Cách Lập Sơ Đồ Quy Trình Kinh Doanh Là Gì ? Cách Quản Lý Quy Trình Kinh Doanh

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, sự có mặtcủa các Công ty Thương mại làm cho tốc độ lưu chuyển hàng hóa vserpuhove.com hơn, điều tiết hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu, nhu cầu của người tiêu dùng luôn được đáp ứng và thỏa mãn, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy sản phẩm phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân. Vậy quy trình kinh doanh của một công ty thương mại là như thế nào? Bài viết dưới đây, vserpuhove.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu vấn đề này.

Bạn đang xem: Quy trình kinh doanh là gì

Nội dung chính

1. Quy trình kinh doanh của công ty thương mại là gì?

2. Sơ đồ quy trình kinh doanh của công ty thương mại

1. Quy trình kinh doanh của công ty thương mại là gì?

Công ty thương mại được hiểu là một chỉnh thể tổ chức và công nghệ tiếp thị – bán hàng trên thị trường mục tiêu, là trung gian trong kênh phân phối và vận động hàng hoá từ nơi sản xuất đi đến người tiêu dùng cuối cùng, làm rút ngắn khoảng cách đi lại và giảm chi phí thời gian mua sắm của khách hàng.

Quy trình kinh doanh của công ty thương mại là quy trình mà công ty đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, thực hiện giá trị của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường để thu hồi vốn bỏ ra đồng thời tạo ra lợi nhuận.

2. Sơ đồ quy trình kinh doanh của công ty thương mại

1. Chuẩn bị 2. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng 3. Tiếp cận khách hàng 4. Trình bày về sản phẩm dịch vụ 5. Báo giá và thuyết phục khách hàng 6. Chốt đơn hàng 7. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị luôn luôn là khâu đầu tiên và cần sự cẩn trọng đặc biệt, phải chuẩn bị tốt thì công việc tiếp theo mới diễn ra suôn sẻ.

*

Chuẩn bị

Để việc kinh doanh đạt hiệu quả, cần chuẩn bị:

Sản phẩm, dịch vụ đầu vào đảm bảo. Công ty thương mại sẽ nhập hàng hóa đầu vào từ nhà cung cấp, việc lựa chọn nguồn nhập hết sức quan trọng vì nó liên quan đến chi phí, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà công ty sẽ đưa ra thị trường.Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng và quan trọng là “lợi ích” khách hàng nhận được.Bạn phải lên kế hoạch bán hàng cụ thể, chi tiết nhất để xác định đối tượng khách hàng, khách hàng ở đâu và thời gian tiếp cận như thế nào là hợp lý. Có được kế hoạch rồi bạn hãy tiến hành tìm kiếm danh sách những khách hàng cần phải tiếp cận để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn có thể tìm qua internet, đi thực tế, qua bạn bè, người thân, đối thủ…Chuẩn bị các bảng báo giá, giấy giới thiệu hoặc card visit…

Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Sau khi chuẩn bị, từ bước tiếp theo trong một quy trình kinh doanh của công ty thương mại chính là tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Chìa khóa để tìm kiếm khách hàng tiềm năng là biết rõ cần tiếp cận thị trường nào và tiếp cận ai. Phân biệt khách hàng “đầu mối”, khách hàng “tiềm năng” và khách hàng “tiềm năng đủ điều kiện” là điều vô cùng cần thiết.

Chúng ta có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các phương tiện truyền thông như báo chí, website, sự kiện xã hội,… Bạn có thể tìm kiếm mọi lúc mọi nơi và với thái độ chân tình quan tâm nhất đến khách hàng. Công việc khai thác khách hàng tiềm năng phải được thực hiện bất cứ khi nào, trong mọi tình huống.

*

Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Sau khi đã tìm được những khách hàng tiềm năng, công ty phải tiếp cận với họ. Đây là nơi cung gặp cầu trong quá trình bán hàng, là bước mà chúng ta bắt đầu xây dựng một mối quan hệ và tiếp tục thu thập thông tin. Một bước tiếp cận tốt là điều rất quan trọng để bán hàng thành công, điểm mấu chốt là phải làm sao để khách hàng ghi nhớ sản phẩm, dịch vụ của công ty, cho họ thấy lợi ích để có thể kích thích được nhu cầu của khách hàng đạt tới mức cấp thiết. Công ty cần phải xây dựng chiến lược, đào tạo nhân viên kinh doanh để việc tiếp cận đạt hiệu quả.

Để tiếp cận Khách hàng thành công, bạn cần tìm hiểu thông tin về khách hàng trước, qua nhiều kênh: qua internet, báo chí, thực tế hay người thân, người quen. Sau đó, có thể gửi email giới thiệu, liên hệ bằng điện thoại chào hàng, thăm dò một số thông tin và cung cấp những thông tin bổ ích cho khách hàng rồi thiết lập cuộc hẹn trực tiếp để trao đổi và trình bày sản phẩm, dịch vụ.

Xem thêm: Cách Chơi Malzahar – Malzahar Mùa 11: Bảng Ngọc, Cách Lên Đồ Malzahar

Sau khi tiếp cận khách hàng thành công, ta sẽ biết được nhu cầu chính của khách hàng và đánh giá được khách hàng. Điều này được cho là quan trọng nhất của bước tiếp cận khách hàng trong quy trình kinh doanh vì nó sẽ giúp bạn xác định cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng đa kênh vserpuhove.com

Tiện lợi – Hiệu quả – Tiết kiệm chỉ với 8k/ngày

*

Bước 4: Giới thiệu, trình bày về sản phẩm, dịch vụ

Sau khi tiếp cận được với khách hàng, bước tiếp theo là đưa chi tiết sản phẩm đến với họ. Hãy nhớ tập trung vào “lợi ích” chứ không phải là tính năng, đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ và bán sản phẩm, dịch vụ dựa vào “nhu cầu” của khách hàng chứ không phải bán những thứ bạn có. Nếu bạn xem xét sản phẩm, dịch vụ về khía cạnh nó sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng thì sự trình bày về sản phẩm của bạn sẽ là một cuộc đối thoại trọng tâm và có liên quan với khách hàng chứ không phải là bài độc thoại của riêng bạn khi bạn thao thao bất tuyệt về các tính năng của sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong cuộc gặp gỡ, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của bạn mà khách hàng cùng tham gia vào, nêu những ý kiến, những thắc mắc của họ thì bạn đã thành công được 70%.

Cho dù bạn làm bất cứ ngành nghề nào, với công việc bán hàng lại càng quan trọng, đó là, bạn hãy luôn “chân thật”. Hãy lắng nghe cẩn thận, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và đưa cho khách hàng những giải pháp tốt nhất trong khả năng của bạn. Giải pháp đó có thể không phải là giải pháp tốt nhất theo quan điểm của khách hàng, nhưng đó chính là điều tốt nhất bạn đưa cho họ. Nếu bạn không thể đưa ra bất kỳ giải pháp nào để giải quyết các nhu cầu của khách hàng, bạn hãy nói thật cho khách hàng biết. Nói dối về sản phẩm, dịch vụ chỉ nhằm hướng khách hàng sử dụng để rồi họ không có được trải nghiệm như đã được giới thiệu sẽ khiến họ có ấn tượng xấu về công ty và lan truyền điều này đến những người khác.

Bước 5: Báo giá và thuyết phục khách hàng

Nếu cuộc nói chuyện của bạn đã thành công và bạn nhận được đề nghị báo giá chính thức về giải pháp, sản phẩm/, dịch vụ như đã thảo luận với khách hàng thì hãy đảm bảo họ nhận được báo giá vào thời điểm thích hợp. Trong báo giá hãy tập trung vào những điều đã thảo luận với khách hàng, hãy nhấn mạnh vào nhu cầu của họ và hãy viết về những điều khách hàng phản ánh tích cực và thích thú với sự chào hàng của bạn.

Bước 6: Chốt đơn hàng

Một trong các bước quan trọng nhất của quy trình kinh doanh đó chính là việc chốt sale. Bởi lẽ chốt sale là quá trình giúp cho khách hàng đưa ra quyết định, nên bạn phải nhớ rằng mọi điều bạn nói trong khi tiếp cận, trong khi thuyết minh và trình bày hay báo giá đều phải hướng đến việc chốt sale. Nhân viên bán hàng phải có cái nhìn chính xác như lời nói, cử chỉ, những lời nhận xét về sản phẩm của khách hàng trong bước tiếp cận với khách hàng. Đến giai đoạn này, khách hàng hầu như đã nắm rõ về sản phẩm, dịch vụ, việc cần làm lúc này vẫn là nhấn mạnh vào lợi ích của khách hàng để thúc đẩy họ quyết định mua hàng.

*

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Nếu nghĩ rằng bán hàng được là bạn đã xong nhiệm vụ là một sai lầm lớn. Bước cuối cùng vô cùng quan trọng trong quy trình kinh doanh của công ty thương mại mà bắt buộc không một nhân viên kinh doanh nào được quên đó là chăm sóc khách hàng sau bán hàng.

Tuy đây là quá trình diễn ra sau khi đã bán hàng thành công nhưng nó chính là một bước không thể thiếu được trong quy trình quản lý bán hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc khách hàng có hài lòng với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp hay không, có thể tiếp tục việc hợp tác lâu dài hay không.

Trên đây là quy trình kinh doanh của công ty thương mại. Trên thực tế, để có thể theo dõi sát sao các bước trên, doanh nghiệp sẽ cần đến sự hỗ trợ của phần mềm quản lý bánhàng. Đó là một công cụ giúp quy trình kinh doanh trở nên chuyên nghiệp hơn và giúp công việc của các nhân viên kinh doanh cũng như quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Phần mềm quản lý bán hàng của vserpuhove.com chính là một sự lựa chọn hoàn hảo với nhiều tính năng như quản lý dữ liệu, kho hàng, xử lý đơn hàng vserpuhove.com chóng, quản lý nhân viên, chăm sóc khách hàng hiệu quả và quản lý chuỗi phân phối. Sử dụng phần mềm này, quy trình kinh doanh của công ty sẽ đảm bảo tối ưu hơn.

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!

Nguồn : sưu tầm

Related Posts

Trò lửa và nước 4

[ad_1] Lửa và nước 4 là dòng game kỹ năng, với lối chơi hấp dẫn nên trò chơi này từng một thời làm mưa làm gió trên…

Trò kỹ năng phản xạ

[ad_1] Luyện phản xạ là dòng game kỹ năng, khi mà các bạn có thể giúp cho bé của mình tập làm quen với bàn phím mày…

Game hunter x hunter: Stealth Hunter 2

[ad_1] Hunter x hunter thuộc dòng game hành động, một trò chơi với vai trò là một đặc công thâm nhập vào hang ổ kẻ địch cực…

Trò chơi siêu sao quyết đấu

[ad_1] Siêu sao quyết đấu thuộc dòng game đối kháng, nơi quy tụ những ngôi sao hay những nhân vật mà có lẻ rằng rất rất nhiều…

Các phím tắt Facebook sử dụng nhanh

[ad_1] Phím tắt Facebook các bạn, có nghe đến và sử dụng nó lần nào chưa? Với sự phổ biến của Facebook, nó dần dần phổ biến…

Cách đổi tên quốc gia để tải game trên CH Play

[ad_1] Đổi tên quốc gia trên CH Play với các thủ thuật nhỏ, giúp chúng ta có thể truy cập và tài nhiều dòng game bị giới…

Leave a Reply