[SOẠN BÀI] ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

[ad_1]

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

Câu 1: Trình bày các đặc trưng của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm, đoạn trích đã học).

a. Định nghĩa: Văn học dân gian là những tác phẩm do nhân dân sáng tác trong quá trình học tập và sinh hoạt. Nó mang tính thể, truyền miệng, nhằm phục vụ các sinh hoạt tinh thần của tầng lớp bình dân trong xã hội.

b. Đặc trưng của văn học dân gian và tác phẩm chứng minh là:

  • Tính truyền miệng: là hình thức nói trên phương diện sáng tác, ngôn ngữ nói khác với ngôn ngữ viết. Tác phẩm tiêu biểu như: Tiễn dặn người yêu, An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, Sử thi Đăm Săn. 
  • Tính tập thể: là tác phẩm của nhiều người, trong quá trình sáng tác những người tham gia có thể thêm bớt và tập hợp lại thành một bài hoàn chỉnh vì vậy nó mang phong cách tập thể. 
  • Tính thực hành: là tác phẩm dùng để phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt của cuộc sống cộng đồng.

Câu 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại gì? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: sử thi (sử thi anh hùng), truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ (dẫn chứng bằng các tác phẩm đã học). Lập bảng tổng hợp các thể loại theo mẫu dưới đây.

a. Bảng hệ thống tổng hợp các thể loại:

b. Đặc trưng của một số thể loại chính:

Câu 3: Lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu:

Câu 4 :

a. Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận của những con người ấy hiện lên như thế nào, bằng những so sánh, ẩn dụ gì?

b. Nêu những biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao.

Lời giải chi tiết: 

a, 

– Ca dao than thân thường là lời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Thân phận của họ bị phụ thuộc và bị xem thường bởi những thế lực khác trong xã hội.

  • Người phụ nữ bị phụ thuộc, không thể tự quyết định được hạnh phúc của mình. Những giá trị của người phụ nữ không được biết đến.
  • Ca dao thường sử dụng các hình ảnh so sánh cùng ẩn dụ để nói về thân phận,và số kiếp của người phụ nữ.

– Ca dao yêu thương tình nghĩa thường đề cập tới tình yêu cùng sự thủy chung và nỗi nhớ, ước mong được gặp nhau của đôi lứa:

  • Nó được thể hiện qua các hình ảnh so sánh và ẩn dụ như: khăn tay, ngọn đèn, cây cầu, con thuyền, gừng cay- muối mặn…

– Ca dao hài hước là tiếng cười tự trào dùng để thể hiện sự lạc quan yêu đời của người dân lao động. Hoặc là tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

b. Những biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong ca dao là: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói ngược và tương phản.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG 

Câu 1: (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 101)

a. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là gì?

b. Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như thế nào?

Lời giải chi tiết: 

a. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là:

  • Miêu tả bằng những hình ảnh so sánh như: “Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc……
  • Sử dụng các hình ảnh phóng đại như: Khi chàng nhảy múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung……
  • Thủ pháp trùng điệp ở nội dung và cách thức thể hiện. Những hành động và đặc điểm của Đăm Săn được luyến láy nhiều lần để tạo nên sự kì vĩ và lớn lao. Ví dụ như: “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”…..
  • Sử dụng các yếu tố kì ảo như sự xuất hiện của ông Trời.

b. Nhờ những biện pháp nghệ thuật đặc trưng ấy đã góp phần tạo nên âm hưởng hào hùng cùng vẻ đẹp rực rỡ trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng. Nó cũng làm vẻ đẹp của người anh hùng sử thi được lý tưởng hóa hơn.

Câu 2: Căn cứ vào bi kịch Mị Châu – Trọng Thủy hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu dưới đây. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết:

Câu 3: Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm rõ đặc sắc nghệ thuật của truyện là sự chuyển biến hình tượng nhân vật Tấm. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết: 

Đặc sắc nghệ thuật trong truyện Tấm Cám đó là sự chuyển hóa liên tục của Tấm từ yếu đuối bị động cho đến sự chủ động đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc của mình. Điều đó được thể hiện rõ qua hai giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Tấm là cô gái nhỏ bé yếu đuối, luôn bị động và bị áp bức. Tấm vượt qua được đều là nhờ sự giúp đỡ của Bụt.
  • Giai đoạn sau: Tấm đã chủ động và kiên quyết đấu tranh để giành lại sự sống và hạnh phúc của mình. Điều đó được thể hiện qua các lần hóa thân của nàng. 

⇒ Có lẽ ngay từ đầu Tấm chưa ý thức được thân phận cũng như các mâu thuẫn chưa đến mức căng thẳng và nàng còn nhận được sự giúp đỡ của Bụt nên còn thụ động. Về sau những mâu thuẫn đã trở nên quyết liệt hơn buộc Tấm phải đấu tranh giành lại hạnh phúc của mình. Sự phát triển ấy đã cho ta thấy sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của thế lực thù địch, đó là sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống. 

Câu 4: Lập bảng ghi nội dung các truyện cười đã học theo mẫu. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 102)   

Lời giải chi tiết:

Câu 5: (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 102)

a. Điền tiếp vào sau các từ “Thân em như… ” và “Chiều chiều… “để thành những bài ca dao trọn vẹn. Mở đầu các bài ca dao theo cách lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe (đọc)?

Lời giải chi tiết: 

a. Bài ca dao hoàn chỉnh là:

– Thân em như tấm lụa điều

 Đã đông kẻ chuộng lại nhiều kẻ ưa

– Thân em như miếng cau khô

Người khôn tham mỏng, người thô tham dày

– Thân em như tấm lụa đào

Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai

– Chiều chiều ra đứng bờ sông

Muốn về với mẹ mà không có đò

– Chiều chiều chim rét kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

– Chiều chiều ra đứng lầu tây

Thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng…

⇒ Việc mở đầu bài ca dao theo cách lặp lại như vậy có tác dụng tạo ra thói quen giúp người đọc người nghe dễ tiếp nhận.

b. Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu (giải thích lý do và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng).

Lời giải chi tiết: 

Các hình ảnh so sánh là: thân em- củ ấu gai, thân em- giếng giữa đàng

Các hình ảnh ẩn dụ là: ta – sao Vượt, mặt trăng- Mặt trời, sao hôm- sao mai

⇒ Nhân dân ta lấy các hình ảnh so sánh và ẩn dụ này vì nó là những hình ảnh rất quen thuộc và thực tế trong lao động sản xuất thường ngày. Việc sử dụng chúng giúp tình cảm của người dân được diễn tả một cách kín đáo, sâu sắc, tinh tế và đậm đà tính dân tộc.

c. Tìm thêm một số câu ca dao nói về: 

– Chiếc khăn, chiếc áo. 

– Nỗi nhớ của những lứa đôi đang yêu.

– Biểu tượng cây đa, bến nước- con thuyền, gừng cay-  muối mặn.

Lời giải chi tiết: 

– Cây đa bến nước: 

“Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ, con đò khác đưa”

– Gừng cay – muối mặn:

“Tay nâng chén muối, đĩa gừng

Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau.”

d. Tìm thêm một số câu ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.

Lời giải chi tiết: 

Còn duyên, anh cưới ba heo

Hết duyên, anh cưới con mèo cụt đuôi.

Câu 6: Tìm một vài bài thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 102)

Lời giải chi tiết: 

– Văn học trung đại: Thơ của Hồ Xuân Hương. 

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước)

– Văn học hiện đại: Bài thơ Bài ca xuân 68 của nhà thơ Tố Hữu:

“Hoan hô Anh giải phóng quân

Kính chào Anh, con người đẹp nhất!

Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất

Sống hiên ngang, bất khuất trên đời

Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi

– Ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. NỘI DUNG ÔN TẬPCâu 1: Trình bày các đặc trưng của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm, đoạn trích đã học).Câu…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. NỘI DUNG ÔN TẬPCâu 1: Trình bày các đặc trưng của văn học dân gian (minh họa bằng các tác…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply