Quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai

Quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai như thế nào? Hãy cùng Công ty luật FBLAW chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai

1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai:

Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

1.2. Đặc điểm

+ Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp; + Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai; + Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

2. Quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai và Các dạng tranh chấp đất đai

2.1.Tranh chấp về quyền sử dụng đất

+ Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau; + Tranh chấp về QSDĐ, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế; quan hệ li hôn giữa vợ và chồng; + Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác; + Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác.

2.2.Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Việc một bên vi phạm, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng làm phát sinh tranh chấp. Thông thường có các loại tranh chấp sau: + Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ; + Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng bào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

2.3.Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su; giữa đất hương hỏa với đất thổ cư…trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.

3. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

Nguyên nhân khách quan: + Chiến tranh kéo dài đã để lại hậu quả khác nhau trên cả hai miền: Miền Bắc, sau cách mạng tháng Tám và sau năm 1953, Đảng và Chính Phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân.

Năm 1960, thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được đưa vào làm tư liệu sản xuất chung, thuộc sở hữu tập thể, do đó tình hình sử dụng đất tương đối ổn định. Miền nam, sau hai cuộc kháng chiến, tình hình sử dụng đất có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Trong 9 năm kháng chiến từ 1845 – 1954, Chính Phủ đã tiến hành cấp chia ruộng đất 02 lần cho nông dân.

Nhưng đến cuối năm 1957, ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện việc cải cách điền địa, thực hiện việc “truất hữu” nhằm xóa bỏ thành quả cách mạng, gây ra những xáo trộn lớn về quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân. + Sau năm 1975, Nhà nước tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp đồng thời xây dựng hàng loạt các nông trường, lâm trường, trang trại…. + Hiện nay, trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, việc thu hòi đất để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án đầu tư làm cho quỹ đất canh tác ngày càng giảm.

Đặc biệt, do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường làm cho giá đất tăng đã và đang là những áp lực lớn gây nên tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai một cách gay gắt.

Nguyên nhân chủ quan:

+ Về cơ chế quản lý + Về cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đến đất đai

+ Về chính sách pháp luật, đất đai

4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân: Điều 203, Luật đất đai 2013 quy định:

Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100, Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc các loại giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của BLTTDS.

– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND: Nếu các bên đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật đất đai và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yeue cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, điều 203 Luật đất đai.

-Lưu ý: Về căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có giấy tờ về QSDĐ, các cấp có thẩm quyền phải xem xét khách quan, tình hình sử dụng đất cụ thể tại địa phương để có quyết định đúng đắn. Các căn cứ bao gồm: + Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra; + Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đất đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương; + Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt; + Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước; + Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ.

Hỗ trợ tối đa cho khách hàng tại Nghệ An cũng như trên cả nước tất cả các vấn đề về tranh chấp đất đai. Còn chần chừ gì nữa hay đến với FBLAW chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất!

Related Posts

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 1. Luật sư tư vấn về hợp đồng, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất…

Luật đất đai

Luật đất đai là bộ luật do Quốc hội ban hành, đưa ra các quy định về việc sử dụng và quản lý đất đai. Các nội…

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang cho con

Cơ sở pháp lý – Bộ luật dân sự 2015 – Luật đất đai 2013 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP Tặng cho quyền sử dụng đất từ bố…

Luật sư giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Cơ sở pháp lý – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 – Luật đất đai 2013 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP – Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Tranh chấp…

Luật Sư Tư Vấn Luật Đất Đai Miễn Phí Qua Tổng Đài

Đất đai là tài sản có giá trị lớn, cho nên các rủi ro và tranh chấp xoay quanh lĩnh vực này tương đối nhiều. Bên cạnh…

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột với nhau

Tranh chấp đất đai giữa anh em là một vấn không mấy xa lạ hiện nay, theo phong tục tập quán của người Việt Nam thường giải…

Leave a Reply