[SOẠN BÀI] CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ

[ad_1]

IBAITAP: Tại sao phải chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự? Chúng có tác dụng như thế nào? Cùng ibaitap tìm hiểu bài học “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự” hôm nay nhé.

I. KHÁI NIỆM.

Tham khảo SGK văn 10 tập 1- trang 61.

II. CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU

1. Đọc truyện “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy’, trả lời các câu hỏi. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 62)

a. Tác giả dân gian kể chuyện gì?

b. Theo anh chị, có thể coi sự việc và các chi tiết trên là những sự việc, chi tiết tiêu biểu không, vì sao?

Lời giải chi tiết: 

a. Tác giả dân gian kể về chuyện:

  • Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta.
  • Tình nghĩa vợ chồng.
  • Tình cha con. 

b. Theo em có thể coi những sự việc và chi tiết trên là những sự việc và chi tiết tiêu biểu vì hai chi tiết mở ra bước ngoặt, sự việc và tình tiết mới. Nếu thiếu chúng câu chuyện sẽ dùng lại và kém ý nghĩa hơn. Nếu không có chi tiết Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng của Mị Châu thì câu chuyện sẽ giảm mất sự hấp dẫn.

2. Chọn kể một vào chi tiết về người con trai của lão Hạc. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 62)

Lời giải chi tiết: 

Có thể kể các chi tiết:

– Khi anh con trai về và nghe ông Giáo kể về cha của mình:

  • Lão Hạc đã đau khổ khi bán đi cậu Vàng.
  • Lão phải ăn củ chuối và sung luộc để sống qua ngày. 
  • Lão Hạc gửi ông giáo tiền để lo ma chay cho chính mình.
  • Lão chết một cách đầy đau đớn và đầy tự trọng.
  • Ông giáo nghẹn ngào trao lại kỷ vật cho anh con trai.

– Anh con trai đi viếng mộ của cha cùng với ông Giáo.

  • Kể cho cha nghe về những năm tháng vất vả ở đồn điền cao su.
  • Hối hận vì khi đó đã bỏ nhà ra đi.

– Anh con trai gửi lại ông giáo những di vật của lão Hạc và ra đi.

  • Cảm ơn ông giáo đã quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ cha mình.
  • Nói với ông giáo rằng anh đã giác ngộ và giờ đây là một người cách mạng.
  • Xin ông giáo giữ gìn hộ những kỷ vật của cha để tiếp tục lên đường chiến đấu.
  • Hứa rằng sẽ trở về.

3. Từ những việc làm trên, anh (chị) hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 62)

Lời giải chi tiết: 

Cách chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu để kể trong bài văn tự sự là:

  • Xác định rõ đề tài của văn bản.
  • Dự kiến cốt truyện. (Cốt truyện truyền thống hay cốt truyện phóng khoáng hiện đại).
  • Phân chia cốt truyện thành các đoạn, ở mỗi đoạn chọn một số sự việc và chi tiết nổi bật.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Đọc văn bản: Hòn đá xù xì và trả lời câu hỏi. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 64)

a. Khi kể chuyện này, có người định bỏ sự việc hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống. Theo anh (chị), làm như thế có được không? Vì sao?

b. Từ đó anh (chị) rút ra bài học gì về cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn tự sự.

Lời giải chi tiết: 

a. Theo em không thể bỏ sự việc “hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ trên vũ trụ xuống” vì nó là một chi tiết quan trọng. Nó có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết đoạn. Nếu bỏ đi chi tiết này thì người làng cùng đám trẻ sẽ không bao giờ nhận ra vẻ đẹp của hòn đá ấy, chắc hẳn nó vẫn sẽ cứ nằm im đấy xấu xí, xù xì và vô dụng. Sự việc này đã làm thay đổi tình tiết của truyện và tạo nội dung tư tưởng cho bài văn.

b. Từ đó em rút ra được bài học khi lựa chọn các sự việc và chi tiết tiêu biểu để kể hoặc viết cần lựa chọn và cân nhắc kỹ càng. Những sự việc và chi tiết được chọn phải đảm bảo được yêu cầu về sự quan trọng và nổi bật, phải góp phần dẫn dắt tô đậm được tính cách của các nhân vật và tạo ra sự hấp dẫn, tập trung và chủ đề của bài văn.

Câu 2: Đọc đoạn “Uy-lít-xơ trở về” và thực hiện các yêu cầu. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 64)

– Hô-me-rơ kể chuyện gì?

– Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn một sự việc quan trọng, đó là sự việc nào? Có thể coi đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện không? Vì sao?

Lời giải chi tiết: 

– Hô-me-rơ đã kể về cuộc gặp mặt của Uy-lít-xơ và vợ sau hai mươi năm xa cách.

– Ở phần cuối của đoạn trích tác giả đã chọn sự việc quan trọng là: Hô-me-rơ tưởng tượng ra cảnh “người đắm tàu” để so sánh với tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp khi nhận ra chồng mình. Đây là một thành công trong kể chuyện của Hô-me-rơ vì chi tiết này đã lột tả được tâm trạng và bản chất của Pê-nê-lốp gây được xúc động mạnh mẽ cho người đọc.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. KHÁI NIỆM.II. CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU1. Đọc truyện “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy’, trả lời các câu hỏi….

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. KHÁI NIỆM.II. CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU1. Đọc truyện “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy’,…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply