[Soạn bài]: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại

[ad_1]

Ibaitap: Qua bài Soạn bài: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại cùng ôn lại nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật các bài thơ và các tác phẩm truyện hiện đại.

Câu 1(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 203)

Lời giải tham khảo:

Câu 2(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 203)

Lời giải tham khảo:

Câu 3(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 203)

Lời giải tham khảo:

– Những nét nổi bật trong tính cách của ông Hai:

  • Ông Hai là người hay khoe làng, tự hào về làng chợ Dầu quê ông.
  • Khi hay được tin làng chợ Dầu thành Việt gian theo tây, ông cảm thấy đau đớn, tủi nhục, ám ảnh nặng nề. 

– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai:

  • Nhà văn đặt nhân vật ông Hai vào tình huống thử thách gay cấn để bộc lộ tâm trạng, sự tủi nhục và nỗi ám ảnh của nhân vật.
  • Ngôn ngữ của nhân vật giàu tính khẩu ngữ, mang tính sinh động, thể hiện cá tính nhân vật.

Câu 4(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 203)

Lời giải tham khảo:

– Vẻ đẹp trong lối sống,  tâm hồn và cách suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”:

  • Lối sống của anh thanh niên: yêu quý con người, hết lòng với mọi người xung quanh, có trách nhiệm với công việc, sống giản dị trong đời sống thường nhật.
  • Tính cách anh thanh niên: chân thật, hồn hậu, trong sáng.
  • Những suy nghĩ của anh thanh niên thể hiện một lối sống khiêm nhường, quý trọng lao động và tràn đầy lòng tin yêu đối với cuộc sống.

Câu 5(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 203)

Lời giải tham khảo:

Nhân vật Bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà:

  • Là một cô bé hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ và ngang bướng, có tính cách riêng của mình.
  • Hết lòng thương yêu cha mình.

Tình cha con trong chiến tranh là thứ tình cảm sâu nặng, điều này được thể hiện qua việc ông Sáu giữ gìn nâng niu lời hứa với bé Thu trước khi về chiến khu, ông Sáu giữ lời hứa làm cho con cây lược ngà.

Câu 6(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 203)

Lời giải tham khảo:

Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí’, mang một vẻ đẹp bình dị mà cao cả của những anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp:

  • Có xuất thân từ những vùng quê nghèo khó trên mọi miền tổ quốc, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân để gia nhập quân đội.
  • Là những người lính đoàn kết, chia sẻ, yêu thương đồng đội của mình trong mọi hoàn cảnh.
  • Can trường, dũng cảm đối mặt trước mọi hiểm nguy.

Những người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thì vẻ đẹp của chàng trai cách mạng có tư thế hiên ngang, mang tinh thần dũng cảm và xem thường hiểm nguy:

  • Là những người lính cách mạng có tâm hồn sôi nổi, yêu đời, lạc quan trước mọi hoàn cảnh.
  • Có ý chí và tinh thần chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 7(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 203)

Lời giải tham khảo:

Tình yêu nước và sự gắn bó của người mẹ anh hùng Tà ôi được biểu hiện tinh tế và thấm nhuần trong lời hát ru đứa con:

  • Tình thương dành cho con gắn liền với tình thương mẹ dành bộ đội, buôn làng, quê hương đang bị giặc xâm lược.
  • Mẹ mong có gạo, bắp để nuôi bộ đội, mong con lớn khôn để trở thành chàng trai giỏi lao động, hết mình vì tổ quốc.
  • Tình yêu thương con của người mẹ còn gắn liền với tình yêu buôn làng, với quê hương, với đất nước đang trong kháng chiến.
  • Người mẹ kiên cường chiến đấu vì độc lập, tự do, vì bản thân, vì đứa con và vì đất nước.

Câu 8(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 203)

Lời giải tham khảo:

Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ “Đồng chí”, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ chân thực, chi tiết sinh động, với ngôn ngữ vô cùng giản dị và cô đọng giàu sức biểu cảm.

– Bút pháp xây dựng hình ảnh trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:

  • Giọng điệu tươi vui, sôi nổi mang hiệu ứng làm nổi bật khung cảnh biển và ngư dân lao động.
  • Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê thể hiện niềm vui của người lao động.

– Bút pháp xây dựng hình ảnh trong bài thơ “Ánh trăng”:

  • Là sự kết hợp hài hòa giữa tự sự với trữ tình.
  • Bài thơ như một lời tâm tình tha thiết của tác giả, nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi thì trầm lắng suy tư.

Câu 9(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 203)

Lời giải tham khảo:

Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo ở bài thơ “Đồng chí” là biểu tượng bắt đầu từ hình ảnh thực tế: Đó là hình ảnh những người lính đứng bên cạnh nhau chờ phục kích giặc, trên trời là ánh trăng đang sáng tỏ.

Hình ảnh đầu súng trăng treo của bài thơ là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn:

  • Súng là hiện thực của cuộc chiến đầy gian khổ, nguy khó.
  • Trăng là ước mơ của hòa bình, là niềm tin chiến thắng, tự do, đây cũng là biểu tượng đồng hành cùng lời tâm sự của tác giả.

→ Đó chính là những nét phẩm chất cao cả của tâm hồn của người lính, cũng có thể xem như là biểu tượng của thơ ca kháng chiến.

[ad_2]

Related Posts

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 203)Lời giải tham khảo:Câu 2(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply