[SOẠN BÀI] NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

[ad_1]

IBAITAP: Những câu hát châm biếm là những câu hát như thế nào? Nó dùng để làm gì? Những nghệ thuật đặc sắc của những câu hát được tác giả của chúng dùng ra sao?  Hãy cùng ibaitap đến với bài học hôm nay để hiểu rõ hơn về những câu hát châm biếm nhé.

Câu 1: Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 52)

Lời giải chi tiết:

– Bài 1 “giới thiệu” về chân dung của “chú tôi” với những nét giễu cợt, mỉa mai như nghiện rượu, nghiện chè đậm, lười biếng và không muốn làm việc.

– Bài này châm biếm hạng người có nhiều tật đã rượu chè còn lười biếng.

Câu 2: Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 52)

Lời giải chi tiết:

– Bài 2 nhại lời của thầy bói nói với cô gái. Lời nói của thầy bói là điều hiển nhiên (kiểu nói nước đôi). Lời nói vô nghĩa dùng để lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin.

– Bài ca dao dùng để phê phán những kẻ hành nghề mê tín, lừa lọc và lợi dụng sự non dạ của người khác. Nó cũng dùng để châm biếm những người mê tín mù quáng, thiếu hiểu biết.

– Bài ca dao có nội dung tương tự như bài ca dao trên:

Bói cho một quẻ trong nhà

Con heo bốn cẳng, con gà hai chân.

Số thầy là số lôi thôi

Quanh năm lận đận, cạy nồi vét xoong.

Số thầy là số long đong

Quanh năm thầy chỉ đoán non đoán già

Câu 3: Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài ca dao này phê phán, châm biếm cái gì?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 52)

Lời giải chi tiết:

– Mỗi con vật trong bài 3 tương ứng với một kiểu người:

  • Con cò: gợi ra hình ảnh người nông dân.
  • Cà cuống: tượng trưng cho những kẻ có thế lực, tai to mặt lớn.
  • Chim ri, chào mào: tượng trưng cho cai lệ, lính lệ.
  • Chim chích: tượng trưng cho hình ảnh những anh mõ làng.

– Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” gợi sự lí thú:

  • Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động.
  • Mỗi một con vật đều có những hành động và đặc trưng riêng chúng đúng với hạng người mà nó cần đóng vai.
  • Ý nghĩa phê phán, châm biếm trở nên sâu sắc, kín đáo.

–  Cảnh tượng trong bài không phù hợp với đám tang.

– Bài ca dao phê phán hủ tục ma chay rườm rà vô lý làm khổ người dân.

Câu 4: Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 52)

Lời giải chi tiết:

– Bài 4 chân dung “cậu cai” được miêu tả như sau:

  • Cậu cai là lính và là người có “quyền hành”.
  • Cậu cai cố làm thêm ra dáng.
  • Quyền hành của cậu cai chỉ là sự khoe khoang và cố làm ra vẻ bên ngoài để lòe đời bịp người.

– Nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này thể hiện như sau:

  • Gọi anh cai lệ là “cậu cai” vừa như để lấy lòng nhưng thực chất là xếp anh vào hạng trai lơ để mỉa mai một cách kín đáo.
  • Cách định nghĩa về cậu cai là sự mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ lố lăng, khoe mẽ, thảm hại
  • Dùng nghệ thuật phóng đại muốn nói lên sự thảm hại không có quyền hành gì của cậu cai.

Luyện tập

Câu 1: Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao, em đồng ý với ý kiến nào? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 53)

Sự giống nhau của các bài ca dao trên, em đồng ý với ý kiến: Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.

Câu 2: Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 53)

– Những câu hát châm biếm nói trên và truyện cười dân gian đều giống nhau là: 

  • Đều lấy thói hư xấu của người đời để chê cười, châm biếm.
  • Đều dùng nghệ thuật phóng đại để nói lên sự mâu thuẫn của sự việc

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsCâu 1: Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply