Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp

[ad_1]

Bạn sẽ không khỏi lo lắng, băn khoăn khi bắt tay vào thành lập công ty. Là những người có chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn về những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp để bạn tham khảo.

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Dưới góc độ kinh tế, thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như vốn, dây chuyền sản xuất, đội ngũ nhân viên, nhà xưởng, thiết bị kỹ thuật…

Dưới góc độ pháp lý, thành lập doanh nghiệp là thực hiện các thủ tục pháp lý trên mặt giấy tờ tại các cơ quan có thẩm quyền. Loại hình doanh nghiệp khác nhau thì thủ tục và thời gian giải quyết sẽ khác nhau.

Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp?

những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp chính là ý nghĩa của nó đối với nhà nước, xã hội, chủ thể doanh nghiệp,…

– Đối với nhà nước

Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh (ĐKKD) thể hiện sự bảo hộ của nhà nước. Bằng pháp luật đối với các chủ thể hoạt động kinh doanh nói chung. Và các chủ doanh nghiệp nói riêng.

Đăng ký kinh doanh giúp nhà nước nắm bắt được các yếu tố kinh doanh.Từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp kịp thời và hợp lý.Có như vậy mới đảm bảo được một nền kinh tế hiện đại. Nhưng vẫn luôn bám sát đường lối, chủ trương của nhà nước đề ra.

– Đối với chủ thể doanh nghiệp

Được thừa nhận về mặt pháp luật và có quyền tiến hành đăng ký kinh doanh.Dưới sự bảo vệ của luật pháp với việc pháp luật thừa nhận.Nghĩa là từ nay doanh nghiệp có cơ sở pháp lý chắc chắn.Để yêu cầu nhà nước đảm bảo các quyền lợi chính đáng của mình để có thể yên tâm kinh doanh.

– Đối với xã hội

Một khi đã đăng ký thành lập doanh nghiệp là khi đó công khai với công chúng.Về sự tồn tại của doanh nghiệp mình.Đó chính là cách thông báo rộng rãi đến xã hội.Cũng là cách tìm kiếm khách hàng để cùng nhau hợp tác, phát triển.

– Đối với kinh tế

Khi đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp với tư cách là một thành viên trong cơ cấu các thành phần kinh tế. Có nhiệm vụ góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

Chính vì vậy, thành lập doanh nghiệp là gì, ý nghĩa ra sao.Chúng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế của đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển.

Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp

Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp mà chúng tôi muốn nói đến chính là cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp; đặt tên doanh nghiệp; xác định trụ sở chính; vốn;…

Thứ nhất: Ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

+ Ưu điểm:

Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu, nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp

Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác

Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản

Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.

+ Nhược điểm:

Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường

Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác

Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Công ty hợp danh

+ Ưu điểm:

Công ty hợp danh yêu cầu phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu, cùng kinh doanh dưới một tên chung – thành viên hợp danh.

Bởi vậy, công ty hợp danh sẽ kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.

Đồng thời, việc quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người đã có mối liên hệ mật thiết với nhau trước đó.

+ Nhược điểm:

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Cụ thể, trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

Dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, các thành viên chỉ có thể góp thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thành viên mới.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

+ Ưu điểm:

Chủ đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức (mở rộng đối tượng hơn doanh nghiệp tư nhân);

Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty;

Có tư cách pháp nhân nên chủ đầu tư chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ, vì vậy hạn chế được rủi ro khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể huy độn vốn thông qua việc phát hành trái phiếu.

+ Nhược điểm:

Khi góp vốn, chủ sở hữu phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp vốn sang cho công ty, do đó, làm hạn chế khả năng sử dụng tài sản góp vốn của chủ đầu tư;

Không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, vì vậy công ty sẽ không có nhiều vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh có quy mô lớn;

Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

>>>>> Tham khảo: Thành lập Công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

+ Ưu điểm:

Số lượng thành viên không quá ít cũng không quá nhiều (từ 02 – 50 thành viên) và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty dễ dàng hơn, không quá phức tạp như công ty cổ phần;

Có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp đã góp nên ít gây rủi ro;

Điều kiện chuyển nhượng vốn chặt chẽ nên các chủ sở hữu dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

+ Nhược điểm:

Việc huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu, do đó bị hạn chế về quy mô và khả năng mở rộng các lĩnh vực ngành nghề.

Bị giới hạn đến 50 thành viên nên có thể sẽ bị bỏ lỡ một số cơ hội từ các nhà đầu tư khác;

Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác nên uy tín với đối tác sẽ bị ảnh hưởng.

>>>>> Tham khảo: Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên

Công ty cổ phần

+ Ưu điểm:

Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp. Nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.

Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề.

Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao.Thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.Công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu.Đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.

Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng. Do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng. Ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần. (Đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).

+ Nhược điểm:

Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp. Do số lượng các cổ đông có thể rất lớn. Có nhiều người không hề quen biết nhau. Và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.

Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế. Do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.

Việc khống chế người vào công ty, mua cổ phần sẽ khó hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

>>>>> Tham khảo: Thành lập Công ty cổ phần

Thứ hai: Chủ thể nào có quyền thành lập doanh nghiệp

Tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có các giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 đều có quyền thành lập công ty trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 như công chức, viên chức, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự,….

Thứ ba: Đặt tên doanh nghiệp

Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp về đặt tên công ty. Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp năm 2020.

Ngoài ra, khi đặt tên cần trách các điều cấm quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau:

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thứ tư: Đặt trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Nếu địa chỉ trụ sở chính đặt trong tòa nhà chung cư thì cần xem chức năng của tòa nhà có chức năng thương mại (làm văn phòng) không trước khi đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thứ năm: Ngành nghề kinh doanh khi thành lập

Các công ty có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm và phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.Có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty phải thỏa mãn các điều kiện trước khi đăng ký ngành nghề thì mới được phép kinh doanh hoạt động.

Thứ sáu: Vốn điều lệ bắt buộc khi thành lập

Một trong những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp nữa là vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần (khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020).

Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động một số ngành nghề và sẽ áp dụng để mức thuế mà công ty phải nộp nên cần cân nhắc số vốn hợp lý trước khi thành lập.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi gửi đến Qúy bạn đọc về vấn đề liên quan đến những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp. Trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, Khách hàng có vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6560 để được giải đáp.

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi thiết kế váy công chúa

[ad_1] ContentsThành lập doanh nghiệp là gì?Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp?– Đối với nhà nước– Đối với chủ thể doanh nghiệp– Đối với xã hội–…

Trò chơi Barbie trị thương

[ad_1]  ContentsThành lập doanh nghiệp là gì?Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp?– Đối với nhà nước– Đối với chủ thể doanh nghiệp– Đối với xã…

Trò chơi tiệm kem mùa đông

[ad_1] ContentsThành lập doanh nghiệp là gì?Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp?– Đối với nhà nước– Đối với chủ thể doanh nghiệp– Đối với xã hội–…

Trò chơi nước ép hoa quả

[ad_1]  ContentsThành lập doanh nghiệp là gì?Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp?– Đối với nhà nước– Đối với chủ thể doanh nghiệp– Đối với xã…

Trò chơi thủy thủ mặt trăng 6

[ad_1] ContentsThành lập doanh nghiệp là gì?Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp?– Đối với nhà nước– Đối với chủ thể doanh nghiệp– Đối với xã hội–…

Trò chơi đại lộ tử thần

[ad_1] ContentsThành lập doanh nghiệp là gì?Ý nghĩa của thành lập doanh nghiệp?– Đối với nhà nước– Đối với chủ thể doanh nghiệp– Đối với xã hội–…

Leave a Reply