Giám định thương tật tai nạn lao động

[ad_1]

Giám định thương tật là gì?

Giám định thương tật là căn cứ quan trọng trong việc xác định mức hưởng chế độ tai nạn lao động, việc giám định thương tật tai nạn lao động gồm hai trường hợp (1)Giám định lần đầu thực hiện sau thời điểm xảy ra tai nạn lao động (2) Giám định lại do tái phát thực hiện do những thương tật phát sinh sau thời gian đã giám định lần đầu về thương tật.

Giám định thương tật ở đâu?

Hồ sơ giám định thương tật tai nạn lao động chuyển đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương.

Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc thân nhân của người lao động bị suy giảm khả năng lao động khám để hưởng chế độ tử tuất hàng tháng, cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và chuyển đến Hội đồng giám định y khoa.

Hồ sơ giám định thương tật

Thứ nhất: Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:

– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định

– Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

Trường hợp người được giám định thuộc trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Thứ hai: Hồ sơ khám giám định lại do tái phát

Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động:

– Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định hoặc Giấy ra viện

Trường hợp người được giám định thuộc trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.

Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng xác định tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.

– Một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Người lao động có thể tự mình đi làm được không?

Trách nhiệm gửi hồ sơ giám định đến cơ quan có thẩm quyền có thể được thực hiện bởi chính người lao động hoặc là người sử dụng lao động. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật cũng cho phép thân nhân người lao động thực hiện việc này.

Sau đây, TBT Việt Nam chúng tôi xin thông tin đến quý khách hàng hotline tổng đài tư vấn giám định thương tật tai nạn lao động để quý khác hàng có thể giải đáp những thắc mắc về vấn đề này: Tư vấn giám định thương tật qua tổng đài 19006560.

->>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi thiết kế váy công chúa

[ad_1] ContentsGiám định thương tật là gì?Giám định thương tật ở đâu?Hồ sơ giám định thương tậtNgười lao động có thể tự mình đi làm được không?Related…

Trò chơi Barbie trị thương

[ad_1]  ContentsGiám định thương tật là gì?Giám định thương tật ở đâu?Hồ sơ giám định thương tậtNgười lao động có thể tự mình đi làm được…

Trò chơi tiệm kem mùa đông

[ad_1] ContentsGiám định thương tật là gì?Giám định thương tật ở đâu?Hồ sơ giám định thương tậtNgười lao động có thể tự mình đi làm được không?Related…

Trò chơi nước ép hoa quả

[ad_1]  ContentsGiám định thương tật là gì?Giám định thương tật ở đâu?Hồ sơ giám định thương tậtNgười lao động có thể tự mình đi làm được…

Trò chơi thủy thủ mặt trăng 6

[ad_1] ContentsGiám định thương tật là gì?Giám định thương tật ở đâu?Hồ sơ giám định thương tậtNgười lao động có thể tự mình đi làm được không?Related…

Trò chơi đại lộ tử thần

[ad_1] ContentsGiám định thương tật là gì?Giám định thương tật ở đâu?Hồ sơ giám định thương tậtNgười lao động có thể tự mình đi làm được không?Related…

Leave a Reply