Luật Kinh Doanh Online 2018, Kinh Doanh Online Cần Quan Tâm Những Vấn Đề Gì

https://www.youtube.com/watch?v=tps://www.youtube.com/playlist

Phải thông báo thành lập web TMĐT bán hàng

Một trong những điều kiện để thiết lập website thương mại điện tử bán hàng là phải thông báo với Bộ Công Thương thông qua công cụ thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Bạn đang xem: Luật kinh doanh online 2018

Bạn đang xem: Luật kinh doanh online 2018

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

CHÍNH PHỦ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 52/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật thương mại ngày 14tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật công nghệ thông tinngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật cạnh tranh ngày 03tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ CôngThương;

Chính phủ ban hành Nghị định vềthương mại điện tử,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Nghị định này quy định về việc pháttriển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với cácthương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnhthổ Việt Nam, bao gồm:

a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân ViệtNam;

b) Cá nhân nước ngoài cư trú tại ViệtNam;

c) Thương nhân, tổ chức nước ngoài cósự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòngđại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp vớiBộ Thông tin và Truyền thông căn cứ điều kiện kinh tế, xã hội và yêu cầu quảnlý của từng thời kỳ để hướng dẫn các biện pháp quản lý đối với thương nhân, tổchức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động thương mại điện tử với chủ thể ViệtNam.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Hoạt động thương mại điện tử là việctiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phươngtiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạngmở khác.

2. Chương trình phát triển thương mạiđiện tử quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động phát triểnthương mại điện tử theo từng giai đoạn nhằm mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ ứng dụngthương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giao dịchthương mại trong nước và xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại điện tửtheo hướng hiện đại hóa.

3. Chứng từ điện tử trong giao dịchthương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thôngbáo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưara liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.

Chứng từ điện tử trong Nghị định nàykhông bao gồm hối phiếu, lệnh phiếu, vận đơn, hóa đơn gửi hàng, phiếu xuất nhậpkho hay bất cứ chứng từ có thể chuyển nhượng nào cho phép bên nắm giữ chứng từhoặc bên thụ hưởng được quyền nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc được trả một khoản tiền.

4. Người khởi tạo là bên, hoặc ngườiđại diện của bên đó, đã tạo ra hoặc gửi đi chứng từ điện tử trước khi lưu trữnó. Người khởi tạo không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gianliên quan tới chứng từ điện tử.

5. Người nhận là bên nhận được chứngtừ điện tử theo chủ ý của người khởi tạo. Người nhận không bao gồm bên hoạt độngvới tư cách là người trung gian liên quan tới chứng từ điện tử.

6. Hệ thống thông tin tự động là hệthống thông tin được sử dụng để khởi tạo, gửi, nhận, hoặc phản hồi các thông điệpdữ liệu nhưng không có sự can thiệp hoặc kiểm tra của con người mỗi lần một hoạtđộng được thực hiện.

7. Địa điểm kinh doanh là cơ sở cố địnhđể tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hànghóa hay dịch vụ.

8. Website thương mại điện tử (dướiđây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ mộtphần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ,từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịchvụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

9. Sàn giao dịch thương mại điện tửlà website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân khôngphải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình muabán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Sàn giao dịch thương mại điện tửtrong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.

10. Website khuyến mại trựctuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thựchiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân kháctheo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

11. Website đấu giá trực tuyến làwebsite thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cánhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mìnhtrên đó.

12. Chức năng đặt hàng trực tuyến làmột chức năng được cài đặt trên website thương mại điện tử hoặc trên thiết bị đầucuối của khách hàng và kết nối với website thương mại điện tử để cho phép kháchhàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bốtrên website đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động.

13. Thông tin cá nhân là các thôngtin góp phần định danh một cá nhân cụ thể, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ nhàriêng, số điện thoại, thông tin y tế, số tài khoản, thông tin về các giao dịchthanh toán cá nhân và những thông tin khác mà cá nhân mong muốn giữ bí mật.

Thông tin cá nhân trong Nghị định nàykhông bao gồm thông tin liên hệ công việc và những thông tin mà cá nhân đã tựcông bố trên các phương tiện truyền thông.

14. Thu thập thông tin cá nhân là hoạtđộng thu thập để đưa vào một cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin cá nhân của nhiều ngườitiêu dùng là khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng của thương nhân, tổ chức, cánhân hoạt động thương mại điện tử.

15. Dịch vụ chứng thực hợp đồng điệntử là dịch vụ của bên thứ ba về lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của chứng từđiện tử do các bên khởi tạo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.

Điều 4. Các hànhvi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử

1. Vi phạm về hoạt động kinh doanhthương mại điện tử:

a) Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếpthị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng mộtkhoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặclợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới;

b) Lợi dụng thương mại điện tử đểkinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa,dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;

c) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinhdoanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức,cá nhân khác;

d) Cung cấp các dịch vụ thương mại điệntử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khichưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo các quy định của Nghị định này;

đ) Cung cấp các dịch vụ thương mại điệntử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khôngđúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;

e) Có hành vi gian dối hoặc cung cấpthông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập websitethương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăngký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thươngmại điện tử.

2. Vi phạm về thông tin trên websitethương mại điện tử:

a) Giả mạo thông tin đăng ký hoặckhông tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng kýtrên website thương mại điện tử;

b) Sử dụng biểu trưng của các chươngtrình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chươngtrình này công nhận;

c) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưnghoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liênhệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp nhữngthông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vựcwebsite có gắn đường dẫn này.

3. Vi phạm về giao dịch trên websitethương mại điện tử:

a) Thực hiện các hành vi lừa đảokhách hàng trên website thương mại điện tử;

b) Giả mạo thông tin của thương nhân,tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;

c) Can thiệp vào hệ điều hành và trìnhduyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc kháchhàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

4. Các vi phạm khác:

b) Giả mạo hoặc sao chép giao diệnwebsite thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợihoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổchức, cá nhân đó.

Điều 5. Nội dungquản lý nhà nước về thương mại điện tử

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơchế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điệntử.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện cácvăn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩnứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điệntử đặc thù.

3. Quản lý, giám sát các hoạt độngthương mại điện tử.

4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dụcpháp luật về thương mại điện tử.

5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiêncứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.

6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tưvấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.

7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo,bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.

8. Thống kê về thương mại điện tử.

9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcthương mại điện tử.

10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.

Điều 6. Trách nhiệmquản lý nhà nước về thương mại điện tử

1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nướcvề thương mại điện tử.

Điều 7. Chươngtrình phát triển thương mại điện tử quốc gia

1. Nhà nước có chính sách và biệnpháp thích hợp nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển minh bạch, bền vữngthông qua Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.

2. Nội dung hoạt động thuộc Chươngtrình phát triển thương mại điện tử quốc gia gồm:

a) Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầngthương mại điện tử;

b) Tuyên truyền, phổ biến, nâng caonhận thức về thương mại điện tử;

c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lựcthương mại điện tử;

d) Phát triển các sản phẩm, giải phápthương mại điện tử;

đ) Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụngthương mại điện tử;

e) Hợp tác quốc tế về thương mại điệntử;

g) Nâng cao năng lực quản lý và tổ chứchoạt động phát triển thương mại điện tử;

h) Các nội dung khác.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định về đốitượng tham gia, phạm vi áp dụng, cơ chế quản lý, hỗ trợ kinh phí của Chươngtrình phát triển thương mại điện tử quốc gia.

Điều 8. Thống kêvề thương mại điện tử

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương thu thập số liệu thống kê về tình hình ứng dụng thương mạiđiện tử của địa phương, hàng năm báo cáo Bộ Công Thương để tổng hợp.

2. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịchvụ thương mại điện tử có nghĩa vụ định kỳ báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụcủa mình để phục vụ công tác thống kê thương mại điện tử.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy địnhcụ thể chế độ báo cáo thống kê đối với các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụthương mại điện tử và các địa phương có doanh nghiệp hoạt động kinh doanhthương mại điện tử.

Chương 2.

GIAO KẾT HỢP ĐỒNGTRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

MỤC 1. CHỨNG TỪ ĐIỆNTỬ TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI

Điều 9. Giá trịpháp lý như bản gốc

1. Chứng từ điện tử trong giao dịchthương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:

a) Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tínhtoàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin đượckhởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;

b) Thông tin chứa trong chứng từ điệntử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn làthông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thứcphát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử.

3. Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậylà khi một trong những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữacác bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử:

a) Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký sốdo tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;

b) Lưu trữ chứng từ điện tử tại hệ thốngcủa một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử đã được cấp phépmà các bên thỏa thuận lựa chọn;

c) Có sự bảo đảm từ phía thương nhân,tổ chức cung cấp hạ tầng cho việc khởi tạo, gửi và lưu trữ chứng từ điện tử vềtính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi vàlưu trữ trên hệ thống;

d) Biện pháp khác mà các bên thống nhấtlựa chọn.

Điều 10. Thời điểm,địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử

1. Thời điểm gửi một chứng từ điện tửlà thời điểm chứng từ điện tử đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soátcủa người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo. Trong trường hợp chứng từđiện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạohay đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từđiện tử.

2. Trong trường hợp các bên không cóthỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điệntử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được.

3. Địa điểm kinh doanh của người khởitạo được coi là địa điểm gửi chứng từ điện tử và địa điểm kinh doanh của ngườinhận được coi là địa điểm nhận chứng từ điện tử.

Điều 11. Địa điểmkinh doanh của các bên

1. Địa điểm kinh doanh của mỗi bên làđịa điểm do bên đó chỉ ra, trừ khi bên khác nêu rõ bên đó không có địa điểmkinh doanh tại địa điểm này.

2. Trong trường hợp một bên có nhiềuđịa điểm kinh doanh nhưng không chỉ ra địa điểm kinh doanh nào thì địa điểmkinh doanh là địa điểm có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng liên quan xéttới mọi bối cảnh trước và tại thời điểm giao kết hợp đồng.

3. Trong trường hợp một cá nhân khôngcó địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh là nơi đăng ký thường trú của cánhân đó.

4. Một địa điểm không được coi là địađiểm kinh doanh nếu địa điểm đó chỉ là nơi đặt máy móc, thiết bị công nghệ củahệ thống thông tin do một bên sử dụng để giao kết hợp đồng hoặc chỉ là nơi cácbên khác có thể truy cập hệ thống thông tin đó.

5. Một địa danh gắn với tên miền hayđịa chỉ thư điện tử của một bên không nhất thiết liên quan tới địa điểm kinhdoanh của bên đó.

Điều 12. Thôngbáo về đề nghị giao kết hợp đồng không có bên nhận cụ thể

Một thông báo bằng chứng từ điện tử vềđề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chỉ là thông báo mờiđề nghị giao kết hợp đồng. Thông báo đó chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng,trừ khi bên thông báo chỉ rõ tại thông báo đó trách nhiệm của mình trong trườnghợp nhận được trả lời chấp nhận.

Điều 13. Sử dụnghệ thống thông tin tự động

Hợp đồng được giao kết từ sự tươngtác giữa một hệ thống thông tin tự động với một người hoặc giữa các hệ thốngthông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sựkiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thốngthông tin tự động thực hiện hay hợp đồng được giao kết.

Điều 14. Lỗi nhậpthông tin trong chứng từ điện tử

1. Trường hợp một người mắc phải lỗinhập thông tin trong một chứng từ điện tử được sử dụng để trao đổi với hệ thốngthông tin tự động của bên khác nhưng hệ thống thông tin tự động này không hỗ trợcho người đó sửa lại lỗi thì người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà ngườiđó đại diện có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi nếu đáp ứng hai điềukiện sau:

a) Ngay khi biết có lỗi, người đó hoặcthương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện thông báo cho bên kia về lỗivà nêu rõ đã mắc phải lỗi trong chứng từ điện tử này;

b) Người đó hoặc thương nhân, tổ chức,cá nhân mà người đó đại diện vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vậtchất hay giá trị nào từ hàng hóa, dịch vụ nhận được từ bên kia.

2. Quyền rút bỏ phần chứng từ điện tửcó lỗi không ảnh hưởng tới trách nhiệm giải quyết hậu quả các lỗi phát sinhngoài những quy định tại Khoản 1 Điều này.

MỤC 2. GIAO KẾT HỢPĐỒNG SỬ DỤNG CHỨC NĂNG ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Điều 15. Thôngbáo mời đề nghị giao kết hợp đồng

Nếu một website thương mại điện tử cóchức năng đặt hàng trực tuyến áp dụng cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể đượcgiới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụvà các điều khoản liên quan được coi là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồngcủa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng theo quy định tại Điều 12 Nghị địnhnày.

Điều 16. Cung cấpcác điều khoản của hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trênwebsite thương mại điện tử

Website thương mại điện tử có chứcnăng đặt hàng trực tuyến phải cung cấp cho khách hàng thông tin về các điều khoảncủa hợp đồng được quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này trước thời điểmkhách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 17. Đề nghịgiao kết hợp đồng

Chứng từ điện tử do khách hàng khởi tạovà gửi đi bằng cách sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến được coi là đề nghịgiao kết hợp đồng của khách hàng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ gắn kèm chứcnăng đặt hàng trực tuyến đó.

Điều 18. Rà soátvà xác nhận nội dung hợp đồng

Website thương mại điện tử phải có cơchế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịchtrước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng.Cơ chế rà soát và xác nhận này phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Hiển thị cho khách hàng nhữngthông tin sau:

a) Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượngvà chủng loại;

b) Phương thức và thời hạn giao hànghoặc cung ứng dịch vụ;

c) Tổng giá trị của hợp đồng và cácchi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.

Những thông tin này phải có khả nănglưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được vềsau.

2. Hiển thị cho khách hàng nhữngthông tin về cách thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạntrả lời đề nghị giao kết hợp đồng.

3. Cho phép khách hàng sau khi ràsoát những thông tin nói trên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đềnghị giao kết hợp đồng.

Điều 19. Trả lờiđề nghị giao kết hợp đồng

1. Trả lời chấp nhận hoặc không chấpnhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp đểthông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của kháchhàng.

2.Khi trả lời chấp nhận đề nghị giaokết hợp đồng của khách hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng phải cung cấpcho khách hàng những thông tin sau:

a) Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịchvụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;

b) Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịchvụ;

c) Thông tin liên hệ để khách hàng cóthể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết.

Điều 20. Chấm dứtđề nghị giao kết hợp đồng

1. Trường hợp thương nhân, tổ chức,cá nhân bán hàng có công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hếtthời hạn này mà khách hàng vẫn không được trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồngcủa khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận sau thời hạn này đượccoi là một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía thương nhân, tổ chức, cá nhânbán hàng.

2. Trường hợp thương nhân, tổ chức,cá nhân bán hàng không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếutrong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, kháchhàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợpđồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực.

Điều 21. Thời điểmgiao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thươngmại điện tử

Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụngchức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử là thời điểmkhách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng chấp nhậnđề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.

Điều 22. Thủ tụcchấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng dịch vụ thương mại điện tử và các dịch vụ trựctuyến khác

1. Website cung cấp dịch vụ thương mạiđiện tử và website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác phải cung cấp công cụtrực tuyến để khách hàng có thể gửi thông báo chấm dứt hợp đồng khi hết nhu cầusử dụng dịch vụ. Công cụ này phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Cho phép khách hàng lưu trữ và hiểnthị thông báo chấm dứt hợp đồng trong hệ thống thông tin của mình sau khi gửiđi;

b) Có cơ chế phản hồi để khách hàngbiết thông báo chấm dứt hợp đồng của mình đã được gửi.

2. Website cung cấp dịch vụ thương mạiđiện tử và website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác phải công bố thông tinminh bạch, đầy đủ về quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng, bao gồm các nội dungsau:

a) Các trường hợp thương nhân, tổ chức,cá nhân cung cấp dịch vụ chấm dứt hợp đồng và cách thức giải quyết hậu quả củaviệc chấm dứt hợp đồng này;

b) Thời điểm hợp đồng chấm dứt hiệu lựcvà cách thức thanh toán phí dịch vụ trong trường hợp khách hàng là bên chấm dứthợp đồng;

c) Nếu website không công bố rõ thờiđiểm hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp khách hàng là bên chấm dứt hợpđồng, thì thời điểm khách hàng gửi thông báo được coi là thời điểm hợp đồng chấmdứt.

Điều 23. Giao kếthợp đồng trên website thương mại điện tử mua hàng

Bộ Công Thương quy định cụ thể về quytrình giao kết hợp đồng trực tuyến trên website thương mại điện tử do thươngnhân, tổ chức, cá nhân lập ra để mua hàng hóa, dịch vụ.

Chương 3.

HOẠT ĐỘNG THƯƠNGMẠI ĐIỆN TỬ

Điều 24. Chủ thểcủa hoạt động thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thươngmại điện tử bao gồm:

1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhântự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại,bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điệntử bán hàng).

2. Các thương nhân, tổ chức thiết lậpwebsite thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cánhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịchvụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).

3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhânsử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đểphục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ củamình (người bán).

4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhânmua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và websitecung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).

5. Các thương nhân, tổ chức cung cấphạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và chothương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chứccung cấp hạ tầng).

6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhânsử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.

Điều 25. Cáchình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử

1. Website thương mại điện tử bánhàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiếtlập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụcủa mình.

2. Website cung cấp dịch vụ thương mạiđiện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cungcấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt độngthương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;

b) Website đấu giá trực tuyến;

c) Website khuyến mại trực tuyến;

d) Các loại website khác do Bộ CôngThương quy định.

3. Với các ứng dụngcài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sởdữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặcsử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phảituân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cungcấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định này.

4. Bộ Công Thương quy định cụ thể vềcác hoạt động thương mại điện tử tiến hành trên mạng viễn thông di động.

Điều 26. Cácnguyên tắc hoạt động thương mại điện tử

1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏathuận trong giao dịch thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thươngmại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật đểxác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứđể giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

Xem thêm: Xem Bóng Đá Trực Tiếp Vtv6, Trực Tiếp Euro 2020 Hôm Nay 12/6

2. Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt độngkinh doanh trong thương mại điện tử

Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiếnhành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trênwebsite thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt độngnày, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.

3. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảovệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

a) Người sở hữu website thương mại điệntử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phảituân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấphàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;

b) Khách hàng trên website cung cấp dịchvụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là ngườitiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;

4. Nguyên tắc kinhdoanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinhdoanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử

Các chủ thể ứng dụng thương mại điệntử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụkinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việckinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

MỤC 1. HOẠT ĐỘNGCỦA WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÁN HÀNG

Điều 27. Tráchnhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bánhàng

1. Thông báo với BộCông Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy địnhtại Mục 1 Chương IV Nghị định này.

2. Thực hiện đầy đủ việc cung cấpthông tin trên website theo các quy định tại Mục này và chịu trách nhiệm vềtính chính xác, đầy đủ của thông tin.

3. Tuân thủ các quy định về bảo vệthông tin cá nhân của khách hàng quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định này.

4. Thực hiện các quy định, tại Mục 2Chương II Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.

5. Thực hiện các quy định tại Mục 2Chương V Nghị định này nếu website có chức năng thanh toán trực tuyến.

6. Cung cấp thông tin về tình hìnhkinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụhoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lývi phạm trong thương mại điện tử.

7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuếtheo quy định của pháp luật.

Điều 28. Cung cấpthông tin trên website thương mại điện tử bán hàng

1. Website thương mại điện tử bánhàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụvà các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giớithiệu trên website theo quy định từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định này.

2. Những thông tin này phải bảo đảmcác yêu cầu sau:

a) Rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễhiểu;

b) Được sắp xếp tại các mục tương ứngtrên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến;

c) Có khả năng lưu trữ, in và hiển thịđược về sau;

d) Được hiển thị rõ đối với kháchhàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 29. Thôngtin về người sở hữu website

1. Tên và địa chỉ trụ sở của thươngnhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân.

2. Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyếtđịnh thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân.

3. Số điện thoại hoặc một phương thứcliên hệ trực tuyến khác.

Điều 30. Thông tinvề hàng hóa, dịch vụ

Đối với hàng hóa, dịch vụ được giớithiệu trên website thương mại điện tử bán hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhânphải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặctính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghịgiao kết hợp đồng.

Điều 31. Thôngtin về giá cả

1. Thông tin về giá hàng hóa hoặc dịchvụ, nếu có, phải thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phíliên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vậnchuyển và các chi phí phát sinh khác.

2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuậnkhác, nếu thông tin giá hàng hóa hoặc dịch vụ niêm yết trên website không thểhiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc muahàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phíphát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên quan nóitrên.

3. Đối với dịch vụ trên các websitecung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2 và 4 Chương này, websitephải công bố thông tin chi tiết về cách thức tính phí dịch vụ và cơ chế thanhtoán.

Điều 32. Thôngtin về điều kiện giao dịch chung

1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phảicông bố những điều kiện giao dịch chung đối với hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệutrên website, bao gồm:

a) Các điều kiện hoặc hạn chế trongviệc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, như giới hạn về thời gian hay phạm vi địalý, nếu có;

b) Chính sách hoàn trả, bao gồm thờihạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chiphí cho việc hoàn trả này;

c) Chính sách bảo hành sản phẩm, nếucó;

d) Các tiêu chuẩn dịch vụ, quy trìnhcung cấp dịch vụ, biểu phí và các điều khoản khác liên quan đến việc cung cấp dịchvụ, bao gồm cả những điều kiện và hạn chế nếu có;

đ) Nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụcủa khách hàng trong mỗi giao dịch.

2. Các điều kiện giao dịch chung phảicó màu chữ tương phản với màu nền của phần website đăng các điều kiện giao dịchchung đó và ngôn ngữ thể hiện điều kiện giao dịch chung phải bao gồm tiếng Việt.

3. Trong trường hợp website có chứcnăng đặt hàng trực tuyến, người bán phải có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏsự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kếthợp đồng.

Điều 33. Thôngtin về vận chuyển và giao nhận

a) Các phương thức giao hàng hoặccung ứng dịch vụ;

b) Thời hạn ước tính cho việc giaohàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thứcgiao hàng;

c) Các giới hạn về mặt địa lý cho việcgiao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nếu có.

2. Trường hợp phát sinh chậm trễtrong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thương nhân, tổ chức, cá nhân phảicó thông tin kịp thời cho khách hàng và tạo cơ hội để khách hàng có thể hủy hợpđồng nếu muốn.

Điều 34. Thôngtin về các phương thức thanh toán

1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phảicông bố toàn bộ các phương thức thanh toán áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giớithiệu trên website, kèm theo giải thích rõ ràng, chính xác để khách hàng có thểhiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

2. Nếu website thương mại điện tử cóchức năng thanh toán trực tuyến, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thiết lậpcơ chế để khách hàng sử dụng chức năng này được rà soát và xác nhận thông tinchi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện việc thanh toán.

MỤC 2. HOẠT ĐỘNGCỦA SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Điều 35. Cung cấpdịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử

1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịchvụ sàn giao dịch thương mại điện tử là thương nhân, tổ chức thiết lập websitethương mại điện tử để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành mộtphần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

2. Các hình thứchoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử:

a) Website cho phép người tham gia đượcmở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;

b) Website cho phép người tham gia đượclập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;

c) Website có chuyên mục mua bán trênđó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;

d) Các loại website khác do Bộ CôngThương quy định.

3. Website hoạt động theo phương thứcsở giao dịch hàng hóa:

a) Thương nhân, tổ chức thiết lậpwebsite thương mại điện tử, trên đó cho phép người tham gia tiến hành mua bánhàng hóa theo phương thức của sở giao dịch hàng hóa thì phải có giấy phép thànhlập sở giao dịch hàng hóa và tuân thủ các quy định pháp luật về sở giao dịchhàng hóa;

b) Bộ Công Thương quy định cụ thể cơchế giám sát, kết nối thông tin giao dịch giữa cơ quan quản lý nhà nước với sởgiao dịch hàng hóa và các yêu cầu khác về hoạt động của website hoạt động theophương thức sở giao dịch hàng hóa.

Điều 36. Tráchnhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử

1. Đăng ký thiết lập website cung cấpdịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghịđịnh này và công bố các thông tin đã đăng ký trên trang chủ website.

2. Xây dựng và công bố công khai trênwebsite quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tạiĐiều 38 Nghị định này; theo dõi và bảo đảm việc thực hiện quy chế đó trên sàngiao dịch thương mại điện tử.

3. Yêu cầu thươngnhân, tổ chức, cá nhân là người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cungcấp thông tin theo quy định tại Điều 29 Nghị định này khi đăng ký sử dụng dịchvụ.

4. Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảmbảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tửđược thực hiện chính xác, đầy đủ.

5. Lưu trữ thông tin đăng ký của cácthương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thườngxuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.

6. Thiết lập cơ chế cho phép thươngnhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện đượcquy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếuwebsite có chức năng đặt hàng trực tuyến.

8. Có biện pháp xửlý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạmpháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

9. Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điềutra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, cung cấp thông tin đăng ký, lịchsử giao dịch và các tài liệu khác về đối tượng có hành vi vi phạm pháp luậttrên sàn giao dịch thương mại điện tử.

10. Công bố công khai cơ chế giải quyếtcác tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mạiđiện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫnvới người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàngthông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình.

Điều 37. Tráchnhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử

1. Cung cấp đầy đủ và chính xác cácthông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấpdịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hànghóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hànghóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

3. Đảm bảo tính chính xác, trung thựccủa thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điệntử.

4. Thực hiện các quy định tại Mục 2Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàngiao dịch thương mại điện tử.

5. Cung cấp thông tin về tình hìnhkinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụhoạt động thống kê thương mại điện tử.

6. Tuân thủ quy định của pháp luật vềthanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hànghóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuếtheo quy định của pháp luật.

Điều 38. Quy chếhoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử

1. Quy chế hoạt động của sàn giao dịchthương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của website.

2. Quy chế hoạt động sàn giao dịchthương mại điện tử phải bao gồm các nội dung sau:

a) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân,tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;

b) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụngdịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;

c) Mô tả quy trình giao dịch đối vớitừng loại giao dịch có thể tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

d) Hoạt động rà soát và thẩm quyền xửlý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tửkhi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;

đ) Quyền và nghĩa vụ của các bêntrong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

e) Giới hạn trách nhiệm của thươngnhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong nhữnggiao dịch thực hiện trên sàn;

g) Các quy định về an toàn thông tin,quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

h) Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranhchấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mạiđiện tử;

i) Chính sách bảo vệ thông tin cánhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tạiĐiều 69 Nghị định này;

k) Biện pháp xử lý với các hành vixâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

l) Biện pháp xử lý vi phạm đối với nhữngngười không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.

3. Khi có thay đổi về một trong các nộidung nêu tại Khoản 2 Điều này, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịchthương mại điện tử phải thông báo cho tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ sàngiao dịch thương mại điện tử ít nhất 5 ngày trước khi áp dụng những thay đổiđó.

MỤC 3. HOẠT ĐỘNG CỦAWEBSITE KHUYẾN MẠI TRỰC TUYẾN

Điều 39. Cung cấpdịch vụ khuyến mại trực tuyến

1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịchvụ khuyến mại trực tuyến là thương nhân, tổ chức thiết lập website khuyến mạitrực tuyến để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức,cá nhân khác (gọi tắt là đối tác) theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyếnmại.

2.Các hình thức củadịch vụ khuyến mại trực tuyến:

a) Bán phiếu mua hàng, phiếu sử dụngdịch vụ để khách hàng được mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của đối tác với giá ưuđãi hoặc hưởng những lợi ích khác;

b) Bán các thẻ khách hàng thườngxuyên cho phép khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ một hệ thống các đối tácvới giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác so với khi mua hàng hóa, dịch vụ tạitừng đối tác riêng lẻ;

c) Các hình thức của dịch vụ khuyến mạitrực tuyến khác do Bộ Công Thương quy định.

Điều 40. Thôngtin về hoạt động khuyến mại trên website khuyến mại trực tuyến

1. Thông tin về từng hoạt động khuyếnmại đăng tải trên website khuyến mại trực tuyến phải bao gồm các nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ, số điện thoại và cácthông tin liên hệ khác của thương nhân, tổ chức, cá nhân có hàng hóa, dịch vụđược khuyến mại;

b) Mô tả hàng hóa, dịch vụ được khuyếnmại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, trong đó bao gồm các thông tin vềxuất xứ hàng hóa, quy cách, chất lượng hàng hóa và dịch vụ;

c) Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu,ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại;

d) Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịchvụ trước thời điểm được khuyến mại;

đ) Tổng chi phí thực tế khách hàng phảitrả để sở hữu hàng hóa, sử dụng dịch vụ được khuyến mại, bao gồm cả chi phí trảcho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến;

e) Nội dung cụ thể của các điều kiệngắn với việc khuyến mại hàng hóa, dịch vụ.

2. Nếu website có cơ chế tiếp nhận ýkiến đánh giá hoặc phản hồi trực tuyến của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ đượckhuyến mại, những ý kiến này phải được hiển thị công khai trên website để nhữngkhách hàng khác xem được.

Điều 41. Tráchnhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến

1. Đăng ký thiết lập website cung cấpdịch vụ khuyến mại trực tuyến theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này.

2. Tuân thủ các quy định của Luật thươngmại và các quy định pháp luật có liên quan về hoạt động khuyến mại.

3. Tuân thủ các quy định về bảo vệthông tin cá nhân của khách hàng quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định này.

4. Thực hiện các quy định tại Mục 2Chương II Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến cho cácphiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ hoặc thẻ khách hàng thường xuyên.

5. Thực hiện các quy định tại Mục 2Chương V Nghị định này nếu website có chức năng thanh toán trực tuyến.

6. Công bố đầy đủ các nội dung quy địnhtại Điều 40 Nghị định này trong từng thông tin khuyến mại đăng tải trên websitecủa mình.

7. Xây dựng và công bố trên websitequy chế hoạt động tuân thủ các quy định tại Điều 38 Nghị định này.

8. Xây dựng và công bố trên websitecơ chế tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng hànghóa, dịch vụ được khuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

9. Chịu trách nhiệm của bên thứ batrong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng theo quyđịnh của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

10. Bồi thường cho khách hàng nếu phiếumua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ hoặc thẻ khách hàng thường xuyên do mình pháthành bị đối tác từ chối trái với các điều kiện đã công bố trên website hoặctrên chính phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, thẻ khách hàng thường xuyênđó.

Điều 42. Tráchnhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

1. Cung cấp thông tin chính xác, đầyđủ về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.

2. Thực hiện đúng các cam kết về chấtlượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại theo như thông tin đã cung cấp.

Điều 43. Hợp đồngdịch vụ khuyến mại

1. Hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữathương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến với thương nhân, tổchức, cá nhân có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại thực hiện theo quy định tại Điều 90 Luật thương mại và phải có các nội dung sau:

a) Phân định trách nhiệm giữa các bêntrong việc thực hiện các trình tự, thủ tục để thực hiện hoạt động khuyến mạitheo quy định của pháp luật về khuyến mại;

b) Quy định cụ thể nghĩa vụ giải quyếtkhiếu nại và bồi thường cho khách hàng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đượckhuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không phù hợp với nội dungđã thông báo hay cam kết.

2. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịchvụ khuyến mại trực tuyến sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ nêu tại Điểma và b Khoản 1 Điều này nếu hợp đồng dịch vụ khuyến mại không quy định cụ thểnhững nội dung nêu trên.

MỤC 4. HOẠT ĐỘNG CỦAWEBSITE ĐẤU GIÁ TRỰC TUYẾN

Điều 44. Cung cấpdịch vụ đấu giá trực tuyến

1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịchvụ đấu giá trực tuyến (dưới đây gọi tắt là người cung cấp dịch vụ đấu giá trựctuyến) là thương nhân, tổ chức thiết lập website đấu giá trực tuyến để cácthương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mìnhtrên đó.

2. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịchvụ đấu giá trực tuyến nếu không đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá thì không đượcđứng ra tổ chức đấu giá trực tuyến.

Điều 45. Yêu cầuvề hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến

1. Hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt độngđấu giá trực tuyến phải có các chức năng tối thiểu sau:

a) Ghi nhận và lưu trữ mọi mức giá đượctrả trong một cuộc đấu giá;

b) Sau thời điểm bắt đầu một cuộc đấugiá, cứ 30 (ba mươi) giây một lần hiển thị trên website mức giá cao nhất đượcghi nhận và người trả mức giá đó để mọi bên tham gia cuộc đấu giá có thể xem được.

2. Trường hợp hệ thống không cho phépngười tham gia đấu giá rút lại giá đã trả, hệ thống phải có thông báo rõ ràng đốivới người tham gia đấu giá về việc này ngay trước thời điểm đấu giá. Thông báophải nêu cụ thể trách nhiệm của người tham gia đấu giá trong trường hợp trả giánhưng không mua hàng.

Điều 46. Tráchnhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến

1. Đăng ký website đấu giá trực tuyếntheo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này.

2. Thực hiện các trách nhiệm quy địnhtại Điều 36 Nghị định này.

3. Ấn định phương thức và trình tự đấugiá trực tuyến.

4. Xây dựng hệ thống kỹ thuật phục vụhoạt động đấu giá trực tuyến để người bán hàng có thể tổ chức đấu giá theophương thức và trình tự đã ấn định.

5. Cung cấp công cụ trực tuyến để ngườibán hàng có thể thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tincần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá.

6. Cung cấp công cụ trực tuyến để ngườibán hàng có thể đăng tải hình ảnh về hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giớithiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.

7. Cung cấp cho người bán hàng thôngtin về diễn biến cuộc đấu giá mà người bán hàng tổ chức khi có yêu cầu.

8. Lập thông báo kết quả đấu giá và gửiđến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan theo quy định tại Điều51 Nghị định này.

9. Chịu trách nhiệm trong trường hợplỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không thực hiện được:

a) Nếu lỗi của hệ thống kỹ thuật khiếncuộc đấu giá không bắt đầu được vào thời điểm người bán dự định tổ chức đấugiá, người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải hoàn trả cho người bán mọichi phí liên quan đến việc tổ chức đấu giá mà người bán đã thanh toán cho ngườicung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến;

b) Nếu lỗi của hệ thống kỹ thuật khiếnngười tham gia đấu giá không tiếp tục trả giá được sau khi cuộc đấu giá bắt đầu,thì người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải hủy kết quả đấu giá và chophép người bán tổ chức đấu giá lại, đồng thời chịu mọi chi phí liên quan đến việctổ chức đấu giá lại này.

Điều 47. Tráchnhiệm của người bán trên website đấu giá trực tuyến

1. Thông báo, niêm yết công khai, đầyđủ, chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa được bán đấu giá.

2. Công bố giá khởi điểm; mức giá chấpnhận bán, nếu có.

3. Chịu trách nhiệm về chất lượng,quy cách của hàng hóa được bán đấu giá.

4. Giải quyết các khiếu nại của ngườimua về hàng hóa được bán đấu giá.

5. Không bán hàng hóa là đối tượng cầmcố, thế chấp hoặc đang có tranh chấp.

6. Thực hiện các trách nhiệm kháctheo quy định tại Điều 37 Nghị định này.

Điều 48. Địa điểmvà thời gian đấu giá

1. Địa điểm đấu giá là nơi đăng kýthường trú hoặc trụ sở của người bán hàng.

2. Thời gian đấu giá do người bán quyếtđịnh.

3. Thời điểm trả giá của người thamgia đấu giá là thời điểm gửi chứng từ điện tử thông báo việc trả một mức giá nhấtđịnh trong một cuộc đấu giá.

4. Thời điểm ghi nhận một mức giá đãtrả là thời điểm hệ thống thông tin của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấugiá trực tuyến nhận được chứng từ điện tử thông báo việc trả giá của người thamgia đấu giá.

Điều 49. Thông báo đấu giá hàng hóa

Thông báo đấu giá hàng hóa được thựchiện tại website đấu giá trực tuyến và phải bao gồm các nội dung sau:

Nguồn : sưu tầm

Related Posts

Game biệt đội đánh thuê: Metal Guns Fury

[ad_1] ContentsPhải thông báo thành lập web TMĐT bán hàngRelated posts:Giới thiệu game biệt đội đánh thuê Biệt đội đánh thuê thuộc dòng game bắn súng, 24h…

Trò chơi thợ săn diệt quái vật

[ad_1]  ContentsPhải thông báo thành lập web TMĐT bán hàngRelated posts:Giới thiệu game thợ săn diệt quái vật Thợ săn diệt quái vật hay còn gọi…

Trò chơi anh hùng nhỏ tuổi

[ad_1] ContentsPhải thông báo thành lập web TMĐT bán hàngRelated posts:Giới thiệu game anh hùng nhỏ tuổi Anh hùng nhỏ tuổi thuộc dòng game bắn súng, 24h…

Trò chơi Kung Fu Panda 3 đại chiến

[ad_1]  ContentsPhải thông báo thành lập web TMĐT bán hàngRelated posts:Giới thiệu game Kung Fu Panda 3 đại chiến Kung Fu Panda 3 đại chiến thuộc…

Trò chơ Ben 10 chiến đấu

[ad_1] ContentsPhải thông báo thành lập web TMĐT bán hàngRelated posts:Giới thiệu game Ben 10 chiến đấu Ben 10 chiến đấu thuộc dòng game đối kháng, game…

Trò chơi chuyên gia làm tóc 2

[ad_1]  ContentsPhải thông báo thành lập web TMĐT bán hàngRelated posts:Giới thiệu game chuyên gia làm tóc 2 Chuyên gia làm tóc 2 thuộc dòng game…

Leave a Reply