[SOẠN BÀI] QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN

[ad_1]

IBAITAP: Tạo lập văn bản là gì? Quá trình tạo lập văn bản ra sao? Hãy cùng ibatap đến với bài học “Quá trình tạo lập văn bản” để hiểu rõ hơn về nó nhé.

I. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 1: Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 45)

Lời giải chi tiết: 

Con người sẽ có nhu cầu tạo lập văn bản khi muốn thông tin một vấn đề gì đó hay trình bày ý kiến, nguyện vọng. Ví dụ, khi muốn cho ông bà biết về tình hình gia đình hay hỏi thăm sức khỏe.

Câu 2: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 45)

Để tạo lập được một văn bản, ví dụ viết thư, đầu tiên phải xác định rõ bốn vấn đề là: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? 

Nếu bỏ qua bất kỳ một vấn đề nào trong bốn vấn đề trên cũng không thể tạo ra được một văn bản. 

Câu 3: Sau khi đã xác định được vấn đề, cần phải làm những việc gì để viết được văn bản? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 45)

Lời giải chi tiết: 

Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải tìm hiểu ý và sắp xếp chúng theo một bố cục rành mạch, hợp lý và logic để thể hiện đúng hướng trên.

Câu 4: Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì dưới đây.  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 45)

Lời giải chi tiết: 

Nếu chỉ có ý và dàn ý mà chưa viết thành văn thì chưa thể tạo được một văn bản. Người tạo lập văn bản cần phải làm công việc là viết thành văn. Việc viết thành văn cần đạt những yêu cầu sau:

  • Đúng chính tả;
  • Đúng ngữ pháp;
  • Dùng từ chính xác;
  • Sát với bố cục;
  • Có tính liên kết;
  • Có mạch lạc;
  • Lời văn trong sáng.

Câu 5: Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 45)

Lời giải chi tiết: 

Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành. Nếu có sự kiểm tra thì cần dựa theo các ý đã nên trên câu 4.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Em từng tạo lập văn bản trong các tiết Tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 46)

a) Khi tạo nên các văn bản ấy, điều mà em nói một điều thật sự cần thiết không?

b) Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa (kể chuyện cho ai nghe, miêu tả cho ai nghe, miêu tả cho ai thất, trình bày nguyện vọng với ai? Việc quan tâm (hay thiếu quan tâm) ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết như thế nào (xưng hô, dùng từ,…)?

c) Em có lập dàn bài khi làm văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy việc xây dựng bố cục đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm?

d) Sau khi hoàn thành bài văn, em có thường kiểm tra lại hay không? Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a) Khi tạo nên các văn bản ấy, điều mà em nói luôn là một điều thật sự cần thiết.

b)  Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai. Vì việc đó sẽ giúp em dùng từ và có cách xưng hô thích hợp.

c) Em sẽ lập dàn ý trước khi viết bài. Việc lập dàn ý sẽ giúp bố cục theo sát yêu cầu và có trật tự hợp lý.

d) Sau khi hoàn thành bài văn, em sẽ đọc kiểm tra lại bài. Việc kiểm tra sẽ giúp em biết bài viết đã đạt yêu cầu về nội dung, hình thức chưa.

Câu 2: Có một bạn khi báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường đã làm như sau: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 46)

a) Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học thế nào và đạt được thành tích gì trong học tập.

b) Bạn luôn hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em (hoặc xưng con).

Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Theo em, bài báo cáo kinh nghiệm học tập bạn đó làm không phù hợp, nên điều chỉnh như sau:

  • a. Từ thực tế việc học tập của bạn để rút ra những kinh nghiệm giúp các bạn khác.
  • b. Chưa đúng đối tượng giao tiếp vì người mà bạn viết cho là học sinh chứ không phải thầy cô, cho nên bạn cần điều chỉnh hướng về các bạn học sinh.

Câu 3: Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 46)

a. Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?

b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy phải làm thế nào để có thể:

– Phân biệt được mục lớn và mục nhỏ?

– Biết được các mục ấy đã đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lý chưa?

Lời giải chi tiết:

– Dàn bài không bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không. Những câu đó không cần liên kết chặt chẽ với nhau về mặt từ ngữ nhưng nó phải liên kết với nhau về mặt nội dung.

– Để phân biệt được các mục lớn nhỏ, người lập dàn ý cần đánh kí hiệu (chữ số La Mã, các chữ cái thông thường, số,…)

– Để kiểm soát các mục ấy đã đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lý chưa khi trình bày cần cách xuống dòng, lùi vào dầu dòng cho thống nhất.

Câu 4: Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Để viết bức thư đó, em phải thực hiện những việc gì? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1-  trang 47)

Lời giải chi tiết:

– Định hướng văn bản:

  • Viết thư gửi cho bố.
  • Nói về sự ân hận của mình khi đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ.
  • Mong bố tha lỗi cho mình.

– Tìm ý, sắp xếp ý:

  • Cảm xúc khi đọc được bức thư của bố.
  • Tình cảm dành cho mẹ.
  • Sự ân hận của bản thân về lỗi lầm mà mình gây nên.
  • Hành động sửa lỗi lầm và lời hứa.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢNCâu 1: Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1-…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢNCâu 1: Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?  (SGK…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply