Bổ nhiệm là gì?

[ad_1]

Hiện nay, với mục tiêu thực hiện dân chủ hóa xã hội, xây dựng và góp phần kiện toàn, củng cố bộ máy nhà nước, việc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo luôn luôn là vấn đề được chú trọng và quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Vậy bổ nhiệm là gì? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý? Ai là người có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức? TBT Việt Nam xin giải đáp tất cả các thắc mắc trên của Quý vị qua bài viết dưới đây.

Bổ nhiệm là gì?

Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật  theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2019.

Như vậy, có thể thấy bổ nhiệm là việc làm mang tính chất quyền lực nhà nước của người có chức vụ nhất định để góp phần kiện toàn và củng cố bộ máy nhà nước, đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động thống nhất, hiệu quả trên thực tế.

Để làm rõ khái niệm bổ nhiệm là gì? trên thực tế, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ sau:

– Bổ nhiệm ở cấp Trung ương: Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thẩm phán Toá án quân sự trung ương, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương theo để nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán và hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên;

– Bổ nhiệm ở cấp địa phương: Chủ tjch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức là lãnh đạo các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

Trong trường hợp bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người được bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện gì?

Để được bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Đảng và nhà nước, người muốn được bổ nhiệm làm công chức lãnh đạo, quản lý phả đáp ứng theo các tiêu chuẩn và điều kiện được quy định tại Điều 42 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về việc tuyển dụng, sử dụng công chức như sau:

– Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

– Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp cơ quan, tổ chức mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

– Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

– Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm:

+ Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

+ Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;

+ Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.

– Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

– Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

Lưu ý:

– Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 05 năm; khi hết thời hạn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

– Công chức được điều động đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp kiêm nhiệm.

Thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

1/ Thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ:

– Bổ nhiệm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội: được thực hiện theo điều lệ của Đảng, của tổ chức chính trị – xã hội hoặc pháp luật có liên quan.

– Bổ nhiệm chức danh cán bộ trong cơ quan nhà nước: việc bổ nhiệm chức danh cán bộ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp huyện được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

2/ Thẩm quyền bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý.

Điều 44 Nghị định 138/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý như sau:

– Đối với các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ.

– Đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy đảng các cấp.

Trên đây là những chia sẻ của TBT Việt Nam trong việc giải đáp các thắc mắc liên quan đến Bổ nhiệm là gì? cùng một số vấn đề liên quan. Trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, có điều gì chưa nắm rõ quy định, các thông tin Khách hàng vui lòng liên hệ 1900.6560 để được hỗ trợ tận tâm nhất.

>>>Tham khảo : Văn phòng công chứng

>>>Tham khảo : Mẫu giấy ủy quyền

>>>Tham khảo : Mẫu phiếu thu

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi nàng tiên cá xinh đẹp

[ad_1] ContentsBổ nhiệm là gì?Trong trường hợp bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người được bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu…

Trò chơi thiết kế váy công chúa

[ad_1] ContentsBổ nhiệm là gì?Trong trường hợp bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người được bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu…

Trò chơi Barbie trị thương

[ad_1]  ContentsBổ nhiệm là gì?Trong trường hợp bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người được bổ nhiệm phải đáp ứng các…

Trò chơi tiệm kem mùa đông

[ad_1] ContentsBổ nhiệm là gì?Trong trường hợp bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người được bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu…

Trò chơi nước ép hoa quả

[ad_1]  ContentsBổ nhiệm là gì?Trong trường hợp bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người được bổ nhiệm phải đáp ứng các…

Trò chơi thủy thủ mặt trăng 6

[ad_1] ContentsBổ nhiệm là gì?Trong trường hợp bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người được bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu…

Leave a Reply