Các thông tin về chế độ thai sản năm 2021 và những vấn đề liên quan

[ad_1]

Chế độ thai sản được áp dụng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không phân biệt nam hay nữ.

Sinh con là chuyện thường tình của mỗi cá nhân, việc sinh hoặc chăm một đứa trẻ mất rất nhiều thời gian, công sức và sức khỏe của người mẹ. Hiểu được vấn đề này, quy định về lao động cũng như bảo hiểm xã hội ngay từ khi hình thành đã hướng đến và bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong trường hợp này.

Vậy chế độ thai sản hiện nay cần đáp ứng những điều kiện gì, mức hưởng và thời gian hưởng là bao nhiêu sẽ được chúng tôi nêu rõ trong bài viết này.

>> Tham khảo: Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất

1. Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động hưởng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng khi mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi và mang thai hộ dựa trên cơ sở đóng bảo hiểm xã hội và được quỹ bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp.

Chế độ thai sản hiện nay được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và một số Thông tư, Nghị định, Quyết định hướng dẫn.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản?

Chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội áp dụng cho những người lao động khi thuộc một trong các trường hợp như sau:

– Người lao động mang thai, sinh con.

– Người lao động mang thai hộ, người lao động là mẹ nhờ mang thai hộ.

– Người lao động nhận nuôi con nuôi mà con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

– Người lao động nữ triệt sản, thực hiện biện pháp đặt vòng tránh thai.

– Lao động nam có vợ sinh con đang tham gia bảo hiểm xã hội.

Khi thuộc một trong các trường hợp được nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người lao động phải đảm bảo được thời gian tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

Thứ nhất, người lao động thuộc khoảng b, c, d khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội cần phải có tối thiểu 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

Thứ hai, lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng mà khi mang thai có chỉ định của cơ sở y tế về việc nghỉ dưỡng thai thì cần phải đóng từ đủ 03 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh.

Thứ ba, những người lao động thuộc khoản 2,3 Điều 31 nếu nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con, nhân nuôi con nuôi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

>> Tham khảo: Theo quy định thủ tục hưởng chế độ thai sản như thế nào?

3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản?

Chế độ thai sản không chỉ áp dụng riêng cho trường hợp người lao động nữ sinh con như nhiều người vẫn nghĩ mà sẽ có nhiều trường hợp và mỗi trường hợp sẽ có những thành phần hồ sơ khác nhau:

Một là, lao động nữ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà sinh con thì hồ sơ cần:

– Sổ gốc bảo hiểm xã hội;

– Bản sao có chứng thực giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc trích lục khai sinh;

Trường hợp con chết sau khi sinh cần phải bổ sung:

+ Trích lục khai tử, bản sao có chứng thực giấy chứng tử, giấy báo tử;

+ Nếu con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì sẽ thay thế bằng tóm tắt bệnh án, giấy ra viện của mẹ có thể hiện thông tin con chết;

Trường hợp người mẹ/ nữ lao động mang thai hộ chết sau khi sinh thì phải có thêm trích lục khai tử hoặc bản sao giấy chứng tử của người đó.

Trường hợp người mẹ sau sinh, người mẹ nhận con khi nhờ mang thai hộ mà không có đủ sức khỏe chăm con thì hồ sơ thai sản phải có biên bản giám định của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Trường hợp người lao động nữ mang thai mà sức khỏe yếu, phải nghỉ dưỡng thai thì cần thêm một trong các tài liệu:

+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện khi điều trị nội trú;

+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội về việc nghỉ dưỡng thai khi điều trị ngoại trú;

+ Biên bản giám định y khoa.

Trường hợp là lao động nữ mang thai hộ sinh con, người lao động là mẹ nhờ mang thai hộ nhận con:

+ Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (bản sao);

+ Xác nhận thời điểm giao đứa trẻ theo văn bản;

Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tuổi thì phải nộp thêm bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Người lao động hưởng chế độ thai sản tùy theo từng đối tượng cụ thể và chuẩn bị các tài liệu nộp cho đơn vị sử dụng lao động để hoàn thiện hồ sơ thai sản. Đơn vị sẽ cần:

– Danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản theo mẫu;

– Thủ tục báo giảm thai sản.

4. Cách tính chế độ thai sản?

Người lao động là nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được nghỉ khi sinh và trợ cấp khi sinh con, cụ thể:

– Người lao động được nghỉ 06 tháng trước và sau khi sinh hưởng 100% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

– Trường hợp sinh đôi trở lên, cứ mỗi con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.

– Người lao động khi sinh con được trợ cấp 01 lần khi sinh: 02 lần mức lương cơ sở.

Ví dụ: Chị D là lao động sinh 01 con vào tháng 8/2019 có mức lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội là 6.500.000 đồng/ tháng và đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Chị D sẽ được hưởng chế độ thai sản như sau:

Được nghỉ 06 tháng trước và sau sinh.

Tiền thai sản: 6.500.000 x 6 = 39.000.000 đồng

Tiền trợ cấp khi sinh vào tháng 08/2019: 1.490.000 x 2 = 2.980.000 đồng

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

Đánh giá sao

5. Thủ tục hưởng chế độ thai sản?

Chế độ thai sản là một thủ tục hành chính do pháp luật bảo hiểm xã hội quy định và thực hiện. Người lao động khi thuộc đối tượng hưởng chế độ thai sản thì cần thực hiện theo các bước như sau:

Đầu tiên, người lao động chuẩn bị hồ sơ thai sản theo đúng trường hợp và nộp lên bộ phận nhân sự của đơn vị sử dụng lao động.

Thứ hai, đơn vị sử dụng lao động lập danh sách và làm thủ tục báo giảm thai sản cho người lao động.

Thứ ba, người sử dụng lao động nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp.

Thứ tư, nhận quyết định từ cơ quan bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện chi trả cho người lao động.

6. Chế độ thai sản cho nam như thế nào?

Đối với người lao động là nam đang tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con, nhận nuôi con nuôi hoặc là chồng của người mẹ mang thai hộ, chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ cũng sẽ được hưởng những quyền lợi riêng của chế độ thai sản. Và để hưởng chế độ thai sản cho nam giới, người lao động cần phải nộp hồ sơ bao gồm:

– Bản gốc sổ bảo hiểm xã hội;

– Bản sao có chứng thực giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc trích lục khai sinh;

– Giấy tờ của cơ sở y tế khi vợ sinh con phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;

– Trích sao bệnh án, giấy ra viện nếu con chết.

Hồ sơ này người lao động sẽ gửi trực tiếp đến người sử dụng lao động để người sử dụng lao động hoàn thiện và nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội để yêu cầu giải quyết chế độ thai sản.

> Tham khảo: Hướng Dẫn Tra Cứu Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh

> Tìm hiểu thêm về : Tư vấn bảo hiểm thai sản

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi mua sắm 5

[ad_1] Một ngày đi Shopping 5 thuộc dòng game thời trang, nơi các bạn sẽ mua sắm nhiều loại dụng cụ và vật dụng khác nhau nhưng…

Trò chơi mua sắm 6

[ad_1] Một ngày đi Shopping 6 thuộc dòng game thời trang, nơi mà các bạn nhỏ sẽ phải bận rộn với công việc tìm kiếm và mua…

Trò chơi mua sắm 4

[ad_1] Một ngày đi Shopping 4 là dòng game thời trang, nơi mà chúng ta có nhiệm vụ và trách nhiệm mua sắm những món đồ mà…

Trò chơi mua sắm 3

[ad_1] Một ngày đi Shopping 3 thuộc dòng game thời trang, với nhiệm vụ mua sắm và tìm kiếm những món đồ mà các bạn đã được…

Game một ngày đi Shopping 2: Trò chơi đi Shopping

[ad_1] Một ngày đi Shopping 2 thuộc dòng game thời trang, khi mà các bạn nhỏ tiến hành đi mua sắm thả ga những món đồ mà…

Trò chơi làm thợ cắt tóc

[ad_1] Hớt tóc thuộc dòng game thời trang, khi mà các bạn sẽ hóa thân thành một thợ cắt tóc chuyên nghiệp nhằm tạo mẫu tóc cho…

Leave a Reply