6 trường hợp trả lại đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Nếu người khởi kiện không nắm rõ cũng như thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật sẽ bị Tòa án trả lại đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Người khởi kiện không có quyền khởi kiện

Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, chỉ các bên tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử đất hoặc người đại diện hợp pháp mới có quyền khởi kiện. Nếu người khác khởi kiện mà không được một trong các bên tranh chấp ủy quyền thì sẽ bị trả lại đơn.

– Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự:

+ Người không có năng lực hành vi dân sự (gồm người chưa đủ 6 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự).

+ Người chưa đủ năng lực hành vi dân sự (gồm người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi).

+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.

Ảnh: LĐO
Trường hợp người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự sẽ không có quyền khởi kiện tranh chấp đất đai. Ảnh: LĐO

Chưa có đủ điều kiện khởi kiện

Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó. Cụ thể, Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”.

Đã được giải quyết bằng bản án

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp đất đai đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì không có quyền khởi kiện, trường hợp khởi kiện sẽ bị trả lại đơn.

Không nộp biên lai tạm ứng án phí

Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, trong thời gian quy định, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Nếu không sẽ bị thẩm phán trả lại đơn khởi kiện.

Không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu

Theo Điểm e Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của thẩm phán thì thẩm phán trả lại đơn khởi kiện.

Người khởi kiện rút đơn khởi kiện

Trường hợp người khởi kiện có yêu cầu rút đơn, đồng nghĩa với việc sẽ được trả lại đơn khởi kiện.

Related Posts

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 1. Luật sư tư vấn về hợp đồng, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất…

Luật đất đai

Luật đất đai là bộ luật do Quốc hội ban hành, đưa ra các quy định về việc sử dụng và quản lý đất đai. Các nội…

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang cho con

Cơ sở pháp lý – Bộ luật dân sự 2015 – Luật đất đai 2013 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP Tặng cho quyền sử dụng đất từ bố…

Luật sư giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Cơ sở pháp lý – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 – Luật đất đai 2013 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP – Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Tranh chấp…

Luật Sư Tư Vấn Luật Đất Đai Miễn Phí Qua Tổng Đài

Đất đai là tài sản có giá trị lớn, cho nên các rủi ro và tranh chấp xoay quanh lĩnh vực này tương đối nhiều. Bên cạnh…

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột với nhau

Tranh chấp đất đai giữa anh em là một vấn không mấy xa lạ hiện nay, theo phong tục tập quán của người Việt Nam thường giải…

Leave a Reply