Hình thức đào tạo là gì?

[ad_1]

Ngày nay, có nhiều trường đại học, cao đẳng,.. tuyển sinh với hình thức đào tạo chính quy hay đào tạo tại chức. Đây là hai trong số rất nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Vậy hình thức đào tạo là gì? Có những hình thức đào tạo nào?

Sau đây, TBT Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Hình thức đào tạo là gì?

Hình thức đào tạo có thể hiểu là phương thức dạy học, để từ đó, người học có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.

Hình thức là những gì làm nên bề ngoài của sự vật, chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung. Chúng chỉ ra phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.

Đào tạo là quá trình giảng dạy làm cho một người có khả năng thực hiện được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ.

Phân loại các hình thức đào tạo

Hiểu được hình thức đào tạo là gì? chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các loại hình đạo tạo trên thực tế.

Ngày nay, có nhiều hình thức đào tạo khác nhau nhằm mang đến sự thuận tiên trong đào tạo những vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp, phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp, tổ chức, xã hội yêu cầu. Theo quan điểm của TS. Hà Văn Hội, hình thức đào tạo có thể chia thành những hình thức cơ bản sau:

– Phân loại theo định hướng nội dung đào tạo. Bao gồm 02 loại hình đào tạo. Cụ thể:

+ Đào tạo định hướng công việc: Hình thức này chuyên đào tạo cho người học những kỹ năng của công việc nhất định. Những kỹ năng này là giống nhau giữa những cơ quan, tổ chức khác nhau. Do đó, người học có thể sử dụng chúng để làm việc tại những cơ sở khác nhau.

+ Đào tạo định hướng doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức lại có những đặc thù riêng về lĩnh vực, cách thức hoạt động. Do đó, người lao động cần nắm rõ những kỹ năng chuyên biệt tại đơn vị sử dụng lao động. Những kỹ năng này là khác nhau giữa những tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp khác nhau, vì vậy, đào tạo định hướng doanh nghiệp là loại hình đào tạo riêng biệt. Mỗi đơn vị sẽ có những khóa đào tạo riêng dành cho nhân viên của đơn vị đó.

 – Phân loại theo mục đích của nội dung đào tạo. Có thể kể đến 1 số loại hình như:

+ Đào tạo, hướng dẫn (hoặc định hướng) công việc cho nhân viên nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức mới hoặc các chỉ dẫn cho nhân viên mới tuyển về công việc và doanh nghiệp.

+ Đào tạo, huấn luyện kỹ năng nhằm giúp cho nhân viên có trình độ lành nghề và các kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc theo yêu cầu.

+ Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật thường được tổ chức định kỳ nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật được cập nhật với các kiến thức, kỹ năng mới.

– Phân loại theo cách thức tổ chức. Đây cách phân loại thường thấy nhất trong các cơ sở giáo dục. Cụ thể:

+ Đào tạo chính quy: Với hình thức này, học viên được dành toàn bộ thời gian mình có vào việc học. Do đó, thời hạn ngắn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, số lượng học viên lại rất hạn chế.

+ Đào tạo tại chức hay hệ đào tạo vừa học vừa làm: Đúng như tên gọi, học viên tham gia hình thức này là những người vừa đi làm vừa tham gia các khoá đào tạo, tận dụng tối đa thời gian.

+ Lớp cạnh xí nghiệp thường áp dụng để đào tạo nhân viên mới cho doanh nghiệp lớn.

Đối với một số doanh nghiệp lớn, họ có thể liên kết với các trường hoặc có cơ sở đào tạo riêng. Khi đó, học viên sau khi học lý thuyết tại lớp có thể tham gia thực hành ngay tại các phân xưởng trong doanh nghiệp. Sauk hi tốt nghiệp, tùy vào năng lực và định hướng, họ còn có thể được ký kết hợp đồng lao động với các doanh nghiệp.

+ Kèm cặp tại chỗ là hình thức đào tạo theo kiểu vừa làm vừa học, người có trình độ lành nghề cao (người hướng dẫn) giúp người mới vào nghề hoặc có trình độ lành nghề thấp (người học). Quá trình đào tạo diễn ra ngay tại nơi làm việc.

– Phân loại theo địa điểm hoặc nơi đào tạo. Bao gồm: đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo ngoài nơi làm việc.

– Phân loại theo đối tượng học viên. Cụ thể:

+ Đào tạo mới áp dụng đối với các người lao động phổ thông, chưa có kỹ năng hành nghề để thực hiện công việc.

+ Đào tạo lại: áp dụng đối với những lao động đã có kỹ năng, trình độ lành nghề nhưng cần đổi nghề do yêu cầu của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Hình thức đào tạo là gì? Quy định pháp luật về hoạt động niêm yết giá. Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6560 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Trân trọng cảm ơn!

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi Randy chiến đấu

[ad_1] ContentsHình thức đào tạo là gì?Phân loại các hình thức đào tạoRelated posts:Giới thiệu game Randy chiến đấu Randy chiến đấu thuộc dòng game đối kháng,…

Trò chơi Ben 10 giải cứu thế giới 2

[ad_1]  ContentsHình thức đào tạo là gì?Phân loại các hình thức đào tạoRelated posts:Giới thiệu game Ben 10 giải cứu thế giới 2 Ben 10 giải…

Trò chơi sút Penalty Y8

[ad_1] ContentsHình thức đào tạo là gì?Phân loại các hình thức đào tạoRelated posts:Giới thiệu game sút Penalty Y8 Sút Penalty Y8 thuộc dòng game thể thao,…

Game nối hình: Trò chơi nối hình

[ad_1]  ContentsHình thức đào tạo là gì?Phân loại các hình thức đào tạoRelated posts:Giới thiệu game nối hình Nối hình thuộc dòng game trí tuệ, game…

Trò chơi cấp cứu tai nạn

[ad_1]  ContentsHình thức đào tạo là gì?Phân loại các hình thức đào tạoRelated posts:Giới thiệu game cấp cứu tai nạn Cấp cứu tai nạn thuộc dòng…

Game cừu chiến: Trò chơi cừu chiến

[ad_1]  ContentsHình thức đào tạo là gì?Phân loại các hình thức đào tạoRelated posts:Giới thiệu game cừu chiến Cừu chiến thuộc dòng game trí tuệ, game…

Leave a Reply