Quy trình bổ nhiệm cán bộ mới nhất năm 2021

[ad_1]

Trong bài viết này, TBT Việt Nam sẽ giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về quy trình bổ nhiệm cán bộ. Mời Quý vị cùng theo dõi nội dung bài viết:

Bổ nhiệm cán bộ là gì?

Để hiểu rõ vấn đề bổ nhiệm cán bộ cần nắm rõ định nghĩa cán bộ, bổ nhiệm.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ Công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019):

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.

Như vậy, cán bộ là một chức danh dành cho cá nhân và được phân thành bốn cấp, đó là cán bộ cấp trung ương, cán bộ cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện và cán bộ cấp xã.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ Công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019): “Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật”.

Từ các định nghĩa trên có thể khái quát định nghĩa bổ nhiệm cán bộ như sau:Bổ nhiệm cán bộ là việc một cá nhân được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ bổ nhiệm cán bộ

Hồ sơ bổ nhiệm cán bộ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:

– Sơ yếu lí lịch theo mẫu quy định, có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ (không quá 06 tháng tính đến ngày trình);

– Giấy khai sinh (bản sao);

– Giấy chứng nhận sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe có thể đảm nhận và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp và có giá trị trong 06 tháng);

– Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;

– Các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lí luận chính trị,…do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận;

– Các nhận xét, đánh giá theo quy định bao gồm những nội dung cơ bản như:

+ Tự nhận xét, đánh giá của cán bộ có xác nhận của chủ thể có thẩm quyền;

+ Nhận xét, đánh giá của chi bộ nơi cá nhân được bổ nhiệm công tác;

+ Nhận xét, đánh giá của phòng, ban phụ trách cán sự đảng;

+ Nhận xét, đánh giá của đại diện cấp ủy nơi cán bộ cư trú về trách nhiệm của công dân của bản thân và gia đình cá nhân được bổ nhiệm.

– Kết luận về tiêu chuẩn chính trị và kết quả thẩm định về tiêu chuẩn, hồ sơ cá nhân được bổ nhiệm;

– Một số các giấy tờ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.

– Tờ trình về chủ trương, dự kiến phân công công tác đối với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm;

– Văn bản thẩm định, báo cáo của của đơn vị tổ chức hành chính;

– Văn bản đề xuất nhân sự đề nghị bổ nhiệm của đơn vị;

– Bản nhận xét của chi bộ về tiêu chuẩn chính trị của cá nhân được bổ nhiệm;

– Và các giấy tờ khác tùy theo từng ngành, tổ chức.

Quy trình bổ nhiệm cán bộ

Theo quy định tại Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg, quy trình bổ nhiệm cán bộ được khái quát chung như sau:

Bước 1. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm.

Bước 2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:

Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

– Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị;

– Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị. Khi bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn;

– Tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức bổ nhiệm; thông báo danh sách cán bộ, công chức được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan;

– Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có);

– Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng uỷ cơ quan có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;

– Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.

Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:

– Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu;

– Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau: đại diện lãnh đạo cơ quan gặp cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm việc với cấp uỷ và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức; trao đổi kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác; lấy ý kiến của cấp uỷ cơ quan về việc bổ nhiệm cán bộ, công chức; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết; thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận và quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp trên xem xét bổ nhiệm.

Bước 3. Ban hành quyết định bổ nhiệm.

Lưu ý: Đối với các trường hợp đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải làm tờ trình kèm theo các hồ sơ cần thiết theo quy định hiện hành.

Trường hợp cần tư vấn thêm về Quy trình bổ nhiệm cán bộ, Quý vị có thể liên hệ chúng tôi theo Tổng đài tư vấn 1900 6560, trân trọng!

>>>Tham khảo thêm : cờ đảng

>>>Tham khảo thêm : mẫu đơn xin chuyển công tác

>>>Tham khảo thêm : mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi đấu sĩ thời la mã

[ad_1]  ContentsBổ nhiệm cán bộ là gì?Hồ sơ bổ nhiệm cán bộQuy trình bổ nhiệm cán bộĐối với nguồn nhân sự tại chỗ:Đối với nguồn nhân…

Game cóc bắn bóng: Totemia Cursed Marbles

[ad_1] ContentsBổ nhiệm cán bộ là gì?Hồ sơ bổ nhiệm cán bộQuy trình bổ nhiệm cán bộĐối với nguồn nhân sự tại chỗ:Đối với nguồn nhân sự…

Game xếp hình kẹo ngọt Candy: Candy Era

[ad_1]  ContentsBổ nhiệm cán bộ là gì?Hồ sơ bổ nhiệm cán bộQuy trình bổ nhiệm cán bộĐối với nguồn nhân sự tại chỗ:Đối với nguồn nhân…

Game siêu sao bóng chày: Baseball Pro

[ad_1]  ContentsBổ nhiệm cán bộ là gì?Hồ sơ bổ nhiệm cán bộQuy trình bổ nhiệm cán bộĐối với nguồn nhân sự tại chỗ:Đối với nguồn nhân…

Game Pikachu 2019: Onet Connect Classic

[ad_1]  ContentsBổ nhiệm cán bộ là gì?Hồ sơ bổ nhiệm cán bộQuy trình bổ nhiệm cán bộĐối với nguồn nhân sự tại chỗ:Đối với nguồn nhân…

Game thời trang cô chúa bạch tuyết: Snow Princess

[ad_1]  ContentsBổ nhiệm cán bộ là gì?Hồ sơ bổ nhiệm cán bộQuy trình bổ nhiệm cán bộĐối với nguồn nhân sự tại chỗ:Đối với nguồn nhân…

Leave a Reply