Chuyên gia y tế trả lời: Xét nghiệm COVID-19 có giá trị bao lâu?

Trước diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch COVID-19, TP.HCM và một số tỉnh thành yêu cầu người dân phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính COVID mới có thể ra vào địa bàn. Và vấn đề đặt ra: Xét nghiệm COVID-19 có giá trị bao lâu? Hay nói cách khác, giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 có hiệu lực như thế nào?

24/08/2021 | Người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang hay không – Nên làm gì sau tiêm ngừa? 21/08/2021 | Nên làm gì khi tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 để phòng tránh nguy cơ? 20/08/2021 | Giải pháp chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong đại dịch COVID-19

1. Xét nghiệm COVID-19 có giá trị bao lâu?

Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là người dân đang sinh sống tại những tỉnh thành có số ca nhiễm cao và yêu cầu nghiêm ngặt về việc đi lại. Chẳng hạn như TP.HCM – địa bàn đang có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất nước. Cùng với đó, diễn biến dịch bệnh vô cùng phức tạp.

Xét nghiệm COVID-19 có giá trị bao lâu là thắc mắc chung của nhiều người

Xét nghiệm COVID-19 có giá trị bao lâu là thắc mắc chung của nhiều người

Giấy xét nghiệm COVID-19 mang tính chất tạm thời

Theo đó, giấy xét nghiệm COVID-19 không phân biệt là xét nghiệm khẳng định hay xét nghiệm nhanh. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý đến hiệu lực của tờ giấy này. Nghĩa là mọi người cần biết xét nghiệm COVID-19 có giá trị bao lâu để có thể được ra vào thành phố.

Theo ông Trương Quốc Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế, giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 không mang tính chất dài hạn, mà chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn. Cụ thể, giấy chỉ mang ý nghĩa xác nhận một người không bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay tại thời điểm thực hiện xét nghiệm. Và sau khi xét nghiệm xong, kết quả đã có thể khác đi, không chắc chắn là người đó không có mầm bệnh trong người.

Còn theo các chuyên gia xét nghiệm, chuyên gia dịch tễ, việc đặt ra thời hạn 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày cho giấy xét nghiệm là hoàn toàn không có cơ sở và căn cứ. Do đó, việc một số tỉnh thành yêu cầu yêu cầu người dân phải có giấy xét nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định và dựa vào đó để “thông chốt” là không hợp lý.

Tại sao xét nghiệm COVID-19 mang tính chất tạm thời?

Sở dĩ kết quả xét nghiệm COVID-19 chỉ mang tính chất tạm thời trong thời gian ngắn là do các nguyên nhân sau:

  • Kết quả xét nghiệm có thể sai sót, kể cả xét nghiệm RT-PCR cũng không chắc chắn 100% là người đó không bệnh.

  • Nếu thực hiện xét nghiệm trong những ngày đầu nhiễm bệnh, nồng độ virus trong cơ thể thấp thì có thể cho kết quả âm tính giả.

  • Ngay cả khi kết quả xét nghiệm chính xác thì sau khi rời nơi thực hiện xét nghiệm, người đó có thể tiếp xúc với nhiều người khác. Và không loại trừ trường hợp tiếp xúc với những người đang có bệnh và bị lây nhiễm mà bản thân không hề hay biết.

Tóm lại, xét nghiệm COVID-19 có giá trị bao lâu là điều không thể xác định. Và kết quả xét nghiệm chỉ có ý nghĩa (tác dụng) tại thời điểm xét nghiệm. Vì vậy, mọi người không nên coi đây là “giấy thông hành” hợp pháp để có thể thoải mái đi lại. Nhất là khi dịch bệnh đang trong tình trạng khó kiểm soát.

Kết quả xét nghiệm COVID-19 mang tính chất tạm thời tại thời điểm xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm COVID-19 mang tính chất tạm thời tại thời điểm xét nghiệm

2. Những lưu ý khi đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19

Cùng với thắc mắc xét nghiệm COVID-19 có giá trị bao lâu thì có rất nhiều người không biết khi đi lấy mẫu xét nghiệm, cần làm gì để tránh bị lây nhiễm bệnh. Theo đó, để an toàn cho bản thân và mọi người, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Tuân thủ nguyên tắc 5K

Để phòng chống và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh, mọi người nên tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế khi đi lấy mẫu xét nghiệm, bao gồm:

  • Khẩu trang: Luôn đeo khẩu trang trước, trong và sau khi lấy mẫu xét nghiệm.

  • Khử khuẩn: Rửa tay và khử khuẩn bằng nước rửa tay, nước sát khuẩn cá nhân hoặc được trang bị tại nơi lấy mẫu.

  • Khoảng cách: Giữ khoảng cách an toàn với mọi người, tối thiểu 2m.

  • Không tụ tập: Không tập trung đông người tại nơi lấy mẫu. Giữ khoảng cách an toàn như nói trên.

  • Khai báo y tế: Thực hiện tốt việc khai báo y tế trước khi thực hiện lấy mẫu.

Lưu ý: Nguyên tắc 5K này không chỉ được áp dụng khi đi lấy mẫu xét nghiệm mà còn được áp dụng trong mọi trường hợp, nhất là khi có việc cần thiết phải ra ngoài.

Giữ tâm lý thoải mái

Nhiều người, nhất là những người lần đầu đi lấy mẫu xét nghiệm thường lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, kỹ thuật lấy mẫu khá đơn giản và nhanh gọn. Chỉ cần bạn giữ tâm lý thoải mái, hít thở đều, ngồi thẳng lưng và nghe theo hướng dẫn của nhân viên y tế là được. Tuyệt đối không cựa quậy, nhăn mặt hay cố nói chuyện trong quá trình lấy mẫu. Điều này có thể cản trở việc lấy mẫu và bạn có thể bị đau, khó chịu.

Sau khi lấy mẫu xong

Sau khi lấy mẫu xong, ngay lập tức kéo khẩu trang lại như ban đầu. Dùng khăn giấy lau nước mắt và dịch mũi (nếu có), sau đó bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định. Song song đó, bạn nên rửa tay lại một lần nữa và về nhà, đợi kết quả qua số điện thoại đã khai trong khai báo y tế.

Thường thì kết quả âm tính sẽ không có thông báo. Còn mọi kết quả dương tính đều được thông báo, bất kể trong ngày cuối tuần hay các ngày nghỉ lễ. Vì thế, nếu không nhận được thông báo, bạn đừng quá quá lo lắng. Cẩn thận hơn, bạn có thể tra cứu kết quả xét nghiệm COVID-19 online.

Lấy mẫu xét nghiệm xong nên về thẳng nhà và chờ thông báo kết quả xét nghiệm

Lấy mẫu xét nghiệm xong nên về thẳng nhà và chờ thông báo kết quả xét nghiệm

Những lưu ý khác

  • Người tiêm vắc xin cũng vẫn có thể đi lấy mẫu xét nghiệm như thường. Bởi vắc xin không thể ngăn ngừa 100% nguy cơ lây nhiễm bệnh. Do đó, nếu được chỉ định đi lấy mẫu xét nghiệm thì vẫn phải tuân thủ chấp hành.

  • Vẫn chưa có báo cáo chính thức nào về việc có nên nhịn ăn sáng khi đi lấy mẫu xét nghiệm hay không. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích trước khi làm xét nghiệm COVID-19.

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời thắc mắc xét nghiệm COVID-19 có giá trị bao lâu. Nên nhớ, dù kết quả xét nghiệm như thế nào cũng không được chủ quan. Và tuyệt đối không coi giấy chứng nhận xét nghiệm là “giấy thông hành” để “thông chốt”. Luôn tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế trong mọi trường hợp để phòng tránh và giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Related Posts

Mẫu giấy chứng nhận ISO 22000

Giấy chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp hoặc tổ chức đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000 – Hệ thống…

Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT thì bị phạt như thế nào?

Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT thì bị phạt như thế nào? Theo quy định pháp luật hiện hành thì bất kỳ chủ…

Thủ tục làm Giấy phép kinh doanh Yến sào (Cập nhật 2021)

“Yến sào” là một loại thực phẩm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, những năm gần đây. Tuy nhiên, thủ tục xin cấp…

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu

Việt Nam từ khi dành được độc lập đến nay toàn Đảng, toàn dân tập trung toàn diện vào phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo…

Mẫu giấy xác nhận nhân thân mới nhất 2021 dành cho bạn!

Contents1. Xét nghiệm COVID-19 có giá trị bao lâu?Giấy xét nghiệm COVID-19 mang tính chất tạm thờiTại sao xét nghiệm COVID-19 mang tính chất tạm thời?2. Những…

Những loại giấy tờ giúp bạn chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì sẽ được chứng nhận quyền sở hữu nhà…

Leave a Reply