Chế tài là gì?

[ad_1]

Để giúp Quý độc giả hiểu đúng và đầy đủ hơn về chế tài – một bộ phận của quy phạm pháp luật, TBT Việt Nam thực hiện bài viết “Chế tài là gì?” này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Chế tài là gì?

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật quy định các biện pháp cưỡng chế mang tính chất trừng phạt mà nhà nước dự kiến có thể áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những mệnh lệnh đã được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Bộ phận chế tài cùng với bộ phận giả định, bộ phận quy định là ba bộ phận quan trọng cấu thành một quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, bộ phận giả định và bộ phận chế tài là hai bộ phận không nhất thiết phải có trong một quy phạm pháp luật.

Ví dụ chế tài?

Không chỉ giải đáp: Chế tài là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các ví dụ và nội dung có liên quan về chế tài cho Quý độc giả.

Trong khoản 1 Điều 7 Nghị định số 98/2020-NĐ/CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định như sau: “Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.”

Từ quy phạm pháp luật trên có thể thấy bộ phận chế tài là “Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng”

Các loại chế tài?

Hiện nay có thể thống kê có 5 loại chế tài:

1/ Chế tài kỷ luật: Là trách nhiệm pháp lý bất lợi áp dụng đối với người lao động có hành vi xâm phạm các quy tắc, nghĩa vụ trong quan hệ lao động, trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2/ Chế tài thương mại: Là hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã được giao kết, thỏa thuận trong hợp đồng thương mại có hiệu lực. Chế tài này còn được gọi là chế tài hợp đồng. Khi một bên chủ thể vi phạm các quy định về thương mại được quy định trong Luật Thương mại 2005 và các quy định khác có liên quan sẽ bị áp dụng các chế tài được quy định tại Điều 292, Luật thương mại 2005.

3/ Chế tài dân sự: Là hậu quả pháp lý bất lợi mang tính tài sản áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ không thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự có ý nghĩa nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất, tinh thần cho người bị hại. Chế tài dân sự bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm.

4/ Chế tài hành chính: Là những hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 100/2019-NĐ/CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.

Như vậy, chế tài hành chính trong quy phạm pháp luật trên là: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng”.

5/ Chế tài hình sự: Là trách nhiệm pháp lý bất lợi được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Chế tài hình bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích. Chế tài hình sự được xem là loại chế tài có tính chất trừng phạt nghiêm khắc nhất đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

Ví dụ: Tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định Tội cướp tài sản như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.

Chế tài hình sự trong quy phạm pháp luật hình sự trên là: “Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.

Chế tài là hình phạt đúng hay sai? Vì sao?

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.

Với quy định trên có thể kết luận rằng, chế tài không phải là hình phạt bởi:

Thứ nhất: Chế tài được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể như hành chính, dân sự, lao động và hình sự. Còn hình phạt chỉ được quy định trong Bộ Luật Hình sự

Thứ hai: Chủ thể được áp dụng chế tài rất đa dạng (ví dụ theo quy định tại Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;… Như vậy, chủ thể áp dụng chế tài là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã) còn chủ thể áp dụng hình phạt chỉ có Tòa án.

Tóm lại, chế tài và hình phạt là hai định nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chế tài chỉ đồng thời là hình phạt khi cùng được quy định trong Bộ luật Hình sự và cùng được tòa án áp dụng trong thực tiễn.

Trong quá trình tham khảo bài viết “ Chế tài là gì?”, Quý vị có những thắc mắc chưa được làm rõ, hãy liên hệ ngay TBT Việt Nam theo số 1900 6560, trân trọng!

Tham khảo thêm : mẫu giấy giới thiệu

Tham khảo thêm : mẫu nội quy công ty

Tham khảo thêm : mẫu đơn xin chuyển công tác

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi tập tô màu

[ad_1] Tô màu cho bé là dòng game kỹ năng, một trò chơi cực kỳ bổ ích cho các bạn nhỏ với công việc tô màu cho…

Trò chơi thi nhảy hiphop

[ad_1] Nhảy Hip Hop là dòng game 4399, một trò chơi mà các bạn sẽ bước vào cuộc thi nhảy hip hop cùng với 2 cô nàng…

Trò Anh hùng chiến loạn 3

[ad_1] Anh hùng chiến loạn 3 là một phiên bản, gần như là hoàn hảo và được anh em game thủ đánh giá nhiệt tình cũng như…

Trò chơi anh hùng chiến loạn

[ad_1] Anh hùng chiến loạn một trong những dòng game, một trong chơi cuốn hút không chỉ anh em trong nước mà còn có anh em game…

Trò Anh hùng chiến loạn 2

[ad_1] Anh hùng chiến loạn 2 là một phiên bản mới, một trong những phiên bản mà rất rất nhiều người chơi theo đuổi dòng game này…

Trò chơi Ninja bí ẩn

[ad_1] Ninja bí ẩn là dòng game hành động, nói về một nữ Ninja có tên Akane với những màn đánh nhau vô cùng hấp dẫn và…

Leave a Reply