Luật sư là gì? Tổ chức hành nghề luật sư là gì?

[ad_1]

Đời sống xã hội ngày càng phát triển và được nâng cao như hiện nay thì nghề luật sư và tổ chức hành nghề luật sư được nhìn nhận với tư cách là một nghề nghiệp có vị thế và vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc đem lại công bằng, bình đẳng cho xã hội.

Để trở thành luật sư hay để thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo những quy định của pháp luật.

Bài viết Luật sư là gì? Tổ chức hành nghề luật sư là gì?” chúng tôi xin cung cấp thông tin tới Quí vị

Luật sư là gì?

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi năm 2012, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Bằng những kiến thức pháp luật của mình, Luật sư độc lập thực hiện các hoạt động tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần tích cực bảo vệ pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Điều kiện để trở thành Luật sư là như thế nào?

Ngoài việc giải đáp luật sư là gì, chúng tôi xin lưu ý tới bạn đọc các điều kiện để trở thành luật sư.

Theo Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi năm 2012 quy định về điều kiện để trở thành Luật sư như sau:

Một là: Là công dân Việt Nam.

Để trở thành Luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng là công dân Việt Nam, trung thành Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt.

Hai là: Có bằng cử nhân luật

Hiện nay, Việt Nam có khá nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành Luật, có thể điểm qua một số cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng như: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương Mại…

Trải qua 04 năm đại học, đáp ứng được các điều kiện tối thiểu và bắt buộc của nhà trường sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Cử nhân luật.

Ba là: Tham gia vào lớp đào tạo luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư và Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư

Sau khi có bằng Cử nhân luật, mỗi người tiếp tục học tại cơ sở đào tạo nghề luật sư trong thời gian 12 tháng. Hiện nay cơ sở đào tạo luật sư chỉ có ở Học viện tư pháp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

Bốn là: Trải qua kỳ tập sự tại Tổ chức hành nghề Luật sư

Sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo nghề tại Học viện tư pháp, cử nhân Luật bắt buộc phải đăng ký tập sự tại một tổ chức hành nghề Luật sư trong thời gian 12 tháng. Người tập sự sẽ đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.

Trường hợp ngoại lệ: Miễn, giảm thời gian tập sư hành nghề Luật sư

– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.

– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luậtđược giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.

– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.

Năm là: Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư

Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư và nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.

Trường hợp ngoại lệ được miễn kiểm tra: Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Sáu là: Cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp.

Bảy là: Gia nhập đoàn luật sư và được cấp thẻ luật sư

Sau khi có Chứng chỉ hành nghề Luật sư, cá nhân có quyền lựa chọn gửi hồ sơ gia nhập vào một Đoàn Luật sư bất kỳ để hành nghề.

Kể từ ngày có quyết định gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư cho người gia nhập Đoàn luật sư theo quy định của Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi năm 2012.

Quyền và nghĩa vụ của Luật sư theo Luật Luật sư?

Luật sư có các quyền sau đây:

– Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư và quy định của pháp luật có liên quan;

– Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

– Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư;

– Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

– Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

– Và các quyền khác theo quy định của Luật luật sư 2006, sửa đổi năm 2012.

Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

– Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật Luật sư;

– Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

– Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

– Thực hiện trợ giúp pháp lý;

– Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Tổ chức hành nghề luật sư là gì?

Tổ chức hành nghề luật sư là một chủ thể kinh doanh được thành lập bởi một hoặc nhiều luật sư để tham gia vào việc hành nghề luật như:

+ Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính…;

+ Thực hiện tư vấn pháp luật cho khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp);

+ Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;….

Theo quy định tại Điều 32 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi năm 2012, Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

+ Văn phòng luật sư;

+ Công ty luật.

Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Luật Luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề Luật sư?

Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này; Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở nhiều Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

Việc lựa chọn tên của Văn phòng Luật sư hoặc công ty Luật phải theo quy định của Luật doanh nghiệp và phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Luật sư”; “ Công ty Luật hợp danh” hoặc “Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn”; không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề Luật sư khác đã được đăng ký hoạt động; Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành thành lập không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định Luật Luật sư.

Bài viết trên đây đã giải đáp những thông tin xung quanh luật sư là gì. Trong quá trình tham khảo bài viết, Quý vị còn những vướng mắc có thể gọi tới số 1900 6560 để được tư vấn rõ ràng, cụ thể.

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi quán nước giải khát

[ad_1] ContentsLuật sư là gì?Điều kiện để trở thành Luật sư là như thế nào?Quyền và nghĩa vụ của Luật sư theo Luật Luật sư?Tổ chức hành…

Trò chơi đẳng cấp thú cưng

[ad_1] ContentsLuật sư là gì?Điều kiện để trở thành Luật sư là như thế nào?Quyền và nghĩa vụ của Luật sư theo Luật Luật sư?Tổ chức hành…

Trò chơi đấu sĩ thời la mã

[ad_1]  ContentsLuật sư là gì?Điều kiện để trở thành Luật sư là như thế nào?Quyền và nghĩa vụ của Luật sư theo Luật Luật sư?Tổ chức…

Game cóc bắn bóng: Totemia Cursed Marbles

[ad_1] ContentsLuật sư là gì?Điều kiện để trở thành Luật sư là như thế nào?Quyền và nghĩa vụ của Luật sư theo Luật Luật sư?Tổ chức hành…

Game xếp hình kẹo ngọt Candy: Candy Era

[ad_1]  ContentsLuật sư là gì?Điều kiện để trở thành Luật sư là như thế nào?Quyền và nghĩa vụ của Luật sư theo Luật Luật sư?Tổ chức…

Game siêu sao bóng chày: Baseball Pro

[ad_1]  ContentsLuật sư là gì?Điều kiện để trở thành Luật sư là như thế nào?Quyền và nghĩa vụ của Luật sư theo Luật Luật sư?Tổ chức…

Leave a Reply