Định nghĩa TCVN và QCVN

[ad_1]

TCVN và QCVN có gì khác nhau? Phân biệt TCVN và QCVN. TCVN (Tiêu chuẩn quốc gia) và QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) là gì?

TCVN là gì?

TCVN là tiêu chuẩn Việt Nam theo quy định tại luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật giải thích như sau:

1. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Như vậy, hiểu đơn giản TCVN mang tính chất quản lýtự nguyện. Một số sản phẩm khi lưu hành trên thị trường cần công bố tiêu chuẩn chất lượng có thể theo tiêu chuẩn của quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở

Xem thêm: Công bố tiêu chuẩn cơ sở

QCVN là gì?

QCVN là quy chuẩn Việt Nam được định nghĩa tại luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật như sau

2. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

QCVN thiên về định mức, đặc tính của hàng hóa sản phẩm và bắt buộc trên phạm vi cả nước. QCVN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Đồng thời, QCVN cũng được sử dụng làm tiền tố cho các bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam. Đối với một số sản phẩm khi lưu hành trên thị trường phải có chứng nhận hợp quy.

So sánh TCVN và QCVN

Bảng so sánhTCVNQCVN
Mục đích sử dụngQuy định về đặc tính kỹ thuật và sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng.Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc phải tuân thủ.
Hệ thống ký hiệuTCVN (Tiêu chuẩn quốc gia);
TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở);
QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia);
QCĐP (Quy chuẩn kỹ thuật địa phương);
Phân loạiTiêu chuẩn cơ bản;
Tiêu chuẩn thuật ngữ;
Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
Tiêu chuẩn phương pháp thử;
Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển;
Quy chuẩn kỹ thuật chung;
Quy chuẩn kỹ thuật an toàn;
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
Quy chuẩn kỹ thuật quá trình;
Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ;
Nguyên tắc áp dụngTự nguyệnBắt buộc
Trong thương mạiSản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường.Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh.
Cơ quan công bốCơ quan nhà nước;
Đơn vị sự nghiệp;
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
Tổ chức kinh tế;
Cơ quan nhà nước

[ad_2]

Related Posts

Kê khai hóa đơn bỏ sót, thay thế, điều chỉnh

[ad_1] Kê khai thuế đối với các trường hợp bổ sót hóa đơn, hóa đơn thay thế, điều chỉnh như thế nào? Hướng dẫn kê khai hóa…

Quy định ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm

[ad_1] Nhãn của mỹ phẩm phải có những nội dung gì? Quy định về việc ghi nhãn mỹ phẩm như thế nào? Các yêu cầu đối với…

Phân biệt các loại hóa đơn điện tử

[ad_1] Hoá đơn điện tử có những loại nào? Các loại hoá đơn điện tử hiện nay? Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn…

Quy định về thời điểm lập hoá đơn

[ad_1] Thời điểm xuất, lập hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ là khi nào? Nguyên tắc xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ theo…

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

[ad_1] Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là chứng từ kèm theo hàng hóa làm căn cứ lưu thông trên thị trường khi doanh nghiệp…

Giấy tờ khi vận chuyển hàng hoá đi đường

[ad_1] Khi vận chuyển hàng hoá đi đường cần chứng từ gì? Các giấy tờ cần thiết khi doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá? Điều chuyển hàng…

Leave a Reply