[SOẠN BÀI] À ƠI TAY MẸ

[ad_1]

IBAITAP: Bài thơ nói về điều gì? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong bài thơ và những biện pháp đó có tác dụng gì? Từ những hình ảnh được tác giả nêu trong bài em hiểu thế nào về tình yêu của mẹ dành con? Hãy cùng tìm hiểu với ibaitap nhé.

I. CHUẨN BỊ

Câu 1: Khi đọc bài thơ lục bát, các em cần chú ý: Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 37)

Lời giải chi tiết:

– Có thể chia bài thơ thành 6 khổ như sau:

  • Khổ 1 gồm: 2 dòng 
  • Khổ 2,3,4 gồm : 4 dòng
  • Khổ 5 gồm : 2 dòng 
  • Khổ 6 phần còn lại.

– Cách gieo vần như sau: 

  • Khổ 2 dòng chữ thứ sáu của dòng đầu sẽ vần với chữ thứ sáu dòng tiếp theo.
  • Khổ 4 dòng chữ thứ sáu của dòng sáu câu sẽ vẫn với chữ thứ sáu dòng tám câu. Chữ thứ tám của dòng tám câu sẽ vần với chữ thứ sáu dòng sáu câu.

– Các dòng thơ được ngắt theo nhịp 4/2 và 4/4 .

Câu 2: Bài thơ viết về ai và về điều gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 38)

Lời giải chi tiết:

Bài thơ viết về mẹ và sự hy sinh to lớn của mẹ dành cho con.

Câu 3: Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 38)

Lời giải chi tiết:

– Bài thơ đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: Điệp ngữ ( bàn tay, à ơi này cái, ru cho), nhân hóa (cái trăng vàng ngủ ngon, cái trăng tròn nằm nôi) và biện pháp ẩn dụ (bàn tay mẹ ẩn dụ cho tình yêu thương bao la).

– Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng, chứa chan biết bao cảm xúc yêu thương.

– Việc sử dụng các từ ngữ ấy có tác dụng giúp bài thơ tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao và thể hiện tình cảm chứa chan của mẹ dành cho con.

Câu 4: Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 38)

Lời giải chi tiết:

Người đang bày tỏ cảm xúc tình cảm trong bài thơ là người mẹ. Bà mong con ngủ ngoan và mong con biết được tình yêu thương cùng sự hy sinh của mẹ dành cho con.

Câu 5: Đọc trước văn bản; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 38)

Lời giải chi tiết:

Tác giả: Bình Nguyên. Tên khai sinh là Nguyễn Đăng Hào. Sinh ngày 25/1/1959 quê quán xã Ninh Phúc, Thành Phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ông vừa là nhà thơ và vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, hiện nay ông đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. Ông đã có tới hai giải “Thơ lục bát” trên báo Văn Nghệ.

Câu 6: Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 38)

Lời giải chi tiết:

Khi còn nhỏ, em hay thường được mẹ và bà ru ngủ bằng những câu hát từ ca dao về những người nông dân. Sau này khi lớn lên hiểu được ý nghĩa của những câu ca dao đó em càng thêm thương yêu kính phục những người nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó. Em cảm thấy mình thật may mắn vì được lớn lên trong những lời ca, tiếng hát đậm chất dân tộc của bà và mẹ.

II. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 38)

Lời giải chi tiết:

Nhan đề của bài và bức tranh minh họa gợi cho em thấy về tình mẹ. Nó nổi bật với đôi tay dịu dàng đầy ấm áp và tình yêu thương của mẹ dành cho con. Đôi tay ấy là đôi tay hy sinh, che chở đùm bọc cho con đến hết cuộc đời.

Câu 2: Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 38)

Lời giải chi tiết:

– Bài thơ đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: Điệp ngữ ( bàn tay, à ơi này cái, ru cho), nhân hóa (cái trăng vàng ngủ ngon, cái trăng tròn nằm nôi) và biện pháp ẩn dụ (bàn tay mẹ ẩn dụ cho tình yêu thương bao la).

– Cách gieo vần như sau: 

  • Khổ 2 dòng chữ thứ sáu của dòng đầu sẽ vần với chữ thứ sáu dòng tiếp theo.
  • Khổ 4 dòng chữ thứ sáu của dòng sáu câu sẽ vẫn với chữ thứ sáu dòng tám câu. Chữ thứ tám của dòng tám câu sẽ vần với chữ thứ sáu dòng sáu câu.

– Các dòng thơ được ngắt theo nhịp 4/2 và 4/4 .

Câu 3: Hãy chú ý các phép nhiệm mầu từ tay mẹ thể hiện trong các khổ thơ như thế nào? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 39)

Lời giải chi tiết:

Phép nhiệm màu từ tay mẹ chắt chiu từ những dãi dầu sương giống cùng những vất vả trong cuộc đời mẹ. Cả cuộc đời mẹ lam lũ sớm khuya cũng chỉ để bảo vệ con trước những gian nan của cuộc đời mong con có một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Câu 4: Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?(SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 39)

Lời giải chi tiết:

Bài thơ sử dụng biện pháp điệp ngữ, những từ được lặp lại nhiều lần đó là: ” bàn tay”, ” à ơi này cái”,” ru cho”.

III. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Tìm hình ảnh, chỉ tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 39)

Lời giải chi tiết:

– Chi tiết thể hiện phép màu là hình ảnh bàn tay mẹ:

  • Chắn mưa.
  • Chặn bão.
  • Thức một đời, dù có bể cạn đá mòn vẫn hát ru con.

– Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của mẹ trong bài là:

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

Bàn tay mẹ thức một đời

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

Bàn tay mang phép nhiệm màu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

Câu 2: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?(SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 39)

Lời giải chi tiết:

Em nhỏ trong bài được gọi bằng những từ ngữ: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, cái mặt trời, cái khuyết, cách gọi đó thể hiện tình yêu thương, quý trọng vì con là những điều quý giá tốt đẹp nhất trong cuộc đời mẹ. 

Câu 3: Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 39)

Lời giải chi tiết:

Cụm từ “ À ơi” được lặp lại nhiều lần giúp tăng tính nhịp điệu, khiến câu thơ nhẹ nhàng êm ái như lời ru, gần gũi với văn học dân gian. Và nó thể hiện tình cảm dịu dàng của mẹ dành cho con.

Câu 4: “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.” Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 39)

Lời giải chi tiết:

Em hoàn toàn đồng ý với tác giả vì mẹ chịu lam lũ vất vả chỉ để con có một cuộc sống tốt đẹp. Nên nói rằng đôi tay mẹ đã chịu những dãi nắng dầm mưa là hoàn toàn chính xác.

Câu 5: Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 39)

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “bàn tay mẹ” tượng trưng cho tình yêu bao la vô bờ bến của mẹ dành cho con.

Câu 6:  Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 39)

Lời giải chi tiết:

Trong tất cả em thích khổ thơ cuối nhất vì nó nói về tình cảm bao la của mẹ. Nó được cường điệu hóa qua lời ru, lời ru tha thiết, xuất phát từ tình yêu thương nó sẽ xua tan đi tất cả những giông tố của cuộc đời để con có được cuộc sống tốt đẹp nhất. Đó chính là sự hy sinh cao cả của mẹ.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. CHUẨN BỊCâu 1: Khi đọc bài thơ lục bát, các em cần chú ý: Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ?…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. CHUẨN BỊCâu 1: Khi đọc bài thơ lục bát, các em cần chú ý: Bài thơ có được chia khổ…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply