Mức phạt đối với hành vi môi giới, mua dâm, bán dâm

[ad_1]

Hình thức xử phạt với các trường hợp dắt gái mại dâm, mua dâm, bán dâm được pháp luật quy định như thế nào? Quy định xử phạt với các hành vi mua dâm, bán dâm

Hiện nay ở nước ta, hoạt động mại dâm có xu hướng tăng, ước tính có khoảng 15.000 người bán dâm. Đặc biệt là việc xuất hiện những hình thức mại dâm mới: Gái gọi, du lịch tình dục, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, … Vậy hình thức xử phạt đối với các đối tượng có liên quan đến hoạt động này như thế nào ?

Đối với người môi giới mại dâm

Về xử lý vi phạm hành chính: Xử phạt đối với hoạt động môi giới mua dâm, bán dâm nhưng không thường xuyên tại nghị định 144/2021/NĐ-CP:

Điều 26. Hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm;
b) Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm;
c) Môi giới mua dâm, bán dâm.

Về xử lý vi phạm hình sự: Với hành vi của mình, người môi giới mại dâm có thể bị xử lý hình sự lên tới 15 năm tù theo quy định tại BLHS 2015.

Điều 328. Tội môi giới mại dâm
1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đối với người mua dâm

Về xử lý vi phạm hành chính: Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Hành vi mua dâm, bán dâm là các hành vi bị cấm thực hiện. Do đó người nào thực hiện hành vi này, tuỳ vào mức độ mà có mức xử phạt theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Hành vi mua dâm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này

Về xử lý vi phạm hình sự: Người mua dâm chỉ bị xử lý vi phạm hình sự khi có hành vi mua dâm đối với người dưới 18 tuổi.

Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đối với người bán dâm

Người bán dâm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Theo quy định hiện nay, hành vi bán dâm có mức phạt tối đa là 2.000.000 đồng.

Điều 25. Hành vi bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Xem thêm: Hành vi bán dâm không bị xử lý vi phạm hình sự

Tại sao người môi giới hay chưa chấp mại dâm bị xử lý hình sự?

Lý do đầu tiên của vấn đề này là trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) chỉ có quy định về tội môi giới và chứa chấp mại dâm tại điều 327 và 328

Về tội môi giới mại dâm

Môi giới mại dâm là hành vi làm trung gian bằng cách dụ dỗ hoặc dẫn dắt cho hoạt động mại dâm giữa người mua dâm và người bán dâm. Đây chính là những đối tượng dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm, tạo điều kiện cho hoạt động mại dâm được thực hiện trên thực tế.

Về tội chứa mại dâm

Chứa mại dâm là hành vi cho thuê, cho mướn địa điểm hoặc tạo các điều kiện vật chất khác cho hoạt động mại dâm; bố trí người canh gác bảo vệ cho hoạt động mại dâm; nhận gái mại dâm là người làm thuê, là nhân viên để che mắt nhà chức trách và cho hoạt động bán dâm; cho gái bán dâm hoạt động ở nơi kinh doanh của mình để trục lợi;

Hiện tại Việt Nam chưa hợp pháp hóa mại dâm do vậy, các hoạt động môi giới và chưa chấp mại dâm chưa được pháp luật công nhận. Hiện tại có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này so với một số nước trên thế giới. Tuy nhiên xét trên quan điểm tại Việt Nam thì đa số vẫn cho rằng điều này làm ảnh hưởng nhiều tới thuần phong, mỹ tục và kéo theo các loại tội phạm khác và tệ nạn xã hội do vậy vẫn chưa được công nhận

Về mua dâm và bán dâm

Hành vi mua dâm và bán dâm cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự công cộng. Các hành vi này chỉ thực hiện được khi có các tội phạm trên xảy ra – có môi giới và chứa chấp. Nhưng xét ở một góc độ khác, về hành vi mua dâm được coi là một nhu cầu sinh học của con người. Về hành vi bán dâm: Khi mà họ thực hiện hoạt động này họ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, sức khỏe thậm chí là tính mạng của họ.

[ad_2]

Related Posts

Kê khai hóa đơn bỏ sót, thay thế, điều chỉnh

[ad_1] Kê khai thuế đối với các trường hợp bổ sót hóa đơn, hóa đơn thay thế, điều chỉnh như thế nào? Hướng dẫn kê khai hóa…

Quy định ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm

[ad_1] Nhãn của mỹ phẩm phải có những nội dung gì? Quy định về việc ghi nhãn mỹ phẩm như thế nào? Các yêu cầu đối với…

Phân biệt các loại hóa đơn điện tử

[ad_1] Hoá đơn điện tử có những loại nào? Các loại hoá đơn điện tử hiện nay? Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn…

Quy định về thời điểm lập hoá đơn

[ad_1] Thời điểm xuất, lập hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ là khi nào? Nguyên tắc xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ theo…

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

[ad_1] Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là chứng từ kèm theo hàng hóa làm căn cứ lưu thông trên thị trường khi doanh nghiệp…

Giấy tờ khi vận chuyển hàng hoá đi đường

[ad_1] Khi vận chuyển hàng hoá đi đường cần chứng từ gì? Các giấy tờ cần thiết khi doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá? Điều chuyển hàng…

Leave a Reply