[SOẠN BÀI] CA DAO THAN THÂN VÀ CA DAO YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA

[ad_1]

Câu 1: Bài 1,2. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 84)

a. Hai lời than thân đều mở đầu bằng Thân em như … với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?

b. Anh chị cảm nhận được nỗi đau gì qua mỗi hình ảnh. Trong nỗi đau đó ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì và nó được ẩn chứa trong lời than thân như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a. Hai lời than thân đều mở đầu bằng “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi có thể xác định đây là lời thân của những cô gái đang đến độ xuân thì. Tuy họ có phẩm chất đẹp nhưng vẻ đẹp ấy của họ lại không được nâng niu, trân trọng. Họ không thể tự quyết định hạnh phúc và tương lai của mình, những cô gái luôn khát khao và mong chờ nhưng vẫn phải phó mặc cuộc sống của mình cho số phận.

b.

– Bài 1: Thể hiện nỗi đau của người con gái đẹp nhưng không biết sẽ lấy phải người chồng như thế nào. Đây là nỗi đau của những con người rẻ rúng bị coi như món hàng đem ra mua bán đổi chác. Trong câu ca dao nét đẹp của người con gái mang màu sắc rất sang trọng, cao quý. 

Bài 2: Thể hiện nỗi đau của người con gái vì không được đánh giá đứng mực vì bên ngoài xấu xí. Sự trái ngược giữa hình thức và nội dung đã khiến cô gái bị hiểu lầm. Bài ca dao chủ yếu nhấn mạnh về vẻ đẹp nội tâm của cô gái.

Câu 2:  Bài 3. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 84)

a. Cách mở đầu bài ca dao này khác gì với hai bài ca dao trên? Anh (chị) hiểu từ “ai” trong câu “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!” như thế nào?

b. Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung. Điều đó được nói lên bằng hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người.

c. Phân tích để làm rõ vẻ đẹp câu thơ cuối “ Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”.

Lời giải chi tiết:

a. Từ “ai” là đại từ phiếm chỉ dùng để chỉ các thế lực ép gả hoặc ngăn cản tình yêu của đôi nam nữ xuất hiện nhiều lần. Gợi lên sự trách móc, xót xa và ngậm ngùi.

b. Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung điều đó được tác giả khẳng định qua các cặp câu ẩn dụ. Sao Hôm, sao Mai, mặt Trăng – mặt Trời đây là hình ảnh để chỉ hai người vừa đôi phải lứa. Ngoài ra còn có những hình ảnh so sánh như “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” ý muốn nói duyên tuy không thành nhưng lòng người vẫn sẽ đơn phương chờ đợi và mong ngày gặp lại. 

– Tác giả sử dụng hình ảnh thiên nhiên vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người vì chúng là hình ảnh thân thuộc, gắn bó với cuộc sống nên dễ đi vào lòng người. Điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật này đó là tính bền vững không thay đổi trong quy luật của nó để khẳng định sự thủy chung son sắt của lòng người. Đó chính là chủ ý của tác giả dân gian. 

c. Câu thơ cuối có ý nghĩa là: Dù mình không còn nhớ đến ta nữa thì ta vẫn đứng chờ đợi tình yêu của mình không thay đổi. 

– Câu thơ như một lời khẳng định về tình nghĩa thủy chung son sắt cùng ý chí quyết tâm vượt qua những rào cản của tình yêu. Nó cũng như lời nhắn nhủ với tình bạn và đồng thời cũng là khát khao mong tình yêu được cập bến bờ hạnh phúc.

Câu 3: Bài 4: Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung –  nhất là thương nhớ người yêu – vậy mà trong bài ca dao này, nó lại được diễn tả một các cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo hiệu quả nghệ thuật như thế nào? (phân tích thêm cách gieo vần trong thể thơ bốn tiếng của bài ca dao? (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 84)

Lời giải chi tiết:

Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng của chúng là:

a. Ẩn dụ cùng hoán dụ:

  • Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng cùng tình cảm của cô gái tới chàng trai. Ngoài ra chiếc khăn còn như là hiện thân của cô gái.
  • Đôi mắt là phép hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.

b. Phép lặp:

  • Cụm từ “Khăn thương nhớ ai” được lặp nhiều lần để nhấn mạnh và tô đậm thêm nỗi nhớ.
  • Nỗi nhớ ấy có nhiều trạng thái và cung bậc khác nhau.

c. Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai- khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt?/ Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên? thể hiện tình cảm cùng sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động và mọi khung cảnh.

d. Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng có tác dụng như thôi thúc và diễn tả tâm trạng bồn chồn. Sự kết hợp với câu lục bát càng làm sự mong ngóng và trông chờ tới khắc khoải của người con gái thêm nổi bật.

Câu 4: Bài 5: Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật này. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 84)

Lời giải chi tiết:

– Chiếc cầu là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết giữa khoảng cách tình cảm của con người với con người.

  • Chiếc cầu- dải yếm là một hình tượng độc đáo và kỳ lạ trong ca dao. Nó thể hiện được khát vọng và tình cảm mặn nồng của nam nữ
  • Chiếc cầu còn phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi và đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.

– Bài ca dao có hình ảnh chiếc cầu có ý nghĩa tương tự là:

   Ước gì sông rộng một gang

Để em ngắt ngọn mồng tới bắc cầu

Câu 5: Bài 6: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm mà hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối gừng để minh họa. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 84) 

Lời giải chi tiết:

a. Khi nói đến tình nghĩa giữa con người, ca dao dùng hình ảnh muối – gừng vì đây là những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc mang tình truyền thống trong ca dao. Gừng và muối là những gia vị trong bữa ăn thường ngày, gừng có vị cay nồng nhưng thơm còn muối thì có vị mặn đậm đà. Từ ý nghĩa ấy chúng đã được chọn để biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống – tình nghĩa thủy chung gắn bó sắt son.

b. Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của gừng và muối trong bài ca dao:

  • Muối mặn, gừng cay là biểu trưng cho tình nghĩa mặn nồng.
  • Ba năm, chín tháng biểu trưng cho sự bền lâu và vĩnh cửu.
  • Ba vạn sáu ngàn ngày tức 100 năm là biểu trưng cho suốt cuộc đời và nó cũng có nghĩa là vĩnh hằng.

⇒ Bài ca dao là những câu hát về tình nghĩa thủy chung nhưng nó hướng nhiều hơn đến tình nghĩa vợ chồng. Những người đã chung sống với nhau và cùng nhau trải qua những ngày tháng gừng cay – muối mặn.

– Những câu ca dao sử dụng hình ảnh gừng và muối là:

Tay bưng đĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn, xin đừng bỏ nhau

Tay bưng đĩa muối sàng rau

Căn duyên ông trời định, bỏ nhau sao đành

Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó có gì khác với nghệ thuật thơ trong văn học viết? (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 84) 

Lời giải chi tiết:

a. Những biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong ca dao là: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và nói quá.

b. Những biện pháp nghệ thuật trong ca dao là lấy những sự vật gần gũi với đời sống của người lao động để gọi tên và sao sánh còn trong văn học viết sử dụng những hình ảnh trang trọng và có những nét khó hiểu hơn. Một bên mang đậm chất dân gian còn một bên đậm chất bác học. 

Luyện tập

Câu 1: Tìm 5 bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…” (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 85)

Lời giải chi tiết: 

– Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào giếng nước, hạt ra ruộng cày.

– Thân em như miếng cau khô

Người khôn tham mỏng, người thô tham dày.

– Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

– Thân em như quế giữa rừng

Ong chưa dám đậu muỗi đừng vo ve

– Thân em như cái sập vàng

Lũ chúng anh như tổ ong tàn trời mưa…

Câu 2: Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn để thấy bài Khăn thương nhớ ai vừa nằm trong hệ thống vừa có vị trí đặc biệt, độc đáo riêng. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 85)

Lời giải chi tiết: 

– Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.

– Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsCâu 1: Bài 1,2. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 84)Câu 2:  Bài 3. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 84)Câu 3: Bài 4:…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Bài 1,2. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 84)Câu 2:  Bài 3. (SGK Ngữ văn 10 tập 1-…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply