[SOẠN BÀI] NÓI QUÁ | Soạn Văn 8

[ad_1]

IBAITAP: Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng đã nghe đến hoặc bắt gặp biện pháp nói quá này trong các tác phẩm văn học hay thậm chí là cả trong cuộc sống thường ngày. Vậy như thế nào là nói quá? Cách sử dụng nó như thế nào? Hãy cùng ibaitap đến với bài học “Nói quá”  nhé.

I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ

Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi.

– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

– Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

(Ca dao)

1. Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng , Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không ? Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì?

2. Cách nói như vậy có tác dụng gì?

Lời giải chi tiết:

1.

Nói “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối”,  “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là quá sự thật. Nó là sự phóng đại mức độ với tính chất nội dung nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” thể hiện ngụ ý ban đêm vào tháng năm rất ngắn còn ban ngày vào tháng mười thì lại rất ngắn. Câu “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” thể hiện ngụ ý người nông dân lao động rất vất vả.

2.

Cách nói quá trong các trường hợp trên nhằm mục đích tăng giá trị biểu cảm.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 102)

a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Lời giải chi tiết:

a) Biện pháp nói quá là câu: “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

  • Nó nhấn mạnh vai trò sức lao động của con người. Con người có thể tự cải tạo tự nhiên để mang lại nguồn sống.

b) Biện pháp nói quá là câu: “Em có thể đi lên đến tận trời”

  • Nó thể hiện sự khẳng định về sự không ngại khó, không ngại khổ.

c) Biện pháp nói quá là câu: “Thét ra lửa”

  • Nó thể hiện sự quyền lực có thế lực của bà cụ. 

Câu 2: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 102)

a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/

c) Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/

d) Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/

e) Bọn giặc hoảng hốt /…/ mà chạy.

Lời giải chi tiết:

Thứ tự các từ điền vào câu để tạo biện pháp tu từ nói quá là: 

a) “Chó ăn đá, gà ăn sỏi” 

b)  “Bầm gan tím ruột”

c) “Ruột để ngoài da”

d) “Nở từng khúc ruột”

e) “Vắt chân lên cổ”

Câu 3: Đặt câu với các thành ngữ  dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 102)

Lời giải chi tiết:

– Đặt câu với thành ngữ dùng biện pháp nói quá:

  • Xưa kia có nàng Điêu Thuyền mang vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
  • Xưa kia có câu nói “ Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn” nó như thể nói lên khi hai người chung sức đồng lòng có thể dời non, lấp biển.
  • Chúa đã nói rằng nếu có niềm tin ta có thể lấp biển vá trời.
  • Thánh Gióng mình đồng da sắt cưỡi ngựa đánh tan tác quân địch.
  • Có nát óc suy nghĩ cũng không hiểu được vì sao kế sách này có lổ hổng.

Câu 4: Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá: (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 103)

Lời giải chi tiết:

– Năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá là:

  • Xấu như ma.
  • Nhanh như chớp.
  • Dữ như cọp.
  • Khỏe như trâu.
  • Trắng như tuyết.

Câu 5: Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 103)

Lời giải chi tiết:

Chính Quốc là bạn thân nhất của tôi trong lớp. Trái ngược hoàn toàn với thân hình gầy gò đó là sức khỏe phi thường. Cậu ấy đá bóng rất giỏi những cú chuyền bóng và những bước chạy của cậu nhanh như chớp. Sau mỗi trận đấu Chính Quốc sẽ đến nhà tôi làm bài tập và kể với tôi về trận đấu của cậu ấy. Tôi rất yêu quý Chính Quốc và trân trọng tình bạn đẹp này.

Câu 6: Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 103)

Lời giải chi tiết:

– Sự giống nhau giữa biện pháp tu từ nói quá với nói khoác là:

  • Đều là nói phóng đại và là những điều không có thật.

– Sự khác nhau giữa biện pháp tu từ nói quá với nói khoác là:

  • Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, tăng sức biểu cảm và khẳng định một sự vật, sự việc.
  • Nói khoác là để phô trương khoe khoang những điều không đúng sự thật.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁII. LUYỆN TẬPCâu 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁII. LUYỆN TẬPCâu 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply