[SOẠN BÀI] LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

[ad_1]

IBAITAP: Cùng ibaitap đến với bài học “Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận” để nắm chắc hơn cách đưa yếu tố biểu cảm vào một bài văn nghị luận.

Câu 1: Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào? (SGK  Ngữ Văn 8 tập 2- trang 108)

a) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta hiểu biết nhiều hơn và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước.

b) Những chuyến tham quan, du lịch mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở.

c) Những chuyến tham quan, du lịch khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.

d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.

e) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta tăng cường sức khỏe.

Lời giải chi tiết: 

– Cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự trên còn lộn xộn, chưa hợp lí vì đây chỉ là liệt kê luận điểm chứ chưa phải sắp xếp. Có thể sắp xếp các ý đã có và bổ sung thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau:

Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn: Lợi ích của những chuyến tham quan và du lịch đối với học sinh.

Thân bài: Nêu những luận điểm và lập luận để khẳng định lợi ích của việc tham quan, du lịch. 

  • Mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi cá nhân (hiểu cụ thể và sâu sắc hơn những điều đã được học trong nhà trường, hiểu thêm về những điều chưa được nói đến trong sách vở và chưa được nghe từ các thầy cô trên lớp).
  • Bồi dưỡng tình cảm (hiểu và thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước. Biết thêm về những vẻ đẹp của lao động và sáng tạo đồng thời nhận biết rõ trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ danh lam thắng cảnh). 
  • Hình thức vui chơi giải trí bổ ích (giúp con người ta thư giãn đem lại nhiều niềm vui cho mọi người, giảm bớt căng thẳng sau những ngày học tập vất vả).
  • Giúp tăng cường sức khỏe cho mọi người.

Kết bài: Khẳng định lợi ích to lớn mà tham quan du lịch mang lại đối với học sinh và bản thân.

Câu 2: Hãy trình bày các luận điểm đó cho có sức truyền cảm bằng việc thực hiện các bài tập sau: (SGK  Ngữ Văn 8 tập 2- trang 108)

a. Tham khảo đoạn văn sau và tìm những gợi ý cho em về việc đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.

Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn!

(Ru-xô, Đi bộ ngao du)

b. Nếu phải trình bày luận điểm “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui”, hãy cho biết:

– Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?

– Theo em, đoạn nghị luận dưới đây đã thể hiện được hết cảm xúc ấy chưa?

Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan, du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Chắc các bạn vẫn chưa quên lần cả lớp đến tham quan vịnh Hạ Long. Hôm ấy không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt cả một cảnh trời biển, núi non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Lệ Quyên lúc đầu vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia đã tan đi hẳn, như có một phép màu. Niềm sung sướng ấy không thể có khi chúng ta suốt năm chỉ quanh quẩn trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc.

Lời giải chi tiết: 

a. Sau khi nêu lên ý chính Ru-xô đã vận dụng cả phương thức trực tiếp và gián tiếp để đưa các yếu tố biểu cảm vào bài.

  • Trực tiếp biểu lộ cảm xúc qua các cụm từ.
  • Gián tiếp nêu lên các yếu tố đối lập.

b. Luận điểm gợi cho em cảm xúc:

  • Muốn được hít thở bầu không khí trong lành, thoáng đãng.
  • Muốn được khám phá thế giới và tìm hiểu thêm về những vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
  • Niềm vui khi được hòa nhập với thiên nhiên với xã hội và khát vọng được cống hiến cho Tổ quốc. 

⇒ Những cảm xúc đã được thể hiện khá rõ trong đoạn trích qua nhiều thủ pháp và nổi bật nhất là thủ pháp miêu tả, kể chuyện đan xen, phối hợp với giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nhưng khi viết một bài văn thì mỗi người đều có một giọng điệu và một cách viết riêng, chính vì vậy có thể thêm các yếu tố biểu cảm hoặc thay đổi trật tự câu sao cho phù hợp với cách cảm nhận và cách nghĩ của mình.

Câu 3: Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tiếp tục tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề bài: “Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh,… đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước”. (SGK  Ngữ Văn 8 tập 2- trang 108)

Lời giải chi tiết:

Mỗi một bài thơ là dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mỗi bức tranh là một nét chấm phá riêng, nhưng nó luôn thể hiện được tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên, đặc biệt hơn nữa đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm và qua những hình ảnh thiên nhiên.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

(Cảnh khuya)

Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, chúng được cảm nhận dưới con mắt của một con người lạc quan, và ẩn dưới đó là một tinh thần yêu nước sâu sắc: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

“Muốn đạp tan phòng hè ôi” – Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cảnh tù túng, để đến với tự do, muốn sống và chiến đấu hết mình vì Tổ quốc. Sự ngột ngạt trong cảnh tù túng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng mà trước đó là cả một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yêu thiên nhiên và muốn mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng của người chiến sĩ cách mạng. 

Và cuối cùng hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu thơ của Tế Hanh qua bài thơ Quê hương. Ông yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh của con người vùng biển chất phác, tình cảm ấy thấm dần vào trong tư tưởng của nhà thơ và giờ ta có thể cảm nhận được vương vấn đâu đó trong thơ của Tế Hanh chính là chất muối mặn nồng tình người của người dân vùng biển.

Thiên nhiên chính là tình yêu quê hương đất nước, nó sẽ mãi là chủ đề mới trong mỗi bài thơ được viết nên. 

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsCâu 1: Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? Vì sao?…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply