Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông năm 2021

[ad_1]

Trong quá trình tư vấn, hỗ trợ khách hàng, TBT Việt Nam nhận được nhiều câu hỏi về Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Do đó, bài viết này chúng tôi xin dành riêng đến Quý độc giả có quan tâm đến mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên, mong rằng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho Quý vị.

Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là gì?

Để có căn cứ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên. Mỗi giáo viên phải đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Vào cuối mỗi năm học, thông qua phiếu tự đánh giá của từng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, lãnh đạo nhà trường sẽ biết được những giáo viên nào đã hoặc chưa đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

 Như vậy, phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là phiếu do giáo viên lập ra để xác định một cách khách quan về tư tưởng, đạo đức, lối sống của giáo viên trong thực hiện công việc, nhiệm vụ cũng như khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ của giáo viên.

Hay nói cách khác, phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là một tờ phiếu được giáo viên lập hàng năm để tự đánh giá về mức độ đạt được về phẩm chất cũng như năng lực của bản thân giáo viên mà thông qua đó, lãnh đạo nhà trường sẽ xác định được giáo viên đó đã đạt chuẩn nghề nghiệp hay chưa.

Từ đó sẽ có nhứng phương án phê bình, khen thưởng hoặc làm căn cứ để bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cốt cán.

>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm mới nhất năm 2021

Tiêu chí đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự xác định phẩm chất, năng lực, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Việc đánh giá phẩm chất, năng lực của giáo viên được thực hiện qua 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí được quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT như sau:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo, trong đó bao gồm 2 tiêu chí về Đạo đức nhà giáo và Phong cách nhà giáo.

Dựa trên cơ sở mức độ tuân thủ các quy định về rèn luyện đạo đức nhà giáo, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn kuyeenj đạo đức và tạo tạo dựng, phát huy phong cách nhà giáo của từng giáo viên thì tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức và phong cách nhà giáo sẽ được đánh giá theo 3 mức độ lag Mức đạt, mức khá và mức tốt.

Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Trong tiêu chuẩn Phát triển chuyên môn nghiệp vụ sẽ gồm 5 tiêu chí đánh giá là:

– Phát triển chuyên môn bản thân,

– Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh,

– Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh,

– Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh,

– Tư vấn và hỗ trợ học sinh.

Đối với những tiêu chí này, đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông sẽ dựa trên cơ sở năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ của giáo viên; việc thường xuyên học hỏi, rèn luyện kỹ năng chuyên môn của giáo viên để đáp ứng và phù hợp với những đổi mới của Bộ giáo dục.

Dựa trên những cơ sở này, việc đánh giá tiêu chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cũng được đánh giá theo 3 mức độ: Mức đạt, mức khá và mức tốt.

>>> Tham khảo: Mẫu báo cáo thành tích cá nhân giáo viên mới nhất năm 2021

Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục

Theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT thì tiêu chuẩn Xây dựng môi trường giáo dục dựa trên việc thực hiện nghiêm chỉnh xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, dân chủ, tích cự trong phòng, chống bạo lực của từng giao viên. Tiêu chuẩn này gồm 3 tiêu chí đánh giá là:

– Xây dựng văn hóa nhà trường,

– Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường,

– Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

Cũng tương tự như những tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn về xây dựng môi trường giáo dục cũng được đánh giá thoe mức độ: Mức đạt, mức khá và nức tốt.

Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Dựa trên mức độ và thái độ tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, ccas hoạt động phất triển nghề nghiệp giữa nhà trường và gia đình, xã hội. Ứng dụng các mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục phẩm chất phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh cho cho học sinh.

Trong tiêu chuẩn Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội bao gồm 3 tiêu chí, đó là:

– Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan,

– Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh,

– Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Như những tiêu chuẩn trên thì tiêu chuẩn này cũng được đánh giá trên 3 mức độ: Mức đạt, mức khá và mức tốt tùy thuộc vào việc thực hiện phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của từng giáo viên.

Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Trong tiêu chuẩn này, việc đánh giácủa giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông dựa trên những yếu tố là trình độ sử dụng tiếng dân tộc, sự hiểu biết về sự phong phú của ngôn ngữ dân tộc, ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ năng văn phòng, khai thác, nghiên cứu và sử dụng các thiết bị tin học vào việc giảng dạy của từng giáo viên.

Việc đánh giá tiêu chuẩn trên gồm 3 tiêu chí đánh giá là:

– Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc,

– Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin,

– Khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

Tương tự như những tiêu chuẩn trên thì tiêu chuẩn Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục cũng có ba mức độ đánh giá lag mức đạt, mức khá và mức tốt.

>>> Tham khảo: Mẫu báo cáo thành tích cá nhân lao động tiên tiến năm 2021

Biểu mẫu 1 phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Quý vị có thể tham khảo mẫu Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông sau đây TBT Việt Nam cung cấp:

Download Tại đây

SỞ GD&ĐT …………………

TRƯỜNG THPT ………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Năm học…………………..

Họ và tên giáo viên: ……………………… Giáo viên Hạng:……………………………..

Bộ môn giảng dạy:………………………………………………………………………………..

Tổ chuyên môn:……………………………………………………………………………………

Chức vụ:……………………………………………………………………………………………..

Những nhiệm vụ chính được giao trong năm học:

Căn cứ Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT,  căn cứ kết quả rèn luyện của bản thân, tôi tự đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

Tiêu chuẩnTiêu chíMức độ đánh giá
ĐKT
Tiêu chuẩn 1:

Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo
Tiêu chuẩn 2:

Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
Tiêu chuẩn 3:

Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
Tiêu chuẩn 4:

Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chuẩn 5:

Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

1. Nhận xét:

– Điểm mạnh:…………………………………………………………..

– Hạn chế:………………………………………………………………

– Hướng khắc phục:……………………………………………………..

2. Kế hoạch phát triển trong năm kế tiếp

– Mục tiêu đạt được:…………………………………………………….

– Những nội dung cần triển khai thực hiện:……………………………

– Thời gian thực hiện:…………………………………………………..

– Điều kiện thực hiện:…………………………………………………..

3. Tự xếp loại kết quả:…………………………………………………

>> Tham khảo: Mẫu đơn xin xác nhận công tác mới nhất năm 2021

>> Tham khảo:  Biên bản thanh lý hợp đồng

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi thiết kế váy công chúa

[ad_1] ContentsPhiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là gì?Tiêu chí đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ…

Trò chơi Barbie trị thương

[ad_1]  ContentsPhiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là gì?Tiêu chí đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục…

Trò chơi tiệm kem mùa đông

[ad_1] ContentsPhiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là gì?Tiêu chí đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ…

Trò chơi nước ép hoa quả

[ad_1]  ContentsPhiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là gì?Tiêu chí đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục…

Trò chơi thủy thủ mặt trăng 6

[ad_1] ContentsPhiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là gì?Tiêu chí đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ…

Trò chơi đại lộ tử thần

[ad_1] ContentsPhiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là gì?Tiêu chí đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ…

Leave a Reply