Công cụ hỗ trợ là gì?

[ad_1]

Chó nghiệp vụ là một trong những công cụ hỗ trợ thường xuyên và hữu hiệu trong các hoạt động trinh sát, truy tìm dấu vết của các chiến sĩ công an. Vậy, công cụ hỗ trợ là gì? Khi sử dụng công cụ hỗ trợ phải đảm bảo những điều kiện nào?

Sau đây, TBT Việt Nam sẽ giúp bạn đọc làm rõ hơn những thắc mắc liên quan tới vấn đề trên.

Công cụ hỗ trợ là gì?

Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Để nhận diện công cụ hỗ trợ là gì? trên thực tế, chúng tôi cung cấp thông tin về các loại công cụ hỗ trợ hiện nay. Công cụ hỗ trợ bao gồm:

– Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

– Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

– Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

– Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

– Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

– Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ nêu trên.

Chủ thể được phép sử dụng công cụ hỗ trợ

Cơ quan, tổ chức được cấp phép sử dụng công cụ hỗ trợ

Theo quy định tại Điều 55 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ là những chủ thể được trang bị công cụ hỗ trợ.

Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ bình thường chỉ được phép sử dụng những công cụ hỗ trợ sau:

– Dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su.

– Đồ bảo hộ: áo giáp, găng tay bắt dao.

Những công cụ hỗ trợ khác có tính chất nguy hiểm, chuyên nghiệp hơn như: súng bắn điện, bắn đạn nổ, cao su, bình xịt hơi cay… chỉ được xem xét trang bị cho lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước, hoặc những địa điểm công công như: trên tàu hỏa, ngân hàng, bệnh viện…

Do mang tính chất nguy hiểm, những chủ thể trên phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi sát sao quá trình sử dụng, bảo quản các công cụ hỗ trợ.

Khi sử dụng phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho phép và ghi vào hồ sơ, sổ sách theo dõi; sau khi sử dụng phải bàn giao cho người được giao quản lý kho, nơi cất giữ để bảo dưỡng, bảo quản và ký nhận vào sổ theo dõi.

Cá nhân trực tiếp sử dụng công cụ hỗ trợ

Để đảm bảo sự hiệu quả lớn nhất và phòng ngừa thiệt hại không đáng có xảy ra, thì những cá nhân làm công tác bảo vệ tại những cơ quan, tổ chức nêu trên phải đảm bảo những điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;

– Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;

– Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Bên cạnh đó, người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích và trong phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức đó.

Lưu ý:

Sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao, người đó có trách nhiệm bàn giao lại cho chủ thể có thẩm quyền.

Trong trường hợp vi phạm, tùy vào mức độ, mục đích vi phạm mà người đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ.

Vì vậy, cá nhân khi sử dụng công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng và chứng minh được mình sử dụng đúng lúc và đúng phạm vi mà pháp luật cho phép.

Ngoài ra, nếu việc sử dụng công cụ hỗ trợ đe dọa tính mạng người khác, làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc này sẽ được thực hiện thì có thể bị xử lý về tội đe dọa giết người.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Công cụ hỗ trợ là gì? Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6560 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>Tham Khảo : Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

>>Tham Khảo : Mẫu biên bản nghiệm thu

Trân trọng cảm ơn!

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi tập tô màu

[ad_1] Tô màu cho bé là dòng game kỹ năng, một trò chơi cực kỳ bổ ích cho các bạn nhỏ với công việc tô màu cho…

Trò chơi thi nhảy hiphop

[ad_1] Nhảy Hip Hop là dòng game 4399, một trò chơi mà các bạn sẽ bước vào cuộc thi nhảy hip hop cùng với 2 cô nàng…

Trò Anh hùng chiến loạn 3

[ad_1] Anh hùng chiến loạn 3 là một phiên bản, gần như là hoàn hảo và được anh em game thủ đánh giá nhiệt tình cũng như…

Trò chơi anh hùng chiến loạn

[ad_1] Anh hùng chiến loạn một trong những dòng game, một trong chơi cuốn hút không chỉ anh em trong nước mà còn có anh em game…

Trò Anh hùng chiến loạn 2

[ad_1] Anh hùng chiến loạn 2 là một phiên bản mới, một trong những phiên bản mà rất rất nhiều người chơi theo đuổi dòng game này…

Trò chơi Ninja bí ẩn

[ad_1] Ninja bí ẩn là dòng game hành động, nói về một nữ Ninja có tên Akane với những màn đánh nhau vô cùng hấp dẫn và…

Leave a Reply