷ XV, XVI: đề cao con người, giải phóng con người và chống lại sự khắc nghiệt của thời kỳ Trung Cổ. Các tác giả tiêu biểu là sếch-xpia (Anh), Xéc-van-tét (Tây Ban Nha).
  • Văn học chủ nghĩa cổ điển của Pháp thế kỉ XVII: hình mẫu lý tưởng là văn hóa cổ đại, luôn đề cao lý trí và sáng tác theo một quy luật chặt chẽ. Các tác giả tiêu biểu là Cooc-nây, Mô-li-e (Pháp).
  • Văn học theo chủ nghĩa lãng mạn được hình thành từ các nước Tây Âu sau cách mạng Pháp 1789. Nó đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn và hình tượng nghệ thuật thường có những vẻ đẹp khác thường. Các tác giả tiêu biểu là V. Huy-gô (Pháp), F. Sin-le (Đức)
  • Văn học chủ nghĩa hiện thực phê phán của Châu Âu thế kỷ XIX: thiên về những nguyên tắc tôn trọng khách quan, và thường được lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực. Nó xây dựng những tính cách điển hình vừa có tính khái quát và vừa có tính cụ thể, các tính cách phát triển hợp với logic của cuộc sống. Các tác giả tiêu biểu là H. Ban-dắc (Pháp), L. Tôn-xtôi (Nga).
  • Văn học chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được ra đời thế kỷ XX, sau Cách mạng tháng Mười Nga nó miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng và đề cao vai trò lịch sử của nhân dân. Người mở đầu của trào lưu này là M. Gor-ki (Nga). 

c. Tại Việt Nam những trào lưu này xuất hiện khoảng từ những năm 30 của thế kỷ XX.

  • Trào lưu lãng mạn (1932-1945) các tác giả tiêu biểu phải kể đến như Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân. 
  • Trào lưu hiện thực phê phán các tác giả tiêu biểu phải kể đến như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố. 
  • Trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa gồm các thể loại trước và sau Cách mạng tháng Tám và nó đặc biệt phát triển trong thời kỳ kháng chiến, thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc.

Câu 3: Thế nào là phong cách văn học? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 183)

Lời giải chi tiết:

– Phong cách văn học là những nét riêng biệt và độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức, phản ánh cuộc sống thể hiện trong các yếu tố nội dung cùng hình thức của từng tác phẩm.

– Phong cách văn học nảy sinh là từ những nhu cầu của cuộc sống vì cuộc sống luôn đòi hỏi phải xuất hiện những thứ mới, những thứ không bao giờ lặp lại và nảy sinh do nhu cầu của quá trình sáng tác văn học.

– Quá trình văn học sẽ được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất cùng với phong cách độc đáo của họ. 

– Phong cách in đậm dấu ấn thời đại và dân tộc.

Câu 4: Phân tích những biểu hiện của phong cách văn học? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 183)

Lời giải chi tiết:

Những biểu hiện của phong cách văn học là:

  • Có giọng điệu riêng biệt, cách nhìn và sự cảm thụ có tính khám phá.
  • Có sự sáng tạo về mặt nội dung.
  • Có phương thức biểu hiện cùng thủ pháp nghệ thuật độc đáo tạo ra dấu ấn riêng.
  • Có tính thống nhất cốt lõi, nhưng vẫn có sự triển khai đa dạng đổi mới.
  • Có phẩm chất thẩm mỹ cao và giàu tính nghệ thuật.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân tích sự khác biệt giữa trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu văn học hiện thực phê phán qua truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 183)

Lời giải chi tiết:

Tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thuộc trào lưu lãng mạn còn đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán. Phân biệt hai tác phẩm trên dựa vào đặc trưng của hai trào lưu như sau:

  • Tác phẩm lãng mạn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân: lấy đề tài lịch sử nhưng đã được sáng tác thêm và xây dựng hình ảnh nhân vật có vẻ đẹp phi thường. Huấn Cao là người có tài năng khác thường cùng tấm lòng thiên lương trong sáng và lòng can đảm. Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục diễn ra rất bất thường.
  • Tác phẩm hiện thực phê phán Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng: lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực và xây dựng lên những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình, tính cách ấy phát triển hợp với logic cuộc sống.

Câu 2: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và Tố Hữu. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 183)

Lời giải chi tiết:

– Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu là:

  • Thơ của ông là thơ trữ tình – chính trị.
  • In đậm những dấu ấn của sử thi và những cảm hứng lãng mạn.
  • Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc.

– Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

  • Ngông ngạo, tài hoa và uyên bác.
  • Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt và những phong cảnh tuyệt mỹ.
  • Tự do, phóng túng và ý thức sâu sắc được về cái tôi cá nhân.

[ad_2]

Related Posts

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học? (SGK Ngữ văn…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply