Guzheng Là Gì ? « Khuyến Nhạc Tìm Hiểu Đàn Guzheng ( Đàn Cổ Tranh ) Là Gì

[ad_1]

Đàn Guzheng ( Đàn Cổ Tranh ) được biết đến là đàn thập lục, đây là loại đàn có xuất xứ từ Trung Hoa với lịch sử hơn 2500 năm. Đàn có 16 dây nên nó có tên gọi làThập Lục. Đàn Guzeng thường được làm bằng gỗ cây Phượng. Cấu tạo của đàn gồm một hộp âm thanh hình chữ nhật và một bề mặt trong một đường cong với chuỗi chặt chẽ, đó là một bộ có 13 dây trong triều đại nhà Đường và sau đó tăng lên 16. Ngày nay, có một số loại Đàn Cổ Tranh hiện đại có đến 25 dây.

Bạn đang xem: Guzheng là gì

Trong lịch sử, đàn tranh phát triển thành rất nhiều loại, có loại 12, 13, 18 hoặc 23, 25 dây, ở mỗi khu vực khác nhau cũng có tiêu chuẩn số lượng dây đàn khác nhau. Còn có những loại tranh mới xuất hiện như tranh bướm, tranh chuyển điệu…

Lịch Sử Của Đàn Guzheng:

Theo huyền thoại Trung Quốc, ngày xưa có một ông già sống chung với hai cậu con trai trẻ, ngoan, và rất thích đàn. Trong nhà, ông bố có một cây đàn tranh 25 dây. Một hôm bỗng dưng hai cậu cùng muốn đàn tranh một lúc. Trong nhà chỉ có mỗi một cây đàn tranh. Lúc đầu còn lời qua tiếng lại. Dần dần, cãi nhau dữ dội. Ông bố nghe tiếng cãi lộn, mới đi vào hỏi cớ sự ra làm sao. Khi hiểu ra sự tình, ông bố mới khuyên một trong hai người nên nhường cho người kia đàn trước.

*

Nhưng rốt cuộc không sao hòa giải được. Tức giận quá, ông ta mới đi tìm một cây búa, rồi xách cây đàn chặt ra làm đôi theo chiều dọc để làm thành hai cây đàn tranh: một cây 13 dây, bây giờ còn thấy ở miền Bắc Trung Quốc và ở Nhựt Bổn, còn cây kia 12 dây hiện vẫn còn thấy ở Mông cổ và Đại Hàn.

Lại có một giả thuyết khác cho rằng cây đàn tranh Trung Quốc là do ông Mông Điềm sáng chế ra vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Hình thù cây đàn tranh Trung Quốc rất giống cây đàn tranh Việt Nam nhưng to hơn. Bề dài cây đàn dài lối 1m,50.

Mặt đàn làm bằng cây ngô đồng. Có 13 dây tơ theo truyền thống Bắc Kinh hay 16 dây sắt theo truyền thống Quảng Đông, được căng dài trên mặt âm bảng. Cũng có một hàng trục và một hàng nhạn xê dịch được. Người đàn dùng ngón tay trỏ, ngón giữa và ngón áp út của bàn tay mặt để khảy và ba ngón trỏ, giữa và áp út của bàn tay trái để nhấn. Họ chỉ dùng móng tay để khảy và rất ít khi dùng móng sắt, hay đồi mồi như người Việt. Cây đàn thường để trên bàn trước mặt người đàn hoặc để trên đùi.

Ngày nay ở Đài Loan, cây đàn tranh có cây ngắn độ 1 thước và cây dài tới 1m,80. Kỹ thuật đóng đàn làm theo kỹ nghệ hóa. Khúc cây đưa vào máy cắt, và khi ra khỏi máy đã gần thành cây đàn. Thành ra cây đàn tranh rất tốt, kích thước không sai chạy, và hình dáng hoàn hảo, nhưng lại rất yếu về âm thanh.

Họ không còn tuyển lựa khúc cây tốt, già, có gân mà chỉ lấy bất cứ khúc cây ngô đồng nào cũng được. Tất cả mọi việc đều kỹ nghệ hóa, máy móc hóa, chuyên về lượng mà làm giảm đi phần phẩm. Ở Đài Loan, các cô học đàn mua cây đàn tranh hoặc sơn xanh, sơn đỏ, sơn vàng.

Mặt âm bảnh không còn là cây ngô đồng mà là một loại ván ép rẻ tiền. Các ông thầy bị đồng tiền làm chi phối nghệ thuật và thường đàn với mục đích thương mại. Đàn tranh thường được sử dụng độc tấu, song tấu hoặc trong một dàn nhạc.

Phân Biệt Đàn Guzheng Và Đàn Tranh:

Đàn tranh Việt Nam và Đàn Guzheng có nhiều sự khác biệt từ hình dạng cấu tạo, âm sắc và kỹ thuật.

Xem thêm: Tiểu Sử Bà Đặng Ngọc Lan Vợ Bầu Kiên Sinh Năm Bao Nhiêu, Vợ Bầu Kiên

*

Nguồn gốc Đàn Tranh:

Nguồn gốc đàn tranh Việt Nam là đàn tranh giống như đàn Sắt và đàn cổ tranh (Guzheng) từ Trung Quốc truyền sang nước Việt có thể từ đời nhà Trần hay trước nữa, dùng trong dân gian dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi số dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép.

Qua 7, 8 thế kỷ, người nước Việt dùng và bản địa hóa nó, tạo cho nó phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức, biến nó trở thành một loại nhạc cụ bản địa mang tính dân tộc, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.

Cấu tạo :

 – Đàn tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110–120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25–30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộng khoảng 15–20 cm gắn 16 khóa lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn (còn gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh. Dây đàn tranh làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Ngày xưa dùng dây tơ. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo ba móng gẩy vào ngón cái, trỏ và ngón giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.

– Đàn Guzheng tiêu chuẩn dài 1,63m, có 21 dây. Mặt đàn tranh thường được chế tác từ gỗ cây ngô đồng. Giá đàn làm bằng gỗ tùng trắng, thành đàn, đáy đàn và thùng đàn làm bằng gỗ lim đỏ, gỗ lim già, gỗ lim vàng hoặc gỗ tử đàn. Mặt đàn và dây đàn ảnh hưởng rất nhiều đến âm thanh của đàn tranh, ngoài ra nếu chọn được gỗ lim đỏ già, gỗ tử đàn hoặc gỗ lim vàng tốt làm thành đàn, cầu đàn và đáy đàn cũng khiến cho âm thanh của đàn hay hơn.

Âm Sắc ( Âm Thanh )

Âm sắc Đàn Tranh Việt Nam trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng. Đàn tranh ít thích hợp với những tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh. Tầm âm đàn tranh rộng 3 quãng 8, từ Đô lên Đô3.

Âm sắc đàn Guzheng thánh thót như nước chảy mây trôi. Tự nhiên mà thanh nhã chứ không dồn dập dung tục. Người đánh đàn tranh lâu năm có thể dùng tiếng đàn mà khơi dậy những dòng cảm xúc trong người nghe. Có người đã miêu tả tiếng đàn tranh: “ Âm đàn trầm lắng uyển chuyển, như một bản nhạc quyến rũ vọng lại của đất trời. Tiếng đàn như mưa bụi trên lá chuối, xa nghe mờ ảo dường không, lặng im lại thấy như vẫn bên tai. Khiến người nghe từ từ chìm đắm trong giai điệu tiếng đàn.

Lúc thì ưu tư trầm mặc, lúc lại đầy cảm xúc bi thương.”.Tiếng đàn tranh thanh nhã từ lâu cũng là nguồn cảm hứng dồi dào cho các thi nhân. Nghe tiếng đàn tranh, Bạch Cư Dị viết “Đàn tranh trong đêm”, Lí Đoan viết “Nghe đàn Tranh”, Tô Thức viết “Đàn tranh ở chùa Cam Lộ”. Có thể nói, nghe đàn tranh không chỉ là thưởng thức nghệ thuật mà còn là một cách cảm nhận tài năng, cảm xúc và những dòng tâm tư được người chơi gửi gắm qua tiếng nhạc nữa.

Kỹ Thuật :

Kỹ Thuật chơi Đàn Tranh Việt Nam thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phường bát âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Kỹ thuật chơi Đàn Guzheng là dùng để gảy các dây đàn là dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải , còn bàn tay trái dùng để giật dây. Với sự uyển chuyển nhẹ nhàng kết hợp giữa 2 bàn tay làm cho người thưởng thức các tác phẩm từ đàn Guzheng trờ nên hấp dẫn hơn. Các tác phẩm phổ biến của loại đàn cổ tranh này là Fishing Song At Dusk, Autumn Moon Over The Han Palace, Moonlight Of Spring River.

[ad_2]

Related Posts

Xem 9+ vẽ chữ 3d theo tên được đánh giá cao

Xem 9+ vẽ chữ 3d theo tên được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những vẽ chữ 3d theo tên dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa chọn phù…

Xem 9+ vẽ chồng sách được đánh giá cao

Xem 9+ vẽ chồng sách được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những vẽ chồng sách dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa chọn phù hợp và…

Xem 9+ vẽ chị hằng nga chibi được đánh giá cao

Xem 9+ vẽ chị hằng nga chibi được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những vẽ chị hằng nga chibi dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa chọn phù…

Xem 9+ vẽ chậu mai được đánh giá cao

Xem 9+ vẽ chậu mai được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những vẽ chậu mai dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa chọn phù hợp và…

Xem 9+ vẽ chậu cây dễ thương được đánh giá cao

Xem 9+ vẽ chậu cây dễ thương được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những vẽ chậu cây dễ thương dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa chọn phù…

Xem 9+ vẽ chạm khắc đình làng việt nam được đánh giá cao

Xem 9+ vẽ chạm khắc đình làng việt nam được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những vẽ chạm khắc đình làng việt nam dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa…

Leave a Reply