[SOẠN BÀI] PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (TIẾP THEO)

[ad_1]

IBAITAP: Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Chúng được biểu hiện qua dạng nào? Cùng ibaitap tìm hiểu qua bài học “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” hôm nay nhé.

Câu 1: (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 127)

a. Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

b. Theo anh (chị), ghi nhật kí có lợi ích gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?

Lời giải chi tiết:

a. Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là:

– Tính cụ thể gồm:

  • Thời gian, địa điểm: đây là đặc trưng chung khi viết nhật kí. 
  • Người nói và mục đích nói.
  • Cách diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ và lời tự trách.

  – Tính cảm xúc gồm: 

  • Giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại, tương lai và đôi khi là giọng trách móc, giục giã.

– Tính cá thể:

  • Có giọng điệu riêng của nhật kí gồm có nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm, qua giọng nói có thể thấy đây là giọng trẻ của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b. Theo em việc ghi nhật ký có thể giúp ta phát triển vốn ngôn ngữ nhất là vốn từ vựng và cách diễn đạt linh hoạt.

Câu 2: Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao dưới đây. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 127)

Lời giải chi tiết:

– Từ ngữ xưng hô phổ biến trong giao tiếp đời thường như: ta, cô, anh, mình.

– Ngôn ngữ đối thoại thân mật và yêu thương.

– Thể thơ lục bát dễ nhớ, lời nói gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày nhưng cũng tế nhị và sắc sảo.

– Tính cảm xúc: hai bài ca dao đều thể hiện tình cảm và lời tỏ tình dí dỏm.

Câu 3: Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thoại hàng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 127)

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích trên là một đoạn trong sử thi, mặc dù đã mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có những điểm khác nhau sau:

  • Lời nói có tính điệp từ và điệp ngữ, mỗi câu văn đều có tính nhịp điệu mang đậm chất sử thi khác với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

⇒ Sự lặp lại của các yếu tố này giúp duy trì mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì không khí của sử thi. Nếu lược chúng đi thì đoạn sử thi trên không khác gì một đoạn thoại trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsCâu 1: (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 127)Câu 2: Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 127)Câu 2: Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply