Sâm Bổ Lượng

[ad_1]

Chè Sâm bổ lượng là một thành viên trong mái ấm gia đình nhà hàng Trung Quốc, thường thấy ở Quảng Đông, Hồng Kong, Ma Cao, và Hải Nam. Tuy nhiên Sâm Bổ Lượng cũng từ lâu đã trở thành một món tráng miệng quen thuộc tại miền nam Nước Ta, đặc biệt quan trọng tại khu vực chợ Lớn, Hồ Chí Minh, nơi có hội đồng người Hoa tập trung chuyên sâu sinh sống. Với cái nóng ngột ngạt quanh năm của miền Nam Việt nam thì việc húp xì xụp một ly chè sâm bổ lượng mát rười rượi với đá bào là một sở trường thích nghi khó bỏ của mình mỗi bữa trưa tan học về. Mà đúng là nghiện bất kỳ thứ gì cũng là một điều không tốt. Nhớ có lúc ở Nhật đôi lúc mùi vị của món chè này vẫn len lỏi vào trong tâm lý mình. Nhiều lần thèm quá phải gọi điện về than vãn với mẹ. Cũng may là sau khi làm quen với đời sống và những nguồn nguyên vật liệu ở Nhật mình đôi lúc đã hoàn toàn có thể nấu chè sâm bổ lượng trên đất Nhật. Hình ảnh minh họa trong bài viết này chính là một trong số những lần đôi lúc này ( lần nấu này thiếu hạt ý dĩ ) .
Có một chú ý quan tâm nhỏ về tên gọi Sâm bổ lượng. Sâm bổ lượng cũng là tên một món súp hay canh bổ sử dụng 1 số ít thành phần tựa như nấu cùng với thịt heo hoặc thịt gà. Nếu Google “ Ching Bo Leung ” thì phần lớn tác dụng sẽ là món súp thịt Quảng Đông Ching Bo Leung. Bài viết này chỉ tập trung chuyên sâu vào phiên bản Sâm bổ lượng “ ngọt ”. Vì mình quen thuộc với phiên bản Nước Ta của chè Sâm Bổ Lượng hơn nên mình sẽ viết về món này từ góc nhìn của ẩm thực ăn uống Việt .

1. Lịch sử
Như thường lệ hãy bàn một chút về lịch sử của món Sâm Bổ Lượng. Vì đây là một món ăn gốc Hoa nên cũng không có gì lạ là nguồn gốc của nó có liên quan đến lịch sử Trung Quốc.
Vào năm 219 trước Công nguyên, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã cử “Nhâm Ngao” làm tướng quân và “Triệu Đà” (Zhao Tuo) làm phó tướng, lãnh đạo một đội quân 500.000 lính đến trấn an Lĩnh Nam. Do Lĩnh Nam thuộc vùng khí hậu gió mùa Đông Á, với đặc điểm gió mùa nhiệt đới và cận nhiệt đới, quân lính không quen với khí hậu ẩm ướt ở miền Nam nên lần lượt đổ bệnh. Thầy thuốc của quân đội do đó đã nghĩ ra một món cháo dược liệu làm từ hạt sen, hoa huệ (bách hợp), nhân sâm cát, khiếm thực (gorgon fruit), ngọc trúc (angular Solomon’s seal), khoai mỡ (Chinese yam), và hạt ý dĩ (*). Sau khi ăn, mọi người cảm thấy khỏe hơn và tràn đầy năng lượng. Quân đội sau đó lại có thể chiến đấu dũng cảm. Triệu Đà nhận thấy món ăn này có thể giải nhiệt, bổ sung sức sống và đặt tên nó là Sâm bổ lượng. Để đảm bảo hiệu quả chiến đấu, Triệu Đà đã ra lệnh cho người của mình ăn một bát vào mỗi sáng (1).
(Thực ra lúc tìm hiểu và đọc được câu chuyện này mình cũng hơi ngạc nhiên vì nó có liên quan đến Triệu Đà, một nhân vật lịch sử được cho là đã đánh bại An Dương Vương, xâm chiếm Âu Lạc. Vậy ra bí mật quân sự của An Dương Vương là nỏ thần, còn của Triệu Đà là món cháo Sâm Bổ Lượng?)
(*) Đa phần các nguyên liệu này là những vị thảo dược bản địa ở Trung Quốc

Chè Sâm Bổ Lượng phiên bản Homemade tùy hứng (3/2020, Hyogo, Japan)

2. Thành phần nguyên liệu
Thành phần của chè sâm bổ lượng cũng đa dạng và thay đổi tùy công thức. Tuy nhiên món chè Sâm Bổ Lượng ở Việt nam thì gồm: Táo tàu đỏ, hạt sen, nhãn nhục, phổ tai (rong biển cắt sợi), hạt bo bo (hay ý dĩ – yi mai – adlay millet – Coix lacryma-jobi) và đường phèn (rock sugar). Ở một số công thức còn có thể có thêm củ năng, củ sen, hột é, nấm tuyết, hay nho khô.
2.1 Táo tàu đỏ (jujube red date theo tiếng Anh; Natsume なつめ theo tiếng Nhật)
Táo tàu đã được sử dụng trong đông y từ xa xưa. Theo Đông y, táo tàu đỏ có tác dụng bổ máu, an thần, và chữa mất ngủ (2). Còn theo khoa học hiện đại thì táo tàu đỏ giàu vitamin C và khoáng chất. Trung bình 3 trái táo tàu khô có giá trị năng lượng khoảng 28 kcal và chứa khoảng 6g đường.
2.2 Hạt sen (lotus seed theo tiếng Anh)
Hạt sen là một nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Trung Quốc, Nhật Bản, và Việt Nam. Thông tin chi tiết về hạt sen sẽ được trình bày trong một bài viết riêng.
Hạt sen cũng được sử dụng rộng rãi trong đông y để chữa chứng mất ngủ. Giá trị năng lượng trong 100g hạt sen tươi vào khoảng 332 calo. Hạt sen rất giàu vitamin nhóm B, đặc biệt là thiamin hay Vitamin B1. Ngoài ra hạt sen cũng chứa nhiều khoáng chất như mangan và phốt pho.
2.3 Nhãn nhục (longan theo tiếng Anh)
Nhãn nhục chính là phần cùi (phần thịt) của quả nhãn được phơi hay sấy khô. Độ ẩm của nhãn nhục thường là dưới 20%. Nhãn nhục cũng được xem là một vị thuốc chữa bệnh mất ngủ và có tác dụng an thần.
2.4 Phổ tai hay rong biển
Nếu nghe tên gọi “phổ tai”, một số người có thể cảm thấy lạ lẫm, nhưng thực ra đây là rong biển (tảo bẹ) cắt sợi rất quen thuộc. Hiển nhiên phổ tai là một nguồn chất xơ và Iot dồi dào. Mùi của rong biển dù khô hay tươi thì cũng cực kì mạnh. Cứ mỗi lần đụng đến nó là có cảm giác đứng cạnh bờ biển ấy.
*Chú thích cho những ai muốn nấu Sâm bổ lượng ở Nhật: Vì đặc thù địa lý, ẩm thực Nhật thường sử dụng nhiều rong biển, chủ yếu trong các món ăn kèm. Ở siêu thị Nhật mình thấy rất nhiều loại rong biển khác nhau, tươi có, khô có, và màu sắc cũng vô cùng đa dạng: trắng, đỏ, nâu, xanh, đen… Tuy nhiên nếu bạn sống ở Nhật và muốn mua rong biển để làm sâm bổ lượng hay nấu chè thì nên mua “kirikombu” hay 切り昆布 (tảo bẹ cắt). Quan trọng hơn hết là nên mua rong biển tươi vì ở Nhật kirikombu khô thường được ướp thêm muối nên rất khó sử dụng để nấu chè.
2.5 Hạt bo bo (ý dĩ, cườm thảo)
Trong số tất cả các nguyên liệu thì đây là thành phần lạ lẫm nhất đối với mình. Mặc dù đã ăn sâm bổ lượng hàng trăm lần nhưng mình hầu như không biết gì về hạt ý dĩ cả. Đây có lẽ là cơ hội tốt để học hỏi thêm.
Mình liệt kê tên của nguyên liệu này theo nhiều thứ tiếng để cho một số bạn dễ tìm kiếm khi cần:
Yiyi 薏苡 theo tiếng Trung
Job’s tear – adlay millet – Coix Lacryma jobi theo tiếng Anh
Hatomugi hay はとむぎ theo tiếng Nhật

Theo mình tìm hiểu thì ý dĩ là một loài thực vật nhiệt đới thân cao để lấy hạt trong họ Hòa Thảo (cây thân cỏ). Một số tỉnh ở Việt Nam có trồng cây ý dĩ như Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Lai Châu (3). Hạt ý dĩ được sử dụng trong Đông y với các công dụng như: bổ tì, lợi tiểu, giảm thấp khớp, chữa tiêu chảy, và giải nhiệt (4).

Bạn đang đọc: Sâm Bổ Lượng

Hạt ý dĩ (credit: Internet)

Về thành phần dinh dưỡng, 100g hạt ý dĩ cung cấp 380 calo, 15.4g protein, 6.2g chất béo, 65.3g carbohydrate, 0.8g chất xơ, 1.9g khoáng chất như Canxi, Photpho, Sắt, Beta-carotene, và một số vitamin như Vitamin B, Vitamin C.  Thành phần chất béo của hạt ý dĩ chứa nhiều myristic và palmitic acids (5).
Tất cả các thành phần nguyên liệu của chè sâm bổ lượng đều có dược tính nhất định, chính vì vậy có thể nói đây là một món chè bổ dưỡng hay chè thuốc.  

3. Cách nấu
Cách làm khái quát gồm 3 bước sau:
Bước 1: ngâm những nguyên liệu khô vào nước nóng cho nở (táo tàu, nhãn nhục, phổ tai)
Bước 2: luộc hạt sen và hạt ý dĩ cho mềm
Bước 3: Nấu nước đường và thêm tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị
Tỉ lệ thành phần các nguyên liệu hoàn toàn tùy thuộc vào người nấu. Ví dụ mình là đứa rất nghiện táo đỏ nên lúc nấu món này luôn bỏ nhiều hơn một vài chục trái. Mẹ mình thì lại không thích hạt sen nên chẳng bao giờ buồn thêm vào. Tuy nhiên để cho hoàn chỉnh bài viết mình cũng đăng lại một công thức lượm lặt dưới đây nhé.
Hạt sen: 100g; Phổ tai: 50g; Hạt bo bo: 50g; Táo đỏ: 50g; Nhãn nhục: 50g; Củ năng: 100g; Dầu chuối: 1 ống (tùy chọn); Đường phèn: 300g; Nước: 2 lít

4. Hương vị
Hương vị chủ đạo của chè sâm bổ lượng là ngọt thanh mát, phải nói là cực mát ấy. Ăn vào lúc trời nóng tầm 30 độ thì “bá cháy con bọ chét”. Phần rong biển giòn thì sần sật, nhãn nhục dai dai, hạt sen và ý dĩ dẻo mềm, cùng với thịt táo tàu đỏ xốp ngọt. Nói chung là mình thích tất cả những thành phần trong chè sâm bổ lượng kể cả khi ăn riêng hay ăn chung. Cho dù có ăn và thử bao nhiêu món tráng miệng khác thì đây vẫn sẽ là một trong những món yêu thích nhất nhất của mình.

Nguồn tham khảo:
(1) https://baike.baidu.com/item/%E6%B8%85%E8%A1%A5%E5%87%89
(2) https://suckhoedoisong.vn/tao-tau-chua-benh-n118932.html
(3) https://voh.com.vn/suc-khoe/hat-y-di-hat-bo-bo-co-tac-dung-gi-329443.html
(4) Wang L, Waltenberger B, Pferschy-Wenzig EM, Blunder M, Liu X, Malainer C, Blazevic T, Schwaiger S, Rollinger JM, Heiss EH, Schuster D, Kopp B, Bauer R, Stuppner H, Dirsch VM, Atanasov AG (29 July 2014). “Natural product agonists of peroxisome proliferator-activated receptor gamma (PPARγ): a review”. Biochem Pharmacol. 92 (1): 73–89. doi:10.1016/j.bcp.2014.07.018. PMC 4212005. PMID 25083916.
(5) https://hort.purdue.edu/newcrop/duke_energy/Coix_lacryma-jobi.html

Phuong Vo

Xem thêm: người bán đồ cũ trong tiếng Tiếng Anh – Tiếng Việt-Tiếng Anh | Glosbe

Share this:

Thích bài này:

Thích

Xem thêm: Local Brand là gì? – Xu hướng chọn đồ Local Brand

Đang tải …

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi đẳng cấp thú cưng

[ad_1] ContentsShare this:Thích bài này:Có liên quanRelated posts:Giới thiệu game đẳng cấp thú cưng Đẳng cấp thú cưng một dòng game A10, 2 người chơi hấp dẫn…

Trò chơi đấu sĩ thời la mã

[ad_1]  ContentsShare this:Thích bài này:Có liên quanRelated posts:Giới thiệu game đấu sĩ thời la mã Đấu sĩ thời la mã thuộc dòng game đối kháng, game…

Game cóc bắn bóng: Totemia Cursed Marbles

[ad_1] ContentsShare this:Thích bài này:Có liên quanRelated posts:Giới thiệu game cóc bắn bóng Cóc bắn bóng thuộc dòng game kỹ năng, với một hình hài quen thuộc…

Game xếp hình kẹo ngọt Candy: Candy Era

[ad_1]  ContentsShare this:Thích bài này:Có liên quanRelated posts:Giới thiệu game xếp hình kẹo ngọt Candy Xếp hình kẹo ngọt Candy thuộc dòng game Y8, game A10…

Game siêu sao bóng chày: Baseball Pro

[ad_1]  ContentsShare this:Thích bài này:Có liên quanRelated posts:Giới thiệu game siêu sao bóng chày Siêu sao bóng chày thuộc dòng game thể thao, kỹ năng khi…

Game Pikachu 2019: Onet Connect Classic

[ad_1]  ContentsShare this:Thích bài này:Có liên quanRelated posts:Giới thiệu game Pikachu 2019 Pikachu 2019 thuộc dòng game trí tuệ, game 7k7k khi mà các bạn nhỏ…

Leave a Reply