Mẫu Hợp đồng góp vốn kinh doanh mới nhất năm 2021 soạn thế nào?

[ad_1]

Hoạt động góp vốn là hoạt động được diễn ra phổ biến hiện nay, có thể là giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp hoặc giữa các đơn vị doanh nghiệp với nhau. Và mục đích góp vốn cũng rất đa dạng, như: góp vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, góp vốn thành lập công ty, góp vốn mua đất,…

Trong phạm vi bài viết dưới đây, cùng chúng tôi tìm hiểu về loại hợp đồng góp vốn kinh doanh và các mẫu hợp đồng góp vốn có liên quan.

>>> Tham khảo: Mẫu Hợp đồng EPC mới nhất năm 2021

Hợp đồng góp vốn kinh doanh là gì?

Hợp đồng góp vốn kinh doanh được hiểu là việc các bên cùng nhau thực hiện đóng góp công sức, tài sản để cùng thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận và phân chia lợi nhuận.

Các bên có thể cùng góp vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh, xác định số vốn kinh doanh và cử người đại diện đứng đầu chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh.

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN KINH DOANH

Căn cứ Bộ luật dân sự 2015,

Căn cứ vào nhu cầu và sự thỏa thuận của các bên,

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2020 Tại địa chỉ ………………………………………

Chúng tôi, gồm có:

Bên góp vốn (sau đây gọi tắt là bên A)

Họ tên: …………………………………… sinh năm: ………………………………

Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: … cấp ngày … nơi cấp …………….

Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………..

Bên nhận góp vốn (sau đây gọi tắt là bên B)

Họ tên: …………………………………… sinh năm: ………………………………

Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: … cấp ngày … nơi cấp …………….

Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………..

Sau khi hai bên thỏa thuận, thống nhất và đồng ý ký kết hợp đồng góp vốn kinh doanh, cam kết thực hiện đúng các điều khoản sau đây:

Điều 01. Mục đích góp vốn

Bên A và Bên B cùng góp vốn để thực hiện mục đích kinh doanh: ………………

Điều 02. Tài sản góp vốn

Bên A góp vốn bằng … VND, tương ứng với … % phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện mục đích kinh doanh.

Bên B góp vốn bằng … VND, tương ứng với … % phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện mục đích kinh doanh.

Phương thức góp vốn: có thể thực hiện bằng hình thức góp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản bằng đồng Việt Nam.

Điều 03. Thời hạn góp vốn

Hai bên thỏa thuận thống nhất thời hạn góp vốn quy định tại điều 02 trên trong thời gian từ  ngày … đến … tháng … năm 2020. Thời gian gia hạn góp vốn không quá … ngày và phải thực hiện thông báo cho bên còn lại.

Điều 04. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

  1. Quyền và nghĩa vụ của bên A

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

  1. Quyền và nghĩa vụ của bên B

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

Điều 05. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng, nếu có tranh chấp xảy ra, các bên sẽ cùng nhau thương lượng, bàn bạc để giải quyết trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc quyền lợi của mỗi bên.

Trong trường hợp tranh chấp đó không tự giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân nơi để giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Điều 06. Điều khoản cuối cùng

+ Các bên đồng ý và thực hiện đúng những nội dung đã ghi trong hợp đồng này.

+ Hợp đồng này được ký kết trên tinh thần tự nguyện, không bên nào bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng, nếu cần bổ sung hoặc thay đổi một nội dung nào đó trong hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận lập thêm Phụ lục hợp đồng (Phụ lục sẽ có giá trị pháp lý như hợp đồng).

+ Nếu bên nào vi phạm những nội dung mà hai bên đã tham gia ký kết sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường (trừ trường hợp xảy ra với lý do bất khả kháng).

+ Hai bên có trách nhiệm thực hiện việc thông báo kịp thời cho nhau về tiến độ thực hiện công việc kinh doanh. Đồng thời, thực hiện đảm bảo giữ bí mật các thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

Điều 07. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết.

Hợp đồng được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản và có giá trị pháp lý như nhau.

        ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                                                 ĐẠI DIỆN BÊN B

  (Ký và ghi rõ họ tên)                                                                                              (ký và ghi rõ họ tên)

>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất năm 2020

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa hai cá nhân

Download Tại đây

Hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa hai cá nhân được ký kết để thực hiện mục đích cùng nhau tham gia sản xuất kinh doanh. Vốn góp giữa hai bên có thể là công sức, tiền, các loại tài sản khác không phải là tiền như: quyền sử dụng đất, công trình, nhà ở,… để cùng nhau kinh doanh, phân chia lợi nhuận.

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa hai cá nhân, các bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh chúng tôi đã hướng dẫn soạn thảo ở phần trên.

Trong hợp đồng, cần lưu ý đảm bảo soạn thảo các nội dung sau:

+ Đảm bảo điền đầy đủ thông tin của các bên tham gia vào hợp đồng: bên góp vốn và bên nhận góp vốn.

+ Về phần tài sản góp vốn: Tài sản mà hai bên góp vốn có thể tiền mặt đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình, quyền sở hữu trí tuệ,…Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về tài sản góp vốn đó thuộc quyền sở hữu của ai để tránh xảy ra các vấn đề tranh chấp phát sinh trong quá trình đưa tài sản đó vào góp vốn.

+ Giá trị của các tài sản góp vốn: Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, trong trường hợp góp tài sản vào vốn điều lệ của doanh nghiệp, với những loại tài sản không phải là tiền được nêu ở trên thì phải được các thành viên hoặc cổ đông sáng lập hoặc đơn vị tổ chức thẩm định tiến hành định giá và thể hiện bằng tiền Việt Nam đồng.

+ Đảm bảo quy định rõ ràng về thời hạn góp vốn, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp, hiệu lực của hợp đồng.

>>> Tham khảo: Các thông tin mới nhất về hợp đồng góp vốn đầu tư năm 2021

Lưu ý gì trước khi ký hợp đồng góp vốn kinh doanh

Hiện nay, nhu cầu về hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể có nhu cầu với nhau là rất lớn. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro gặp phải trong thời gian hợp tác kinh doanh các bên cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Tìm hiểu đầy đủ, rõ ràng các quy định pháp luật liên quan đến ký kết hợp đồng góp vốn kinh doanh.

Tại sao lại phải tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan? Bởi lẽ việc tìm hiểu các quy định về hợp đồng và các quy định trực tiếp về hợp đồng góp vốn kinh doanh sẽ đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng, nội dung ký kết đúng quy định pháp luật. Đồng thời, đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng và hạn chế được những rủi ro do hợp đồng trái pháp luật gây ra.

Ngoài ra, việc các bên tham gia ký kết hợp đồng tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật giúp cho việc đàm phán, thỏa thuận ký kết hợp đồng được diễn ra dễ dàng hơn. Hạn chế được việc có thể bị đối tác lợi dụng những sơ hở trong hợp đồng để vi phạm hợp đồng, gây bất lợi cho mình trong việc thực hiện hợp đồng.

2. Cần tìm hiểu kỹ đối tác là ai

Việc tìm hiểu về đối tác không chỉ thực hiện khi lần đầu khi các bên giao kết hợp đồng góp vốn kinh doanh mà trong suốt quá trình phải thường xuyên cập nhật thông tin của bên đối tác để biết được các thông tin như: điều kiện, khả năng, những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình hợp tác. Từ đó, giúp chủ động hơn trong mọi hoạt động và hạn chế được những rủi ro không mong muốn.

3. Thực hiện đúng quy định pháp luật về hình thức hợp đồng

Tuyệt đối tuân thủ thực hiện đúng các quy định pháp luật về hình thức của hợp đồng. Các bên sau khi tìm hiểu về đối tác, thỏa thuận các nội dung của hợp đồng sẽ tiến hành lập thành văn bản và thực hiện công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hợp đồng đó có giá trị pháp lý.

4. Nội dung và các vấn đề cần lưu ý trong hợp đồng

Nội dung mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng không được trái đạo đức xã hội, không vi phạm các điều cấm của pháp luật, nếu vi phạm thì nội dung đó sẽ bị vô hiệu.

Khi soạn thảo hợp đồng, cần đảm bảo tính mạch lạc, rõ ràng, thể hiện chi tiết nội dung các điều khoản trong hợp đồng để xác định trách nhiệm của các bên.

Ngôn ngữ trong hợp đồng do các bên thỏa thuận (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Nếu hợp đồng sử dụng từ 02 ngôn ngữ trở lên thì có quy định cụ thể thứ tự ưu tiên sử dụng trong trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra. Sử dụng ngôn từ trong hợp đồng cũng lưu ý phải rõ ràng, không sử dụng từ nhiều nghĩa để tránh gây ra nhiều cách hiểu hoặc sử dụng từ ngữ sai chính tả.

Trên đây là thông tin và các vấn đề liên quan đến hợp đồng góp vốn kinh doanh mà chúng tôi muốn cung cấp đến Quý độc giả để tham khảo. Nếu còn bất cứ vấn đề gì cần được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn pháp lý 1900 6560.

>>> Tham khảo: Hợp đồng kinh tế là gì? Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất năm 2020

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi mua sắm 5

[ad_1] Một ngày đi Shopping 5 thuộc dòng game thời trang, nơi các bạn sẽ mua sắm nhiều loại dụng cụ và vật dụng khác nhau nhưng…

Trò chơi mua sắm 6

[ad_1] Một ngày đi Shopping 6 thuộc dòng game thời trang, nơi mà các bạn nhỏ sẽ phải bận rộn với công việc tìm kiếm và mua…

Trò chơi mua sắm 4

[ad_1] Một ngày đi Shopping 4 là dòng game thời trang, nơi mà chúng ta có nhiệm vụ và trách nhiệm mua sắm những món đồ mà…

Trò chơi mua sắm 3

[ad_1] Một ngày đi Shopping 3 thuộc dòng game thời trang, với nhiệm vụ mua sắm và tìm kiếm những món đồ mà các bạn đã được…

Game một ngày đi Shopping 2: Trò chơi đi Shopping

[ad_1] Một ngày đi Shopping 2 thuộc dòng game thời trang, khi mà các bạn nhỏ tiến hành đi mua sắm thả ga những món đồ mà…

Trò chơi làm thợ cắt tóc

[ad_1] Hớt tóc thuộc dòng game thời trang, khi mà các bạn sẽ hóa thân thành một thợ cắt tóc chuyên nghiệp nhằm tạo mẫu tóc cho…

Leave a Reply