Khái Niệm Thức Ăn Vật Nuôi Là Gì ? Thức Ăn Vật Nuôi Có Nguồn Gốc Từ Đâu?

[ad_1]

– Kể ra được tên một số loại thức ăn của một số loại vật nuôi tương ứng và giải thích được vì sao có vật nuôi chỉ ăn được loại thức ăn này mà không ăn được loại thức ăn của vật nuôi khác, như lợn không ăn rơm.

Bạn đang xem: Thức ăn vật nuôi là gì

– Xác định được nguồn gốc từng loại thức ăn của vật nuôi làm cơ sở cho việc tạo thức ăn vật nuôi.

– Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vật nuôi.

 

Đang xem: Thức ăn vật nuôi là gì

*

6 trang

*

thanh toàn

*
*

16703

*

23Download

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Công nghệ 7 bài 37: Thức ăn vật nuôi”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Bài 37: THỨC ĂN VẬT NUÔII. Mục tiêu: Sau khi học xong bài 37, HS phải đạt được:1. Kiến thức- Kể ra được tên một số loại thức ăn của một số loại vật nuôi tương ứng và giải thích được vì sao có vật nuôi chỉ ăn được loại thức ăn này mà không ăn được loại thức ăn của vật nuôi khác, như lợn không ăn rơm.- Xác định được nguồn gốc từng loại thức ăn của vật nuôi làm cơ sở cho việc tạo thức ăn vật nuôi.- Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vật nuôi.2. Kĩ năng- Có khả năng phân biệt được các loại thức ăn cho vật nuôi.3. Thái độ- Giáo dục cho HS ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.II. Chuẩn bị1. Chuẩn bị của giáo viên- Đồ dùng dạy học.- Hình 63, hình 64, bảng 4 sách giáo khoa.- Bảng phụ, bút dạ.2. Chuẩn bị của học sinh:- Đồ dùng học tập: sách, vở, bút.- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.III. Phương pháp dạy học- Phương pháp thuyết trình- Phương pháp trực quan- Phương pháp hỏi đáp- Phương pháp thảo luận nhómIV. Tiến trình dạy học1. Ổn định, tổ chức lớp2. Kiểm tra bài cũCâu hỏi: Câu 1: Thế nào là chọn phối? Các phương pháp chọn phối? Cho ví dụ.Câu 2: Thế nào là nhân giống thuần chủng? Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao?Đáp án:Câu 1:* Chọn ghép con đực với con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối.* Các phương pháp chọn phối:+ Chọn phối cùng giống. Ví dụ: Gà Ri X Gà Ri+ Chọn phối khác giống. Ví dụ: Gà Ri X Gà Tam HoàngCâu 2: * Nhân giống thuần chủng là chọn phối giữa con đực và con cái để cho sinh sản.* Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao thì:+ Phải có mục đích rõ ràng.+ Chọn được nhiều cá thể đực, cái tham gia. Quản lí giống chặt chẽ, biết được quan hệ huyết thống để tránh giáo phối cận huyết.+ Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi có đặc điểm không mong muốn ở đời sau.3. Bài mớia. Mở bàiThức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như sinh trưởng, phát triển, sản xuất ra sản phẩm.

Xem thêm: Tiểu Sử Dj Ny Saki Và Những Sự Thật “Ngã Ngửa” Ít Ai Biết, Tiểu Sử Dj Ny Saki

Vậy, thức ăn vật nuôi là gì? Nguồn gốc và thành phần chất dinh dưỡng như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay, “Bài 37: Thức ăn vật nuôi”.b. Phát triển bàiHoạt động giáo viên – học sinhNội dung ghi bàiHoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôiThức ăn vật nuôiGV: Nhà em nuôi những con vật gì? (Ví dụ như: gà, vịt, heo, trâu, bò).HS: Trả lờiGV: Em có hay cho những vật nuôi đó ăn không? Khi cho ăn thì em cho ăn những thức ăn gì?HS: Trả lờiGV: Gọi HS khác cho ví dụGV: Treo hình 63: Thức ăn vật nuôi và đặt câu hỏi: Quan sát hình 63 và cho biết các vật nuôi (trâu, bò, lợn (heo), gà) đang ăn thức ăn gì?HS: Trả lời(Trâu ăn rơm, gà ăn thóc, lợn ăn cám)GV: Ngoài thức ăn của trâu, bò, lợn, gà ở hình trên thì ngoài thực tế chúng còn có thể ăn những loại thức ăn gì nữa? Hãy kể tên.HS: Trả lời(+ Trâu, bò: Cỏ tươi; rơm khô; thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò như bột ngô, bột sắn, bột cá+ Lợn: cám, rau khoai lang, bột mì, bột gạo, bột ngô, ngoài ra có thể ăn thịt, cá, bột cá.+ Gà: thóc, ngô, cơm, chuối, rau).GV: Gà có thể ăn được rơm, cỏ như trâu, bò không?HS: Trả lời(Không, vì trâu, bò có vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ).GV: Mỗi con vật chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của chúng.2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôiGV: Gọi 1 HS đứng dậy đọc nội dung ( trang 99 SGK).HS: Thực hiệnGV: Treo hình 64: Nguồn gốc thức ăn vật nuôi yêu cầu HS quan sát và làm bài tập sau: Em hãy quan sát hình và tìm nguồn gốc của từng loại thức ăn, rồi xếp chúng vào bảng sau:Bảng 1: Nguồn gốc thức ăn vật nuôiNguồn gốcTên các loại thức ăn vật nuôiĐộng vậtThực vậtKhoáng HS: Đại diện nhóm trình bàyGV: Nhận xétGV: Đưa ra một số ví dụ khác để HS sắp xếp. Ví dụ như: bột tôm, rau muống, rau cải, đá liếm (đất sét, vôi, muối), thân lá cây ngô, cây họ đậu, rau cỏ ủ xanh, ủ tươi, bột thịt, bột xương, bột trứngHS: Trả lờiGV: Vậy, thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?HS: Trả lời(Có nguồn gốc từ động vật, thực vật và chất khoáng).GV: Vậy, em hiểu thế nào là thức ăn vật nuôi?HS: Trả lời(Là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật , thực vật và chất khoáng cung cấp cho vật nuôi năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho mọi hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sản xuất ra sản phẩm).Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.GV: Tìm hiểu thông tin trong SGK: Trong thức ăn vật nuôi gồm có những thành phần nào?HS: Trả lời(Nước và chất khô, trong chất khô có Protein, Lipit, Gluxit, Khoáng, Vitamin).GV: Treo bảng 4: Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn vật nuôi. Yêu cầu HS quan sát và đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn trong bảng.HS: Trả lời(Trong mỗi loại thức ăn trên đều có thành phần là nước, Protein, Lipit, Gluxit, Khoáng, Vitamin ).GV: Thức ăn nào có nhiều nước, thức ăn nào có nhiều Gluxit, thức ăn nào có nhiều Protein? HS: Trả lời(+ Nhiều nước: Rau xanh và củ quả + Nhiều Gluxit: Hạt và rơm lúa + Nhiều Protein: Thức ăn động vật như bột cá).GV: Các loại thức ăn khác nhau thì có thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng có giống nhau không?(Không, khác nhau tùy theo từng loại thức ăn.)GV: Em hãy lấy một vài ví dụ đặc trưng.HS: Trả lờiGV: Vậy, khi biết được các thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng trong thức ăn thì có lợi gì cho người chăn nuôi?HS: Trả lời(Khi vật nuôi ở giai đoạn nào của quá trình sinh trưởng và phát triển thì có thể lựa chọn được loại thức ăn phù hợp để vật nuôi có thể sinh trưởng và phát triển tốt).GV: Nhận xétGV treo hình 65: Thành phần về tỉ lệ nước và chất khô trong mỗi loại thức ăn. Yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát rồi xác định tên của các loại thức ăn ứng với kí hiệu của từng hình tròn.HS: Đại diện nhóm trình bày.GV: Nhận xétGV: Tổng kết: Trong thức ăn vật nuôi có nước và protein, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng. Loại thức ăn khác nhau có thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi1. Thức ăn vật nuôi- Mỗi con vật chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của chúng.- Ví dụ: Gà ăn thóc Trâu ăn rơm, lúa2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôiThức ăn vật nuôi có nguồn gốc:+ Động vật: bột xương, bột tôm+ Thực vật: rơm, rạ+ Chất khoáng: Perimix khoángII. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi- Trong thức ăn vật nuôi có:+ Nước + Chất khô gồm: Protein, Lipit, Gluxit, Khoáng, Vitamin.- Loại thức ăn khác nhau thì có thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.c. Tổng kết- GV gọi 1-2 HS đứng dậy đọc phần ghi nhớ.- GV: Qua bài học hôm nay thì em đã được học những gì?4. Kiểm tra-đánh giá* Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng mà em cho là đúngCâu 1: Thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vật và chất khoáng.Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật có nhiều protein.Mỗi loại thức ăn vật nuôi đều có thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng như nhau.Thức ăn của mỗi loại vật nuôi khác nhau phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của chúng.Đáp án: A, DCâu 2: Thành phần dinh dưỡng của thóc tẻ bao gồm:Nước, gluxit, lipitNước và chất khôProtein, gluxit, lipit, vitamin, nước.Protein, gluxit, lipit, vitamin chất khoáng, nước.Đáp án B, D5. Hướng dẫn học ở nhà – Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.- Trả lời 2 câu hỏi cuối sách vào vở bài tập.V. Phụ lụcBảng 1: Nguồn gốc thức ăn vật nuôiNguồn gốcTên các loại thức ăn vật nuôiĐộng vậtBột cá, bột thịt, bột xương, bột trứng, bột tôm.Thực vậtCám, ngô, sắn, khô dầu đậu tương, rau muống, rau cải, thân lá cây ngô, cây họ đậu, rau cỏ ủ xanh, ủ tươi.Khoáng Perimix khoáng, perimix vitamin, đá liếm (Ca, P), bánh men.Bảng 4: Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ănHình 65: Thành phần về tỉ lệ nước và chất khô trong mỗi loại thức ănVI. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………………………………………Kon Tum, ngày tháng 03 năm 2011GVHDMai Thị My

[ad_2]

Related Posts

Ban tổ chức tiếng Anh là gì – Tổ chức tiếng Anh là gì

[ad_1] ContentsRelated posts:Ban tổ chức tiếng Anh là gì – Tổ chức tiếng Anh là gì – Từ vựng liên quan Ban tổ chức được hiểu là…

Bảo hiểm xã hội tiếng anh là gì

[ad_1] ContentsRelated posts:Bảo hiểm xã hội tiếng Anh là gì – Sổ bảo hiểm xã hội tiếng Anh Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Bảo hiểm xã…

Cộng trừ nhân chia tiếng Anh

[ad_1] Trong chương này mình sẽ trình bày cách đọc và viết Bốn phép toán cơ bản trong tiếng Anh. Đó là các phép toán cộng, trừ,…

Nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì

[ad_1] ContentsRelated posts:Nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì – Chuyên viên kinh doanh tiếng anh Nhân viên kinh doanh là một ngành nghề phổ biến…

Trái cóc tiếng Anh là gì

[ad_1] Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta cần sử dụng rất nhiều từ khác nhau để cuộc giao tiếp trở nên thuận tiện hơn. Điều này…

Hẻm tiếng Anh là gì – Ngõ hẻm tiếng anh là gì

[ad_1] ContentsRelated posts:Hẻm tiếng Anh là gì – Ngõ hẻm tiếng anh là gì – Đường hẻm tiếng anh là gì Hẻm là từ tưởng chừng như…

Leave a Reply