[SOẠN BÀI] BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

[ad_1]

IBAITAP: Cùng ibaitap đến với bài học “Bức tranh của em gái tôi” hôm nay để hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện đồng thời nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.

I. CHUẨN BỊ

Câu 1: Truyện kể về việc gì? Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 66)

Lời giải chi tiết:

Truyện kể về người anh cùng cô em gái có tài hội hoạ, tấm lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp người anh nhận ra được phần hạn chế của chính mình. Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện là tại cuộc thi triển lãm tranh và người em đã giành được giải nhất.

Câu 2: Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính là người thế nào? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 66)

Lời giải chi tiết:

– Truyện có những nhân vật: người anh trai, em gái Kiều Phương, chú Tiến Lê, bố, mẹ.

– Nhân vật chính của truyện là người anh trai. Nhân vật chính đố kị với tài năng của em gái, tự ti bản thân và hối hận trước những gì mình đã làm.

Câu 3: Truyện kể theo ngôi kể thứ mấy và tác dụng của ngôi kể ấy? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 66)

Lời giải chi tiết:

– Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, việc lựa chọn ngôi kể rất phù hợp với chủ đề, dễ dàng bày tỏ được cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật chính. Hơn nữa nó giúp bày tỏ sự hối hận của người anh trai chân thành và đáng tin cậy hơn.

Câu 4: Truyện nêu lên vấn đề gì? Vấn đề ấy có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân em như thế nào? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 66)

Lời giải chi tiết:

Vấn đề mà truyện nêu lên là sự mặc cảm và tự ti trước thành công hay tài năng của người khác. Vấn đề này có sự liên quan đến cuộc sống hiện nay khi mà mọi người luôn so sánh lẫn nhau nhằm tự dìm bản thân mình xuống chứ không phải để nhận ra thiếu xót để tiếp tục phát triển. Cá nhân em thấy bản thân cần thay đổi và vượt qua sự tự ti đó để mình trở nên tốt hơn.

Câu 5: Đọc trước truyện Bức tranh của em gái tôi: tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Tạ Duy Anh. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 66)

Lời giải chi tiết:

– Tạ Duy Anh (09/09/1959) tên khai sinh là Tạ Viết Đăng quê ở Hoàng Diệu, Chương Mỹ Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Hiện nay ông là hội viên hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993 và công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ trong thời kì đổi mới.

– Các tác phẩm tiêu biểu của Tạ Duy Anh là: Bức tranh của em gái tôi, Dưới bàn tay vô hình, Vó ngựa trở về. Ông được giải nhì cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong cho câu truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi.

II. CÂU HỎI GIỮA BÀI 

Câu 1: Từ nhan đề và hình minh họa, em có thể đoán nội dung chính của truyện này nói về việc gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 67)

Lời giải chi tiết:

Từ nhan đề và hình ảnh minh hoạ em đoán nội dung chính của truyện nói về bức tranh của người em gái.

Câu 2: Người kể câu chuyện ở ngôi nào? Kể với ai? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 67)

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” và kể với mọi người.

Câu 3: Tại sao nhân vật “tôi” lại bí mật theo dõi em gái? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 67)

Lời giải chi tiết:

Nhân vật “tôi” bí mật theo dõi em gái vì nhân vật “tôi” nhận ra em gái đang chế tạo thuốc vẽ.

Câu 4: Phần (2) giúp người đọc hiểu ra điều gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 67)

Lời giải chi tiết:

Phần 2 đã giúp người đọc hiểu cô bé Kiều Phương là một cô bé có tài năng hội hoạ.

Câu 5: Chú ý sự thay đổi của nhân vật “tôi” qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động ở phần 3. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 68)

Lời giải chi tiết:

Sự thay đổi của nhân vật tôi ở phần 3 qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động là: từ khó chịu, xem thường với những hành động nghịch ngợm của cô em gái sang tự ti, ghen tị với tài năng, nhỏ nhen cáu gắt lên với mọi lỗi nhỏ của em gái và thường xuyên xem trộm tranh của em.

Câu 6: Sự việc nào trong phần 4 làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn? Hấp dẫn ở chỗ nào? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 68)

Lời giải chi tiết:

– Sự việc khiến phần 4 tiếp tục trở nên hấp dẫn và hấp dẫn ở:

  • Bé Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế với chủ đề “cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” và giành giải nhất.
  • Em muốn cùng đi với anh trai nhận giải.
  • Thật bất ngờ khi bức tranh mà người em gái vẽ chính là người anh khiến người anh sững sờ.

Câu 7: Chú bé trong bức tranh được miêu tả như thế nào? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 69)

Lời giải chi tiết:

Chú bé trong bức tranh được miêu tả như sau: đang ngồi nhìn ra cửa sổ nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của bé bé không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng.

Câu 8: Chú ý sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi”. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 69)

Lời giải chi tiết:

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện như sau: giật sững người, ngỡ ngàng sau đó hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ.

⇒ Tất cả những cảm xúc, thái độ và hành động của nhật “tôi” cho thấy người anh đã thay đổi cái nhìn về người em. Câu cảm phục, xấu hổ và yêu quý em gái hơn không phải vì tài năng mà còn là vì tấm lòng nhân hậu.

III. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Truyện kể về việc gì? Hãy tóm tắt nội dung câu chuyện trong khoảng 8- 10 dòng. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 70)

Lời giải chi tiết:

Truyện kể về người anh và cô em gái Kiều Phương có tài năng hội hoạ. Kiều Phương là một cô gái có năng khiếu hội hoạ tiềm ẩn, người anh trai đặt cho cô bé biệt hiệu là Mèo. Nhờ có bé Quỳnh mà chú hoạ sĩ Tiến Lê đã phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội hoạ. Cả nhà ai cũng đều vui mừng chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh cô em gái. Một lần nọ khi Kiều Phương đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh cùng với bức tranh “anh trai tôi” người anh mới nhận ra được tấm lòng nhân hậu của em gái và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình.

Câu 2: Hãy nêu ra một số chi tiết trong văn bản để thấy sự khác nhau giữa tính cách của nhân vật người anh và nhân vật người em (Kiều Phương). (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 70)

Lời giải chi tiết:

Câu 3: Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể để làm sáng tỏ điều đó. Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật đó? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 70)

Lời giải chi tiết:

– Nhân vật người em thường được tác giả tái hiện qua hành động như:

  • Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,… đều do nó tự chế.
  • Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không.
  • Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.

– Nhân vật người anh thường được tác giả tái hiện qua tâm trạng như:

  • Tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.
  • Những lúc ngồi bên bàn học tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc.
  • Tôi giật sững người.
  • Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
  • Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.

– Ngôi kể được sử dụng rất thích hợp với chủ đề hơn nữa nó còn giúp ta thấy sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành, đáng tin cậy hơn.

Câu 4: Đọc phần 5 và trả lời các câu hỏi: (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 70)

a) Tại sao người anh “muốn khóc quá”?

b) Câu nói “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!” cho em hiểu gì về người anh?

c) Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện?

Lời giải chi tiết:

a. Người anh muốn khóc quá vì cậu cảm thấy ân hận trước những hành động của mình sau khi nhìn thấy bức tranh của em gái vẽ chính mình.

b. Câu nói trên đã cho em hiểu rằng bản chất của người anh không xấu, người anh cảm nhận được tâm hồn cùng tấm lòng nhân hậu của người em, nhận thấy tình cảm của em gái dành cho mình và từ nhận thấy bản thân mình xấu.

c. Điều tạo nên bất ngờ cho kết thúc truyện là bức tranh của người em gái, về tình cảm mà em dành cho anh của mình cùng sự xấu hổ của người anh khi ấy.

Câu 5: Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miễn vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…”. Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm ấy là những gì? Điều đó thể hiện tâm trạng như thế nào của người anh? Em đã từng có tâm trạng ấy chưa? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 70)

Lời giải chi tiết:

– Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm là: Vậy mà dưới mắt tôi thì lại đối xử với em ấy không ra gì.

– Dấu ba chấm có tác dụng thể hiện sự nghẹn ngào, không nói nên lời của người anh và qua đó thể hiện sự hối hận của người anh vì đã từng đố kị với em gái.

– Em đã từng trải qua tâm trạng ấy khi hiểu lầm và nghĩ xấu về một người bạn nhưng thực chất họ lại rất tốt và sau đó em đã thay đổi suy nghĩ của mình.

Câu 6: Theo em, truyện muốn đề cao, ca ngợi điều gì? Điều đó có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người như thế nào? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 70)

Lời giải chi tiết:

Theo em, tác phẩm muốn đề cao và ca ngợi cách ứng xử nhân hậu, yêu thương giữa con người với nhau tránh để sự ghen ghét, đố kị lên quá mức mà không nhận ra sự thiếu sót của bản thân mà bù đắp. Điều này có sự liên quan đến cuộc sống hàng ngày của mỗi người trong việc phát triển bản thân thay vì lòng ích kỉ chỉ biết đố kị với người khác mà không chịu học tập, thay đổi bản thân.

[ad_2]

Related Posts

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. CHUẨN BỊCâu 1: Truyện kể về việc gì? Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện? (SGK Ngữ văn…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply