Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý mới nhất năm 2021 cho bạn

[ad_1]

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một trong những loại hợp đồng thường xuyên được sử dụng tại các văn phòng hay công ty đang hoạt động trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vấn đề pháp lý.

Tuy nhiên không phải khách hàng nào có nhu cầu hỗ trợ pháp lý từ các văn phòng, công ty luật này đều nắm rõ về hình thức cũng như nội dung của loại hợp đồng này.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay của Tổng đài tư vấn 1900 6560, chúng tôi sẽ dành phần lớn nội dung để nói về khái niệm của hợp đồng pháp lý, cung cấp cho bạn mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý được cập nhật mới nhất và chuẩn xác nhất.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn những quy định về hình thức cũng như nội dung của loại hợp đồng này, cùng với đó là sẽ hướng dẫn bạn soạn hợp đồng dịch vụ pháp lý cụ thể.

>>> Tham khảo: Tổng hợp mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất năm 2021

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?

Hợp đồng dịch vụ pháp lý được xem như một trong những loại hợp đồng dân sự.

– Với mục đích chính là ghi nhận sự thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện giữa các bên có tham gia giao kết hợp đồng.

– Nôị dung cơ bản và những vấn đề liên quan được đề cập tới trong hợp đồng là những công việc mỗi bên cần làm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, cụ thể như là:

+ Bên văn phòng, công ty hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ pháp lý (đại diện cụ thể là luật sư) sẽ cung cấp những dịch vụ pháp lý (có thể là tư vấn, giải thích pháp luật; hướng dẫn viết mẫu đơn kiện, đơn ly hôn, v.v…;hướng dẫn các thủ tục về ly hôn, thủ tục chuyển nhượng đất, v.v… và trợ giúp rất nhiều những vấn đề khác như là giải quyết tranh chấp đất đai, chia tài sản thừa kế, xử phạt hành chính, v.v…; nhận tranh tụng bảo vệ quyền lợi của khách hàng – người có nhu cầu) và nhận về mình một khoản lợi vật chất được coi như bù đắp công sức mình bỏ ra

+ Bên có nhu cầu sử dụng một hoăc một số dịch vụ pháp lý trên (có thể gọi chung là khách hàng) sẽ liên hệ với những văn phòng, công ty luật có cung cấp những dịch vụ pháp lý mình cần và có trách nhiệm phải trả khoản lợi bằng vật chất coi như tiền công, thù lao (có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển qua tài khoản).

– Chủ thể tham gia vào hợp đồng dịch vụ pháp lý thường bao gồm:

+ Bên cung ứng dịch vụ pháp lý: có thể là luật sư, chuyên viên tại văn phòng, công ty luật, v.v… (những người hoạt động hợp pháp về lĩnh vực dịch vụ này)

+ Bên thuê, sử dụng dịch vụ pháp lý: là những khách hàng đang có nhu cầu hỗ trợ những dịch vụ như là hướng dẫn viết đơn ly hôn, đơn kiện, lập di chúc, v.v…; hướng dẫn thủ tục hành chính, cấp sổ đỏ; thuê luật sư tranh tụng tại phiên toà, v.v…

– Đối tượng của hợp đồng dịch vụ pháp lý: là các dịch vụ pháp lý do các bên cung cấp và có yêu cầu sử dụng được thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng.

>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng mới nhất

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———***———-

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

(Số : 06/2020/HĐ)

Hôm nayngày 24 tháng 06 năm 2020, tại Hà Nội

Chúng tôi gồm có:

Bên thuê dịch vụ (Bên A):

Người đại diện: NGUYỄN VĂN TÍNH

Địa chỉ: SN 119, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 035816xxxx

Số tài khoản: 1258000000xxx Mở tại ngân hàng: BIDV chi nhánh Chương Dương

Bên cung cấp dịch vụ (Bên B):

Người đại diện: PHẠM THI KIM THANH

Chức vụ: Luật sư

Địa chỉ: Tòa nhà N09, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0929352xxx

Số tài khoản: 3356000000xxx Mở tại ngân hàng: Agribank Hào Nam

Sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên nhất trí ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với các điều khoản sau:

Điều 1Nội dung vụ việc và các dịch vụ pháp lý

1.1. Nội dung vụ việc:

1.2. Các dịch vụ pháp lý:

Điều 2. Thù lao, chi phí và phương thức thanh toán

2.1. Thù lao:

– Theo giờ 8h sáng; Theo ngày 24 ; Theo tháng 06;

– Theo vụ việc với mức thù lao cố định 10.000.000 (Mười triệu đồng);

– Theo vụ việc với mức thù lao theo tỷ lệ 10%;

2.2. Chi phí:

– Chi phí đi lại, lưu trú: 500.000 đồng

– Chi phí sao lưu hồ sơ: 200.000 đồng

– Chi phí Nhà nước: 500.000 đồng

– Thuế giá trị gia tăng: 1.000.000 đồng

2.3. Phương thức và thời hạn thanh toán thù lao, chi phí: chuyển khoản

2.4. Tính thù lao và chi phí trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng; gấp đôi giá trị hợp đồng

Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

3.1. Bên A có quyền:

  1. a) Yêu cầu Bên B thực hiện các dịch vụ pháp lý đã thoả thuận với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho Bên A;
  2. b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu xét thấy việc thực hiện công việc không mang lại lợi ích cho Bên A nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bên B biết trước 15 ngày đồng thời phải thanh toán cho Bên B các khoản thù lao, chi phí theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này.
  3. c) Đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế xảy ra nếu Bên B vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ đã thoả thuận.

3.2. Bên A có nghĩa vụ:

  1. a) Đảm bảo các thông tin, tài liệu do Bên A cung cấp cho bên B là sự thật;
  2. b) Cung cấp kịp thời các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để Bên B thực hiện công việc.
  3. c) Thanh toán tiền thù lao, chi phí cho Bên B theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này.
  4. d) Thanh toán thù lao và chi phí theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này và bồi thường các thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

4.1. Quyền của Bên B:

  1. a) Yêu cầu Bên A cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc.
  2. b) Yêu cầu Bên A thanh toán thù lao và chi phí theo thoả thuận.
  3. c) Yêu cầu Bên A thanh toán thù lao, chi phí và bồi thường những thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

4.2. Nghĩa vụ của Bên B:

  1. a) Thực hiện công việc đã thoả thuận với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm để đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho Bên A.
  2. b) Không được giao cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên A.
  3. c) Thông báo kịp thời cho Bên A về mọi vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện công việc. Thông báo này được thực hiện bằng điện thoại, lời nói trực tiếp. Việc thông báo bằng văn bản viết, fax, email từ địa chỉ email của Bên B cho Bên A chỉ được thực hiện nếu Bên A có yêu cầu bằng văn bản viết, bản fax hoặc email từ số máy fax, địa chỉ email mà Bên A cung cấp cho Bên B trong hợp đồng này.
  4. d) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu, chứng cứ hoặc sự kiện liên quan đến Bên A mà Bên B biết được trong quá trình thực hiện công việc. Chỉ được công bố các thông tin, tài liệu, chứng cứ, sự kiện đó nếu được sự đồng ý bằng văn bản viết, bản fax hoặc email từ từ những số máy fax, địa chỉ email hợp lệ của Bên A.

đ) Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu hoặc tiết lộ thông tin trái thoả thuận.

  1. e) Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Điều 5. Thời hạn thực hiện hợp đồng

Trong thoài hạn 1 tháng tính từ thời điểm giao kết ngày 24/6/2020

  1. Điều khoản chung

6.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng, những điều khoản không có trong hợp đồng được thực hiện theo các luật viện dẫn trong Hợp đồng này và các văn bản hướng dẫn của các luật đó.

6.2. Nếu phát sinh tranh chấp về hợp đồng, các bên sẽ tiến hành thương lượng, thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, một trong các bên có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.

6.3. Hợp đồng được lập thành 04 bản, các bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.

6.4. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày 24/6/2020

ĐẠI DIỆN BÊN A

(ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Tính

NGUYỄN VĂN TÍNH

ĐẠI DIỆN BÊN B

(ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Thanh

PHẠM THỊ KIM THANH

>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất

Quy định về hợp đồng dịch vụ pháp lý

Quy định về hợp đồng dịch vụ được Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận rất rõ trong các điều từ 513 đến Điều 521.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng là một loại hợp đồng dịch vụ vì thế cungx có những quy định tương tự đối với hợp đồng dịch vụ nói chung.

Ngoài những quy định về định nghĩa hợp đồng dịch vụ, đối tượng của hợp đồng dịch vụ chúng tôi đã nêu và phân tích ở phần bài viết phía trên thì còn những quy định cũng được Bộ luật Dân sự 2015 nhắc tới và hướng dẫn cụ thể, đó là:

– Quy định về nghĩa vụ của bên sử dụng, bên muốn thuê về dịch vụ pháp lý:

Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc tính chất công việc yêu cầu thì bên sử dụng, muốn thuê dịch vụ pháp lý sẽ phải cung cấp những thông tin, tài liệu, chứng cứ, công cụ cần thiết có thể hỗ trợ để hoàn thành công việc cho bên cung cấp dịch vụ pháp lý.

Bên sử dụng, bên thuê dịch vụ pháp lý cũng có trách nhiệm phải trả một khoản vật chất được xem như để trả công cho bên cung ứng dich vụ giúp mình hoàn thành công việc.

– Quy định về quyền của bên sử dụng, bên muốn thuê về dịch vụ pháp lý:

Bên sử dụng, bên muốn thuê về dịch vụ pháp lý có quyền yêu cầu bên cung cấp dich vụ được thuê tiến hành công việc theo đúng tính chất, số lượng, thời gian, địa điểm, cũng như các thỏa thuận có liên quan khác.

Trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ pháp lý trong quá trình tiến thực thi công việc có vi phạm các quy định về nghĩa vụ của mình ở mức nghiêm trọng thì bên thuê dịch vụ pháp lý được quyền chấm dứt hợp đồng theo cách thức đơn phương chấm dứt và có thể yêu cầu bên cung ứng dịch vụ pháp lý phải bồi thường thệt hại.

– Quy định về nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ:

Bên cung cấp dich vụ được thuê phải tiến hành công việc theo đúng tính chất, số lượng, thời gian, địa điểm, cũng như các thỏa thuận có liên quan khác.

Khi không có sự chấp thuận của bên thuê dịch vụ pháp lý thì không được ủy quyền cho bên thứ ba tiến hành công việc đã được giao.

Chịu trách nhiệm bảo quản và trao trả lại các tài liệu, chứng cứ, công cụ đã nhận trước đó từ phía bên thuê dịch vụ.

Cam kết bảo mật những thông tin liên quan đến nội dung thực hiện công việc (những thông tin quan trọng, có quy định cần bảo mật)

Khi gây ra thiệt hại, làm mất mát, hư hại công cụ, các giấy tờ, tài liệu đã nhận trước đó hoặc làm lộ thông tin cần giữ bí mật của đôí khác thì phải có trách nhiệm bồi thường.

– Ngoài ra, trong Bộ luật Dân sự 2015 cũng có những quy định về nghĩa vụ phải trả tiền khi sử dụng dịch vụ cũng như nêu ra những trường hợp cụ thể được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Hướng dẫn soạn hợp đồng dịch vụ pháp lý

Để soạn được một bản hợp đồng dịch vụ pháp lý thì bạn cần đảm bảo những nội dung tại phần 3 của bài viết này quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý và có hình thức tương tự như mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý mà chúng tôi đã cung cấp tại phần 2 của bài viết.

>>> Xem thêm: Hợp đồng nguyên tắc là gì? Những thông tin bạn cần biết

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi Bida 3D online

[ad_1] ContentsHợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lýQuy định về hợp đồng dịch vụ pháp lýHướng dẫn soạn hợp đồng…

Trò chơi quán nước giải khát

[ad_1] ContentsHợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lýQuy định về hợp đồng dịch vụ pháp lýHướng dẫn soạn hợp đồng…

Trò chơi đẳng cấp thú cưng

[ad_1] ContentsHợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lýQuy định về hợp đồng dịch vụ pháp lýHướng dẫn soạn hợp đồng…

Trò chơi đấu sĩ thời la mã

[ad_1]  ContentsHợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lýQuy định về hợp đồng dịch vụ pháp lýHướng dẫn soạn hợp…

Game cóc bắn bóng: Totemia Cursed Marbles

[ad_1] ContentsHợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lýQuy định về hợp đồng dịch vụ pháp lýHướng dẫn soạn hợp đồng…

Game xếp hình kẹo ngọt Candy: Candy Era

[ad_1]  ContentsHợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lýQuy định về hợp đồng dịch vụ pháp lýHướng dẫn soạn hợp…

Leave a Reply