Hợp Đồng Là Gì? Các Loại Hợp Đồng Kinh Doanh Những Loại Hợp Đồng Kinh Tế Thường Gặp

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể là giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc tiến hành xác lập, thay đổi hoặc thực hiện chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Bạn đang xem: Các loại hợp đồng kinh doanh

Trong cuộc sống ngày nay, các loại hợp đồng dân sự được giao kết trên nhiều hình thức với những nội dung khác nhau. Các mẫu hợp đồng cần tuân thủ theo quy định của pháp luật để có thể đảm bảo hiệu lực.

Khi hai bên chủ thể giao kết hợp đồng với nhau, hợp đồng sẽ xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nội dung xác lập giao dịch cũng khác nhau. Điều này khiến cho các chủ thể giao kết trong từng lĩnh vực cần tham khảo những mẫu hợp đồng riêng.

Hợp đồng là gì?

Hợp đồng có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc quy định các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, cùng các điều khoản làm thay đổi hay chấm dứt chúng, hợp đồng được lập thành nhiều hình thức khác nhau, như qua lời nói, qua văn bản hoặc qua hành vi cụ thể, trừ khi pháp luật quy định cụ thể trong một số lĩnh vực.

Đặc điểm của hợp đồng?

Ở phần trên của bài, chúng ta đã được giải đáp về Hợp đồng là gì? Ở phần này chúng ta cùng tìm hiểu các đặc điểm của hợp đồng có những đặc điểm như thế nào?

+ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, có thể là sự giao kết giữa hai bên hoặc giữa nhiều bên với nhau, cùng có sự thống nhất về ý chí, tự nguyện và phù hợp với ý chí của Nhà nước.

+ Hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý, đó là: xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của bên chủ thể trong thực hiện giao kết hợp đồng.

+ Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện.

+ Mục đích của hợp đồng khi ký kết hợp đồng là phải đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các bên, không được trái với đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Chỉ khi đáp ứng được các mục đích đó thì hợp đồng mà các bên giao kết mới được thừa nhận là hợp pháp và có giá trị pháp lý.

Cấu trúc của hợp đồng

Hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận ý chí của các bên và có giá trị ràng buộc các bên trong thỏa thuận khi thỏa thuận này đã được xác lập. Về cơ bản cấu trúc của hợp đồng thường có:

– Quốc hiệu tiêu ngữ; căn cứ pháp luật; tên hợp đồng; thông tin chi tiết của các bên;

+ Quốc hiệu tiêu ngữ là thông tin thường có trong hợp đồng

+ Tên hợp đồng: tùy thuộc vào loại hợp đồng thì sẽ có tên hợp đồng cụ thể khác nhau: Ví dụ: Hợp đồng thương mại; hợp đồng nguyên tắc; hợp đồng kinh tế;…

– Nội dung của hợp đồng;

– Chữ ký của các bên;phụ lục hợp đồng.

Hình thức hợp đồng

Hình thức của hợp đồng được hiểu là cách thức thể hiện hợp đồng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Khi các bên thỏa thuận giao kết bằng một trong ba hình thức trên thì hợp đồng được xem xét là đã giao kết và phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức đó. Trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có quy định về việc hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực thì khi đó hình thức của hợp đồng bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Đối với loại hợp đồng dân sự, pháp luật quy định phải được thể hiện bằng một hình thức nhất định (như phải được làm thành văn bản) thì các bên giao kết hợp đồng phải thể hiện hợp đồng theo hình thức đó. Các bên giao kết hợp đồng dân sự ở nước ngoài thì hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng.

Nếu hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam. Riêng hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

*

Các loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay

Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, bao gồm:

+ Loại hợp đồng song vụ: là loại hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ như nhau đối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng.

+ Loại hợp đồng đơn vụ: đây là loại hợp đồng mà chỉ có một bên trong hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

+ Loại hợp đồng chính: là loại hợp đồng mà hiệu lực không bị phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

+ Loại hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: đây là hợp đồng mà các bên thực hiện giao kết trong hợp đồng đều phải tham gia thực hiện nghĩa vụ và người hưởng lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ đó là người thứ ba trong hợp đồng.

+ Loại hợp đồng có điều kiện: là loại hợp đồng mà việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc có sự kiện nhất định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng.

Quý khách hàng có thể tham khảo một số loại hồng đồ chi tiết như sau:

1. Hợp đồng lao động

Theo báo cáo thống kê gần đây nhất, lực lượng lao động trên 15 tuổi của cả nước dao động trên 55 triệu người – chiếm khoảng 57% toàn dân số cả nước. Vấn đề lao động là vấn đề rất lớn của cá nhân và toàn thể xã hội.

Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa các bên, cụ thể là người lao động và người sử dụng lao động. Hợp đồng thể hiện những quyền và lợi ích của các bên, tuy nhiên phải đảm bảo không trái quy định của pháp luật.

Hợp đồng lao động được phân loại thành ba loại chính:

Hợp đồng lao động xác định được thời hạn: là loại hợp đồng mà hai bên đã xác định được thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng, trong khoảng thời giạn cụ thể từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

Hợp đồng không xác định thời hạn: là loại hợp đồng không xác định thời hạn, thời điểm mà hai bên chấm dứt hợp đồng.

Hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định: là loại hợp đồng ký kết không mang tính ổn định, thường xuyên liên tục, hoặc công việc xác định trong khoảng thời gian dưới 12 tháng.

Yêu cầu của Luật Lao động, khi tiến hành giao kết hợp đồng cần lập thành văn bản và được chia làm 02 bản được mỗi bên giữ 01 bản. Trừ trường hợp công việc tạm thời dưới 03 tháng thì có thể giao kết bằng lời nói.

Giao kết hợp đồng lao động cần tuân thủ nguyên tắc các bên cần tự nguyện, trung thực, thiện chí. Các điều khoản không được trái luật, thỏa ước lao động và đạo đức của xã hội. Cụ thể, hợp đồng lao động gồm các nội dung cơ bản sau:

– Căn cứ pháp lí mà các bên áp dụng để giao kết hợp đồng.

– Thông tin các bên giao dịch dân sự. Gồm bên người sử dụng lao động và người lao động. Trong đó, người sử dụng lao động thể hiện nội dung thông tin như: tên doanh nghiệp, công ty; mã số thuế; địa chỉ; thông tin của người đại diện công ty ký hợp đồng,…

Thông tin người lao động gồm: họ và tên; ngày sinh; giới tính; địa chỉ; số chứng minh thư nhân dân; chức vụ (nếu có),…

– Công việc và địa điểm làm việc của người lao động. Trong đó có công việc đảm nhận, địa điểm làm việc tại nơi cụ thể hoặc nơi linh động do tính chất công việc. Đồng thời nêu cả các thông tin như giờ làm việc và giờ nghỉ ngời của người lao động.

– Thời hạn hợp đồng lao động. Như căn cứ trên sẽ phân loại thành ba loại, trong đó nếu hợp đồng xác định thời hạn thì cần ghi thời gian xác định cụ thể.

– Quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động.

– Quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lào động.

– Các điều khoản khác quy định cụ thể về các khoản phụ cấp, hỗ trợ và chế độ phúc lợi của người lao động.

– Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng nếu một trong hai bên vi phạm nguyên tắc chấm dứt hợp đồng không đúng quy định. Ngoài những quy định, các bên có thể thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng nhưng đảm bảo không trái luật.

– Điều khoản thi hành hợp đồng. Trong điều khoản này quy định các nội dung không thỏa thuận thì áp dụng theo quy định của pháp luật. Đồng thời hợp đồng lập thành 02 bản và mỗi bên giữ một bản.

2. Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc thực hiện công việc sản xuất, cung ứng dịch vụ, trao đổi hàng hóa,…mục đích kinh doanh, đồng thời hợp đồng cũng quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên.

Hợp đồng kinh tế được xác lập bằng văn bản và bao gồm những nội dung chính sau:

– Tên hợp đồng và số hiệu hợp đồng.

– Căn cứ pháp luật áp dụng để xác lập hợp đồng.

– Thông tin công ty, doanh nghiệp và người đại diện công ty ký hợp đồng của hai bên như: Tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, mã số thuế,…

– Nội dung của công việc hai bên giao kết như mua bán sản phẩm, chuyển giao công nghệ nghiên cứu,… Trong nội dung này cần nêu rõ các thông tin sản phẩm như: tên, giá, số lượng, chất lượng sản phẩm,…

– Các quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể trong giao kết.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Kinh Doanh Chuỗi Nhà Hàng Ăn Uống, 3 Thách Thức Trong Kinh Doanh Chuỗi Nhà Hàng

– Các điều khoản quy định xử lý vi phạm giữa các bên.

– Các điều khoản thực hiện của hợp đồng

– Xác nhận của hai bên chủ thể trong hợp đồng.

*

3. Hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận giữa các bên, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng mang những nguồn kinh tế lớn, cần có những quy định cụ thể giữa các bên. Chính vì thế pháp luật quy định các hợp đồng xây dựng cần lập thành văn bản được ký kết bởi người đại diện. Những nội dung cơ bản của hợp đồng xây dựng gồm:

– Căn cứ pháp lý áp dụng để xác lập hợp đồng.

– Thông tin của hai bên chủ thể giao kết hợp đồng.

– Ngôn ngữ áp dụng trong hợp đồng.

– Nội dung của công việc. Gồm có khối lượng công việc; chất lượng, yêu cầu kỹ thuật đối với công việc; thời gian và tiến độ thực hiện công việc.

– Giá hợp đồng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán, và trường hợp tạm ứng hợp đồng.

– Đảm bảo thực hiện hợp đồng, các điều khoản điều chỉnh hợp đồng xây dựng.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng xây dựng.

– Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, các điều khoản thưởng phạt vi phạm hợp đồng.

– Giải quyết tranh chấp, rủi do và trường hợp bất khả kháng của hợp đồng.

– Các nội dung thực hiện của hợp đồng.

4. Hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại thường bị nhầm lẫn giữa hợp đồng kinh tế, hai loại hợp đồng này có một số điểm chung trong hoạt động thực hiện, tuy nhiên về bản chất không phải là một.

Về hình thức, hợp đồng thương mại được lập bằng lời nói, văn bản nhằm thể hiện rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tiến hành tham gia hoạt động thương mại. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho quá trình thực hiện, cùng quá trình xử lí khi có tranh chấp được tốt nhất, các bên thường lập bằng văn bản.

Nội dung cơ bản của hợp đồng thương mại được lập bằng văn bản gồm có:

– Thông tin cụ thể của hai bên cùng thông tin của người đại diện ký hợp đồng của các bên.

– Thông tin sản phẩm, công việc gồm: Chỉ số kỹ thuật sản phẩm, đơn giá, số lượng, khối lượng công việc cần thực hiện,…

– Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng mà hai bên xác định.

– Điều khoản xác định cụ thể giá trị hợp đồng cùng hình thức thanh toán.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia hợp đồng.

– Các cam kết bảo mật ( nếu có).

– Xử lí phạt vi phạm hợp đồng cùng trường hợp bất khả kháng. Phương thức, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng.

– Các điều khoản thi hành chung của hợp đồng.

– Xác nhận của các bên chủ thể tham gia thông qua người đại diện.

Nội dung bắt buộc cần có trong hợp đồng

Hiện nay, hầu hết các thỏa thuận, giao kết giữa các chủ thể đều được xác nhận qua hình thức ghi nhận trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận các nội dung của hợp đồng, tuy nhiên cần đảm bảo các nội dung bắt buộc cần có sau trong hợp đồng:

1/ Đối tượng của hợp đồng khi giao kết hợp đồng

Mỗi hợp đồng khi được giao kết đều có đối tượng cụ thể được ghi nhận trong hợp đồng.Ví dụ như khi giao kết hợp đồng mua bán xe máy thì đối tượng của hợp đồng là xe máy.

2/ Số lượng, chất lượng

Tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng đó là gì để các bên thực hiện ghi đúng số lượng, chất lượng hàng hóa, sản phẩm của hợp đồng khi giao kết để đảm bảo thực hiện theo đúng số lượng và yêu cầu về chất lượng.

3/ Giá và phương thức thanh toán

Giá được hiểu là giá trị của đối tượng của hợp đồng mà các bên thực hiện giao kết. Ví dụ như khi hai bên thực hiện giao kết hợp đồng mua bán xe máy, hai bên tiến hành thỏa thuận giá bán của chiếc xe là 30 triệu đồng thì đây được coi là giá trong hợp đồng mua bán.

Khi xác định được giá trị của hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận kèm theo phương thức thanh toán hợp đồng. Hiện nay, phương thức thanh toán phổ biến mà các bên áp dụng có thể là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, nhờ bên thứ ba thu hộ,…

4/ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Trên đây là chia sẻ về các loại hợp đồng dân sự thường gặp trong đời sống hiện nay. Cùng với đó, đây là các nội dung cơ bản mà bất kì hợp đồng nào trong lĩnh vực cũng cần phải có để đảm bảo tính pháp lí trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích của các bên chủ thể.

Trường hợp các bên không có sự thỏa thuận về thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện hợp đồng thì được xác định theo quy định riêng đối với từng loại hợp đồng mà các bên thực hiện giao kết hoặc áp dụng theo quy định chung tại Bộ luật dân sự.

5/ Các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

Căn cứ vào đối tượng, nội dung và giá trị của hợp đồng và dựa trên các quyền lợi chính đáng của mỗi bên để quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong hợp đồng. Các bên có thể xem xét ghi nhận các quyền, nghĩa vụ được ghi nhận tại các điều khoản trước và bổ sung thêm các điều khoản ràng buộc khác của các bên nếu thấy cần thiết ghi nhận trong hợp đồng.

Thông thường hiện nay, tùy vào từng loại hợp đồng khác nhau thì pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể tham gia vào hợp đồng đó.

6/ Trách nhiệm trong trường hợp các bên nếu vi phạm hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng về vấn đề phạt vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra hoặc các trách nhiệm khác do các bên thỏa thuận.

Tuy nhiên, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng theo quy định pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của từng loại hợp đồng và theo quy định của pháp luật dân sự nói chung.

7/ Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra

Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận khi có tranh chấp xảy ra sẽ giải quyết theo phương thức tự hòa giải, thương lượng với nhau dựa trên nguyên tắc đảm bảo các quyền, lợi ích của mỗi bên.

Nếu các bên không thể tự giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Như vậy, theo quy định Bộ luật dân sự hiện hành 2015 quy định nội dung của hợp đồng trước tiên sẽ do các bên trong hợp đồng thương lượng, thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, các bên cũng cần đảm bảo đáp ứng các nội dung bắt buộc cần có trong hợp đồng để đảm bảo các nội dung đó đúng theo quy định.

Nguồn : sưu tầm

Related Posts

Game nối mặt cười Monster: Monster Go

[ad_1]  ContentsHợp đồng là gì?Đặc điểm của hợp đồng?Cấu trúc của hợp đồngHình thức hợp đồngCác loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay1. Hợp đồng…

Game siêu xe tốc độ: Car Speed Booster

[ad_1]  ContentsHợp đồng là gì?Đặc điểm của hợp đồng?Cấu trúc của hợp đồngHình thức hợp đồngCác loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay1. Hợp đồng…

Game cô gái Hazel làm đẹp: Baby Hazel Flower Girl

[ad_1] ContentsHợp đồng là gì?Đặc điểm của hợp đồng?Cấu trúc của hợp đồngHình thức hợp đồngCác loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay1. Hợp đồng lao…

Game làm nhà cho chó cưng: Puppy House

[ad_1]  ContentsHợp đồng là gì?Đặc điểm của hợp đồng?Cấu trúc của hợp đồngHình thức hợp đồngCác loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay1. Hợp đồng…

Game làm bánh: Trò chơi làm bánh

[ad_1] ContentsHợp đồng là gì?Đặc điểm của hợp đồng?Cấu trúc của hợp đồngHình thức hợp đồngCác loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay1. Hợp đồng lao…

Game tay súng miền viễn tây: Gunblood

[ad_1] ContentsHợp đồng là gì?Đặc điểm của hợp đồng?Cấu trúc của hợp đồngHình thức hợp đồngCác loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay1. Hợp đồng lao…

Leave a Reply