Các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo quy định năm 2021?

[ad_1]

Hợp đồng có thể hiểu một cách đơn giản là hình thức giao ước quyền, nghĩa vụ dân sự. Có rất nhiều vấn đề xoay quanh hợp đồng, trong đó có hợp đồng vô hiệu. Để hiểu rõ vấn đề trên, Quý vị có thể tham khảo bài viết về Các trường hợp hợp đồng vô hiệu của chúng tôi.

>>> Tham khảo: Theo luật 2021 đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng vô hiệu là gì?

Trước khi đi sâu vào chia sẻ Các trường hợp hợp đồng vô hiệu, TBT Việt Nam sẽ làm rõ khái niệm hợp đồng vô hiệu cho bạn đọc.

Hợp đồng vô hiệu là giao dịch dân sự không được pháp luật dân sự công nhận vì vậy hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực trên thực tế.

Một hợp đồng bị coi là vô hiệu khi không thỏa mãn một trong các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, đó là:

Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

Chủ thể tham gia giao dịch dân sự trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện;

Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, nếu giao dịch dân sự không tuân thủ về mặt hình thức mà pháp luật đã quy định hình thức của loại giao dịch đó chính là điều kiện để có hiệu lực thì giao dịch dân sự đó cũng bị coi là vô hiệu.

>>> Tham khảo: Quy định án phí dân sự sơ thẩm năm 2020 như thế nào?

Đánh giá sao

Các trường hợp hợp đồng vô hiệu

Theo quy định tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp hợp đồng vô hiệu chính là các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu của Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể đó là các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Trường hợp này được hiểu là những giao dịch dân sự có nội dung hoặc có mục đích vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội sẽ bị coi là vô hiệu.

Ví dụ: Giao dịch mua, bán trái phép chất ma túy. Giao dịch mua, bán là một trong các loại giao dịch dân sự, tuy nhiên giao dịch này đã vi phạm vào Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Vì vậy, giao dịch trên mặc nhiên bị coi là vô hiệu.

Trường hợp 2: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Trường hợp này được hiểu là các bên cố ý xác lập một giao dịch dân sự để che giấu một giao dịch dân sự khác. Giao dịch dân sự cố ý được xác lập chính là giao dịch dân sự giả tạo.

Cùng với đó, việc xác lập giao dịch dân sự với mục đích trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì giao dịch đó cũng bị coi là giả tạo.

Ví dụ: A và B xác lập giao dịch mua, bán một mảnh đất có giá 1 tỷ đồng. Để tránh bị đánh thuế thu nhập cá nhân với giá 1 tỷ đồng, họ đã xác lập một giao dịch mua, bán khác và định giá mảnh đất đó với giá 500 triệu đồng. Như vậy, hợp đồng có giá trị 500 triệu đồng là hợp đồng giả tạo vì vậy sẽ không có hiệu lực trên thực tế.

Trường hợp 3: Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

Trường hợp này cần có đủ hai yếu tố để bị coi là vô hiệu:

– Giao dịch dân sự do nhóm người trên xác lập, thực hiện nhưng theo quy định của pháp luật, giao dịch dân sự đó phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.

– Người đại diện của nhóm người trên phải có yêu cầu tuyên bố vô hiệu lên Tòa án và được Tòa tuyên bố vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp 4: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

Trường hợp 5: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép

Trường hợp 6: Giao dịch dân sự vô hiệu do người có năng lực hành vi dân sự xác lập nhưng vào đúng thời điểm xác lập lại không có nhận thức và làm chủ hành vi của mình.

Trường hợp 7: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Trường hợp này được hiểu là những giao dịch dân sự đã vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức sẽ bị coi là vô hiệu trừ trường hợp một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch, thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự đó.

Trường hợp 8: Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

Trường hợp này được hiểu là giao dịch dân sự có những phần bị vô hiệu do không thỏa mãn một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên những phần bị vô hiệu đó không làm thay đổi đến hiệu lực của các phần còn lại của giao dịch.

>>> Tham khảo: Bạn hiểu thế nào là ly hôn đơn phương?

Hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu

Căn cứ theo khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015, hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được áp dụng tương tự như hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, cụ thể:

– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập.

Khi giao dịch vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 407 Bộ luât dân sự 2015, vô hiệu của hợp đồng chính:

Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Theo quy định của Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015,  giao dịch dân sự bị vô hiệu từng phần thì những phần còn lại sẽ có hiệu lực nếu không bị ảnh hưởng bởi phần bị vô hiệu.

Thời hiệu yêu cầu tuyên bố một hợp đồng vô hiệu

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu tuyên bố một hợp đồng vô hiệu được áp dụng tương tự với thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, qua nội dung bài viết, Quý vị đã có thêm các thông tin pháp lý hữu ích về Các trường hợp hợp đồng vô hiệu, bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Trong trường hợp Quý vị có đóng góp, những băn khoăn về bài viết, vui lòng liên hệ TBT Việt Nam qua hotline 1900 6560 để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Tham khảo: Số định danh cá nhân là gì? Thủ tục cấp số định danh cá nhân?

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi thiết kế váy công chúa

[ad_1] ContentsHợp đồng vô hiệu là gì?Các trường hợp hợp đồng vô hiệuHậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệuThời hiệu yêu cầu tuyên bố một…

Trò chơi Barbie trị thương

[ad_1]  ContentsHợp đồng vô hiệu là gì?Các trường hợp hợp đồng vô hiệuHậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệuThời hiệu yêu cầu tuyên bố…

Trò chơi tiệm kem mùa đông

[ad_1] ContentsHợp đồng vô hiệu là gì?Các trường hợp hợp đồng vô hiệuHậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệuThời hiệu yêu cầu tuyên bố một…

Trò chơi nước ép hoa quả

[ad_1]  ContentsHợp đồng vô hiệu là gì?Các trường hợp hợp đồng vô hiệuHậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệuThời hiệu yêu cầu tuyên bố…

Trò chơi thủy thủ mặt trăng 6

[ad_1] ContentsHợp đồng vô hiệu là gì?Các trường hợp hợp đồng vô hiệuHậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệuThời hiệu yêu cầu tuyên bố một…

Trò chơi đại lộ tử thần

[ad_1] ContentsHợp đồng vô hiệu là gì?Các trường hợp hợp đồng vô hiệuHậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệuThời hiệu yêu cầu tuyên bố một…

Leave a Reply