Căn cước công dân gắn chip

[ad_1]

Các quy định về căn cước công dân gắp chip? Những điều cần biết về CCCD gắn chip

Đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip

Theo khoản 1 điều 19 Luật căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ căn cước công dân. Ngoài ra những ai đã có CMND (9 số và 12 số), thẻ CCCD mã vạch được đổi sang thẻ CCCD gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.

Thời hạn sử dụng của thẻ CCCD:

Thẻ CCCD được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Thủ tục làm thẻ CCCD gắn chip

Căn cứ Luật Căn cước công dân năm 2014, Thông tư 07/2016/TT-BCA, Thông tư 40/2019/TT-BCA, thủ tục làm thẻ CCCD như sau:

Bước 1: Điền tờ khai: Người dân mang theo Sổ hộ khẩu, CMN/CCCD cũ (nếu có), điền thông tin vào Tờ khai Căn cước công dân – mẫu CC01 tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ: Cho đến khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hoàn thiện, công dân xuất trình Sổ hộ khẩu. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay: Thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung; ký tên xác nhận thông tin trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD.

Bước 4: Trả kết quả: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Người dân đi nhận CCCD tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).

Lệ phí: Miễn phí (khoản 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân).

Thời hạn giải quyết: Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc; Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc; Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc (Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014).

Thực tế thực hiện thủ tục cấp CCCD gắn chip tại Hà Nội: Trong tháng 3 năm 2021, cả nước triển khai đăng ký thẻ CCCD gắn chip tại cơ quan. Để tạo điều kiện cho người dân đăng ký, các địa phương đã bố trí cán bộ đăng ký ngay tại các phường, thời gian làm việc từ 07h đến 22h cả tuần. Người dân đến làm thẻ CCCD chỉ cần mang theo sổ hộ khẩu, CMND/CCCD cũ (nếu có). Khi đến làm hồ sơ, cán bộ công an phường quản lý phát cho người dân phiếu thu thập thông tin dân cư (Đã đóng dấu kiểm tra) để cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân. Trường hợp ngày trước công dân chưa làm tờ khai thu thập thông tin công dân thì người dân điền tờ khai và nộp lại. Ở một số địa phương như quận Hà Đông, người dân chủ động liên hệ với công an khu vực để lấy phiếu thu thập thông tin công dân trước khi đi làm thẻ CCCD.

Hiện nay theo quy định, trước ngày 1/7/2021, lệ phí cấp thẻ CCCD gắn chip là 15.000VNĐ/thẻ, sau ngày 1/7, lệ phí cấp thẻ là 30.000VNĐ/thẻ. Sau khi hoàn thành thủ tục cấp thẻ CCCD, người dân đăng ký nhận thẻ CCCD qua đường bưu điện. Mặc dù theo quy định người dân có thể nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện nhưng thực tế tại một số địa phương bắt buộc phải nhận kết quả qua bưu chính, phí dịch vụ bưu chính là 30.000VNĐ do người dân tự thanh toán. Do có rất nhiều người dân thực hiện cấp mới CCCD gắn chip trong thời gian này nên thời gian thực hiện thủ tục và giải quyết thủ tục thực tế sẽ lâu hơn.

Một số câu hỏi về CCCD gắn chip

Hộ khẩu tỉnh khác có được làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở Hà Nội?

Theo quy định của Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì cơ quan quản lý CCCD cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại thẻ CCCD đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. Như vậy trường hợp công dân nếu đã được cấp CCCD hoặc Chứng minh nhân dân 12 số thì có thể đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội để làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD. Cũng theo Bộ Công an, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD đã đi vào vận hành thì công dân có thể đến bất kỳ cơ quan quản lý CCCD nào để làm thủ tục cấp CCCD.

Khi làm thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử thì có bị thu lại thẻ Căn cước công dân có mã vạch không?

Các trường hợp thu hồi CCCD mã vạch khi làm thủ tục đổi thẻ CCCD gắn chíp điện tử:
– Với trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ CCCD qua đường chuyển phát nhanh đến địa chỉ theo yêu cầu: Tiến hành thu CCCD, cắt góc và trả lại sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp CCCD.
– Với trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ CCCD tại đơn vị cấp: Tiến hành thu hồi, cắt góc và trả lại CCCD khi trả thẻ CCCD gắn chíp điện tử.
– Đối với CCCD bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy CCCD.

Lợi ích của việc đổi sang CCCD gắn chip

CCCD gắn chip có nhiều ưu điểm so với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay, cụ thể:
– Tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn.
– Dễ dàng liên kết dữ liệu về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế,… của công dân đó.
– Không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây.
– Tiết kiệm thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ.

Khi đổi sang CCCD gắn chip có cần xác nhận số CMND

Hiện nay trên thẻ CCCD gắn chip có mã QR Code. Số CMND, CCCD mã vạch cũ sẽ được tích hợp vào QR Code. Khi quét mã này trên điện thoại sẽ ra thông tin và số CMND cũ nên không cần xin xác nhận.

Các trường hợp xử phạt khi không đổi CCCD gắn chip

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…..
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Điều 5 Nghị định  05/1999/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

Công dân nếu thuộc 05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại nêu trên (hiện tại khi đổi/cấp lại từ CMND thì công dân sẽ được cấp CCCD gắn chíp) mà không thực hiện thủ tục cấp đổi/cấp lại sang CCCD gắn chíp sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng.

[ad_2]

Related Posts

Kê khai hóa đơn bỏ sót, thay thế, điều chỉnh

[ad_1] Kê khai thuế đối với các trường hợp bổ sót hóa đơn, hóa đơn thay thế, điều chỉnh như thế nào? Hướng dẫn kê khai hóa…

Quy định ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm

[ad_1] Nhãn của mỹ phẩm phải có những nội dung gì? Quy định về việc ghi nhãn mỹ phẩm như thế nào? Các yêu cầu đối với…

Phân biệt các loại hóa đơn điện tử

[ad_1] Hoá đơn điện tử có những loại nào? Các loại hoá đơn điện tử hiện nay? Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn…

Quy định về thời điểm lập hoá đơn

[ad_1] Thời điểm xuất, lập hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ là khi nào? Nguyên tắc xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ theo…

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

[ad_1] Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là chứng từ kèm theo hàng hóa làm căn cứ lưu thông trên thị trường khi doanh nghiệp…

Giấy tờ khi vận chuyển hàng hoá đi đường

[ad_1] Khi vận chuyển hàng hoá đi đường cần chứng từ gì? Các giấy tờ cần thiết khi doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá? Điều chuyển hàng…

Leave a Reply