Pháp nhân thương mại là gì

[ad_1]

Hiện nay, các quy định về pháp nhân thương mại đang được nhiều khách hàng rất quan tâm, tìm hiểu. Qua bài viết sau đây, TBT Việt Nam chúng tôi xin được cung cấp đến quý khách hàng những quy định và vấn đề liên quan đến pháp nhân thương mại. Hi vọng những thông tin sau có thể giải đáp những thắc mắc như: pháp nhân thương mại là gì?

Pháp nhân là gì?

Để trả lời được pháp nhân thương mại là gì, trước hết cần hiểu được khái niệm pháp nhân.

Theo như quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản pháp luật đã ban hành, có thể định nghĩa pháp nhân là một tổ chức thông nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Các điều kiện của pháp nhân là các dấu hiệu để công nhận một tổ chức có tư cách là chủ thể của quan hệ dân sự. Các điều kiện này được quy định tại điều 74, Bộ luật dân sự 2015:

+ Được thành lập theo quy định pháp luật

+ Có cơ cấu tổ chức hợp pháp,

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Pháp nhân thương mại là gì?

Theo khoản 1, điều 75 về pháp nhân thương mại, bộ Luật dân sự 2015, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Như vậy để trở thành pháp nhân thương mại, pháp nhân cần đáp ứng 2 điều kiện sau:

+ Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận

+ Lợi nhuận được chia cho các thành viên

Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau với mục đích hoạt động kinh doanh, được thành lập theo các trình tự thủ tục khác nhau.

Tài sản của các tổ chức này thuộc các hình thức sở hữu khác nhau nhưng là tài sản riêng của tổ chức đó và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định pháp nhân phi thương mại pháp nhân là loại pháp nhân không có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên còn lại để phân loại với pháp nhân thương mại

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, nghị định 78/2015 về đăng kí kinh doanh, Luật phá sản, Luật hợp tác xã và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Ví dụ về pháp nhân thương mại

Sau đây chúng tôi xin nêu ra ví dụ giả định về một tổ chức được coi là pháp nhân thương mại để quý khách hàng có thể nắm bắt rõ những quy định pháp luật

Công ty trách nhiệm hữu hạn ABC đã được cấp giáy phép đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, có mô hình tổ chức theo quy định pháp luật có tài sản riêng của công ty, có tư cách pháp nhân khi tham gia vào thực hiện các quan hệ pháp luật.

Hiện công ty đang kinh doanh mặt hàng dầu gội, sữa tắm và các sản phẩm mỹ phẩm và thu được nguồn lợi nhuận. Lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các khoản nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ về thuế thì  được chia theo tỷ lệ thuận tương ứng với số vốn tỷ lệ đóng góp của các thành viên trong hội đồng thành viên.

Doanh nghiệp là pháp nhân thương mại đúng hay sai?

Theo như quy định pháp luật hiện hành, có nhiều mô hình kinh doanh được pháp luật cấp phép hoạt động. Ngoài những doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện để trở thành pháp nhân như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… thì các mô hình kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại bộ luật dân sự thì cũng không thể coi là pháp nhân.

Ví dụ như doanh nghiệp tư nhân dù đã đáp ứng các tiêu chi như được thành lập, tổ chức theo quy định pháp luật, thì doanh nghiệp tư nhân có nguồn gốc vốn kinh doanh là từ tài sản của cá nhân là chủ doanh nghiệp, không có sự tách bạch giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình. Nên doanh nghiệp tư nhân không thể coi là pháp nhân.

Tương tự đối với hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Do việc chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nên hộ kinh doanh cũng không được công nhận là pháp nhân.

Trên đây là phần giải đáp pháp nhân thương mại là gì, trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, Quý vị có thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua Tổng đài 1900 6560, TBT Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ.

[ad_2]

Related Posts

Game bắn cung: Trò chơi bắn cung

[ad_1] ContentsPháp nhân là gì?Pháp nhân thương mại là gì?Ví dụ về pháp nhân thương mạiDoanh nghiệp là pháp nhân thương mại đúng hay sai?Related posts:Giới thiệu…

Trò chơi trang trí nhà cửa

[ad_1] Xếp nhà là game 4399, là trò chơi trang trí nhà cửa với mô hình ngôi nhà cực đẹp cho các bạn nhỏ yêu thích trang…

Trò chơi Robo trái cây

[ad_1] Robo trái cây thuộc dòng game A10, tham gia vào cuộc chiến bắn tọa độ giữa táo ngố và những tên tinh nghịch cực kỳ vui…

Trò chơi bé đi siêu thị

[ad_1] Đi siêu thị mua sắm thuộc dòng game 4399, một trò chơi giúp các bạn nhỏ đi siêu thị và mua những món đồ cần thiết…

Game đại chiến voi rừng: Trò chơi thả voi

[ad_1] Đại chiến voi rừng là dòng game chiến thuật, hay các bạn nhỏ còn được biết đến với cái tên gọi là trò chơi thả voi…

Trò chăm sóc thú cưng

[ad_1] Bệnh viện thú cưng là dòng game 24h, khi mà chúng ta sẽ hóa thân thành một bác sĩ chuyên chăm sóc những chú chó, mèo……

Leave a Reply