Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại

[ad_1]

Văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại đều là hai tổ chức hành nghề pháp lý nhưng có cơ cấu, tổ chức và cách thức hoạt động khác nhau theo các quy định khác nhau. Để tránh nhầm lẫn giữa 02 tổ chức này, chúng tôi sẽ giúp Quý vị Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại qua bài viết sau đây.

Văn phòng công chứng là gì?

Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Văn phòng công chứng có những quyền như sau:

– Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật Công chứng và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.

– Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.

– Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

– Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật Công chứng.

– Các quyền khác theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:

– Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;

– Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;

– Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP;

– Các quyền khác theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng

Bên cạnh việc Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại thì vi bằng và văn bản cũng khiến nhiều người nhầm lẫn.

Tiêu chí

Vi bằng

Văn bản công chứng

Khái niệm

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.Là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của pháp luật.

Chủ thể lập

Thừa phát lạiCông chứng viên

Nội dung

Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

– Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

– Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

– Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

– Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

– Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

 

Văn bản công chứng bao gồm các nội dung sau đây:

– Hợp đồng, giao dịch, bản dịch;

– Lời chứng của công chứng viên.

 

Giá trị pháp lý

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lạiLuật Công chứng năm 2014

 

Trên đây là nội dung bài viết Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

[ad_2]

Related Posts

Game cóc bắn bóng: Totemia Cursed Marbles

[ad_1] ContentsVăn phòng công chứng là gì?Văn phòng thừa phát lại là gì?Phân biệt vi bằng và văn bản công chứngTiêu chíVi bằngVăn bản công chứngKhái niệmChủ…

Game xếp hình kẹo ngọt Candy: Candy Era

[ad_1]  ContentsVăn phòng công chứng là gì?Văn phòng thừa phát lại là gì?Phân biệt vi bằng và văn bản công chứngTiêu chíVi bằngVăn bản công chứngKhái…

Game siêu sao bóng chày: Baseball Pro

[ad_1]  ContentsVăn phòng công chứng là gì?Văn phòng thừa phát lại là gì?Phân biệt vi bằng và văn bản công chứngTiêu chíVi bằngVăn bản công chứngKhái…

Game Pikachu 2019: Onet Connect Classic

[ad_1]  ContentsVăn phòng công chứng là gì?Văn phòng thừa phát lại là gì?Phân biệt vi bằng và văn bản công chứngTiêu chíVi bằngVăn bản công chứngKhái…

Game thời trang cô chúa bạch tuyết: Snow Princess

[ad_1]  ContentsVăn phòng công chứng là gì?Văn phòng thừa phát lại là gì?Phân biệt vi bằng và văn bản công chứngTiêu chíVi bằngVăn bản công chứngKhái…

Trò chơi làm bánh Gato

[ad_1] ContentsVăn phòng công chứng là gì?Văn phòng thừa phát lại là gì?Phân biệt vi bằng và văn bản công chứngTiêu chíVi bằngVăn bản công chứngKhái niệmChủ…

Leave a Reply