[SOẠN BÀI] CA DAO HÀI HƯỚC

[ad_1]

IBAITAP: Như thế nào là ca dao hài hước? Những bài ca dao hài hước nhằm để nói đến đối tượng nào và phê phán những đối tượng nào? Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng là gì? Cùng ibaitap tìm hiểu bài học “Ca dao hài hước” hôm nay nhé.

Câu 1: Đọc bài ca 1 và trả lời các câu hỏi: (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 91)

– Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo.

– Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?

Lời giải chi tiết:

– Bài ca dao được đặt trong thể đối đáp giữa chàng trai và cô gái, họ đều đang nói đùa, nói vui nhưng cách nói lại giàu ý nghĩa về cuộc sống của con người. Khi trai gái lấy nhau mà hai gia đình ưng thuận thường có chuyện thách cưới và dẫn cưới, ở bài ca dao này cách dẫn cưới và thách cưới đều có cái không bình thường. Cả chàng trai và cô gái đều tập trung trào lộng cảnh nghèo của mình, tiếng cười tự trào có phần chua chát nhưng thể hiện tinh thần lạc quan, vui vẻ và rất hóm hỉnh của người lao động.

– Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu đều là nhờ những biện pháp nghệ thuật như nói quá, tương phản để tạo ra được tiếng cười giàu ý nghĩa.

Câu 2: Các bài: 2, 3, 4 tiếng cười trong những bài ca dao này có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 91)

Lời giải chi tiết:

– Tiếng cười ở các bài 2, 3, 4 là tiếng cười nhằm đả kích, châm biếm và phê phán xã hội, nó nhằm vào những thói hư tật xấu của một bộ phận người dân.

– Bài 2: Tiếng cười ở đây dùng để châm biếm những bậc nam nhi yếu đuối không đáng sức trai. Bài ca dao kết hợp giữa tương phản và cách nói ngoa dụ.

  • Tương phản: sức trai >< khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
  • Ngoa dụ: là cách nói phóng đại để tô đậm thêm hiện tượng châm biếm “khom lưng chống gối” ấy vậy mà chỉ để gánh “hai hạt vừng”.

– Bài 3: Đối tượng châm biếm trong bài ca dao là người chồng lười biếng, vô tích sự và không có chí lớn. Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tương phản và nói quá.

  • Tương phản: chồng người >< chồng em (vô dụng, bất tài)
  • Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” là hình ảnh tiêu biểu cho những người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó và ăn bám vợ.

– Bài 4: Đối tượng châm biếm là những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Bài ca dao sử dụng biện pháp nói quá cùng những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian. Sau tiếng cười hài hước, giải trí ấy tác giả vẫn muốn thể hiện lời châm biếm nhẹ nhàng tới loại phụ nữ vô duyên đỏng đảnh – một loại người không phải không có trong xã hội.

Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 91)

Lời giải chi tiết:

Những biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong ca dao hài hước gồm:

  • Tương phản đối lập và cường điệu phóng đại.
  • Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình và có giá trị khái quát cao.
  • Sử dụng ngôn ngữ đời thường nhưng thâm thúy, sâu sắc.
  • Có nhiều sự liên tưởng độc đáo, bất ngờ và lý thú.

Luyện tập

Câu 1: Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”, từ đó cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu và đáng trân trọng ở chỗ nào? (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 91)

Lời giải chi tiết:

Lời thách cưới của cô gái gợi cho em nụ cười cảm thương, vừa hài hước nhưng cũng vừa chua chát. Buồn thương cho sự nghèo khó của gia đình cô gái nhưng cũng rất trân trọng vì sự thông minh và khôn khéo của cô. Cô gái không hề mặc cảm với cái nghèo mà bằng lòng với nó. Lời thách cưới của cô gái chính là lời tự trào của những người lao động lạc quan và yêu đời.

Câu 2: Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà vặt, nghiện ngập rượu chè; tệ nạn tảo hôn,… (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 91)

Lời giải chi tiết:

Rượu chè cờ bạc lu bù 

Hết tiền, đã có mẹ cu bán hàng.

*

Bồng bồng cõng chồng đi chơi,

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.

Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng,

Để tôi tát nước, múc chồng tôi lên.

[ad_2]

Related Posts

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Đọc bài ca 1 và trả lời các câu hỏi: (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 91)Câu 2:…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply