Nhân viên part-time (bán thời gian) có cần hợp đồng và đóng bảo hiểm?

[ad_1]

Nhân viên làm part-time có cần hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm không? Quy chế đối với nhân viên part-time trong quan hệ lao động?

Bán thời gian (part-time) là gì?

Công việc bán thời gian hay còn gọi là Part-time dùng để chỉ những công việc không cố định về mặt thời gian, làm theo yêu cầu cụ thể (không toàn thời gian) thường thấy đối với một số trường hợp như sinh viên hoặc một số trường hợp mang tính chất cộng tác viên (mẹ bỉm sữa, nội trợ…) tận dùng thời gian rảnh để tạo ra thu nhập. Cụ thể tại Bộ luật lao động 2019 quy định:

Điều 32. Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, việc làm bán thời gian cũng là một trong các quan hệ lao động và được điều chỉnh bởi luật lao động. Do vậy, đơn vị sử dụng lao động cũng cần đảm bảo quyền lợi đối với người lao động bán thời gian.

Có cần ký hợp đồng lao động với lao động bán thời gian (parttime) ?

Theo quy định tại khoản 5 điều 3 và điều 13 bộ luật lao động 2019 thì việc phát sinh quan hệ lao động có trả lương, điều hành, giám sát…đã được coi là hợp đồng lao động (không phụ thuộc nội dung thỏa thuận). Theo đó, hợp đồng lao động có thể thực hiện bằng văn bản, dữ liệu điện tử hoặc lời nói (hợp đồng dưới 1 tháng)

Làm việc bán thời gian (part-time) có cần đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội với hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Theo đó, hợp đồng lao động part-time cũng phải đóng bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng quy định trên. Tuy nhiên, cần lưu ý theo khoản 3 điều 85 luật bảo hiểm xã hội 2014

Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
3. Người lao động không làm việckhông hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, người lao động bán thời gian sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đáp ứng 2 điều kiện:
1. Hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên
2. Thời gian không làm việc và không hưởng lương không quá 14 ngày

[ad_2]

Related Posts

Kê khai hóa đơn bỏ sót, thay thế, điều chỉnh

[ad_1] Kê khai thuế đối với các trường hợp bổ sót hóa đơn, hóa đơn thay thế, điều chỉnh như thế nào? Hướng dẫn kê khai hóa…

Quy định ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm

[ad_1] Nhãn của mỹ phẩm phải có những nội dung gì? Quy định về việc ghi nhãn mỹ phẩm như thế nào? Các yêu cầu đối với…

Phân biệt các loại hóa đơn điện tử

[ad_1] Hoá đơn điện tử có những loại nào? Các loại hoá đơn điện tử hiện nay? Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn…

Quy định về thời điểm lập hoá đơn

[ad_1] Thời điểm xuất, lập hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ là khi nào? Nguyên tắc xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ theo…

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

[ad_1] Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là chứng từ kèm theo hàng hóa làm căn cứ lưu thông trên thị trường khi doanh nghiệp…

Giấy tờ khi vận chuyển hàng hoá đi đường

[ad_1] Khi vận chuyển hàng hoá đi đường cần chứng từ gì? Các giấy tờ cần thiết khi doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá? Điều chuyển hàng…

Leave a Reply