Giaỉ đáp bài tập liên quan đến sở hữu trí tuệ ?

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI VÀ GIẢI THÍCH

1. đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là các tài sản trí tuệ

2. Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sử dụng đối với các quyền quy định tại khoản 3 điều 19, điều 20, khoản 3 điều 29,điều 30 và điều 31 của luật này cho tổ chức cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

3 Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dung cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc do mình đưa ra thị trường nhưng do chủ thể khác sản xuất.

4. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng đối với những đối tượng của quyền sở hữu pải đăng ký bảo hộ.

5. , Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không được phép của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

TÌNH HUỐNG:

Môt câu lạc bộ những người yêu điện ảnh trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh đã tự lập ra một trang web để chia sẻ các bộ phim mới nhất, kèm theo những giới thiệu và bình luận của các thành viên trong nhóm. Các bạn trẻ đưa rất nhiều bộ phim lên trang web này, phần lớn phim do các thành viên câu lạc bộ tự sưu tầm ( thường được tải từ nhiều trang mạng xem phim trực tuyến) . Trang web của câu lạc bộ hoạt động với mục đích phi thương mại , không có quảng cáo. Sau một năm hoạt động, câu lạc bộ này bị nhiều công ty kinh doanh điện ảnh với tư cách là chủ sở hữu của các bộ phim trên tố cáo đến các cơ quan chức năng là xâm phạm quyền tác giả và yêu cầu câu lạc bộ này chấm dứt việc đưa phim lên trang web trên và phải bồi thường thiệt hại. Hãy đưa ra phương án giải quyết tình huống này.

Em xin cảm ơn!

Người gửi:H.K

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật sở hữu trí tuệ của công ty luật Minh Khuê.

Giaỉ đáp một số câu hỏi liên quan tới luật?

Luật sư tư vấn trực tuyến gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty luật Minh Khuê,với thông tin câu hỏi bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ

Nội dung tư vấn:

A.Nhận định đúng hay sai và giải thích.

1.Khẳng định

“đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là các tài sản trí tuệ” là khẳng định đúng vì theo điều 3 luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Như vậy căn cứ vào điều luật này cho thấy đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là các sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người hay chính là các tài sản trí tuệ.

2.Khẳng định:

” Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sử dụng đối với các quyền quy định tại khoản 3 điều 19, điều 20, khoản 3 điều 29,điều 30 và điều 31 của luật này cho tổ chức cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan” .Đây là khẳng định sai vì theo quy định tại điểu 45 luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

Điều 45. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan

Như vậy chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác gỉa ,chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu chứ không phải chuyển giao quyền sử dụng đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

3.Khẳng định:

“Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dung cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc do mình đưa ra thị trường nhưng do chủ thể khác sản xuất”.

Đây là khẳng định sai vì theo quy định tại khoản 2 điều 87 luật sở hữu trí tuệ quy định thì tổ chức cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc do mình đưa ra thi trường nhưng do chỉ thể khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

4.Khẳng định :

” Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng đối với những đối tượng của quyền sở hữu phải đăng ký bảo hộ”. Đây là khẳng định sai vì theo quy định tại điều 90 luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

Điều 90. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

1. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một sáng chế hoặc đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau hoặc đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

2. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Theo quy định này cho thấy trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tồn tại những trường hợp các tác gỉa hoàn toàn độc lập không có mối liên hệ gì với nhau nhưng lại có thể sáng tạo ra cùng một đối tượng sở hữu công nghiệp trùng nhau ,tương tự nhau chính vì thế mà luật sở hữu trí tuệ áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong việc đăng ký bảo hộ nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ thể nộp đơn sớm hơn các chủ thể khác đối với cùng một đối tượng sở hữu công nghiệp.

5.Khẳng định 5:

“Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không được phép của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.” Đây là khẳng định sai vì theo quy định tại luật sở hữu trí tuệ thì hành vi thực hiện mà không có sự cho phép của chủ sở hữu được gọi là hành vi xâm phạm đối với kiểu dáng công nghiệp là hành vi như sau:

a.Sản xuất sản phẩm theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam

b,Nhập khẩu ,bán quảng cáo hoặc sử dụng các sản phẩm chế tạo theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh .

Theo điểm b điều này thì khi sử dụng các sản phẩm chế tạo theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh không được chủ sở hữu cho phép thì mới là hành vi trái pháp luật .

B.Giaỉ quyết tình huống.

Theo quy định tại khoản 10 điều 28 luật sở hữu trí tuệ quy định về hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả như sau: “Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”. Như vậy việc một câu lạc bộ của những ngừoi yêu điện ảnh trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh đã đăng tải những phim ảnh tự sưu tầm lên trang web tự tạo mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả của những tác phẩm này thì được coi là hành vi vi phạm quyền sở hữu cho dù mục đích của họ là phi thương mại và không có quảng cáo.

Về nguyên tắc xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại thì tòa sẽ xem xét và căn cứ vào mức thiệt hại cụ thể mà nhóm người trong câu lạc bộ này đã gây ra cho người chủ sở hữu quyền tác giả của những bộ phim đã đăng theo quy định tại điều 204 và điểu 205 luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

Điều 204. Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;

b) Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.

2. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

Điều 205. Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:

a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;

b) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;

c) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

2. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.

3. Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Related Posts

Top 10 download luật sở hữu trí tuệ mới nhất chuẩn – Globalizethis

Top 10 download luật sở hữu trí tuệ mới nhất chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những download luật sở hữu trí tuệ mới nhất dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự…

Top 10 luật sở hữu trí tuệ mới nhất 2018 chuẩn – Globalizethis

Top 10 luật sở hữu trí tuệ mới nhất 2018 chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những luật sở hữu trí tuệ mới nhất 2018 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự…

Top 9 luật sở hữu trí tuệ mới nhất thuvienphapluat chuẩn – Globalizethis

Top 9 luật sở hữu trí tuệ mới nhất thuvienphapluat chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những luật sở hữu trí tuệ mới nhất thuvienphapluat dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự…

Top 10 giáo trình luật sở hữu trí tuệ lê nết chuẩn – Globalizethis

Top 10 giáo trình luật sở hữu trí tuệ lê nết chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những giáo trình luật sở hữu trí tuệ lê nết dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những…

Top 9 luật sở hữu trí tuệ quyền tác giả chuẩn – Globalizethis

Top 9 luật sở hữu trí tuệ quyền tác giả chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những luật sở hữu trí tuệ quyền tác giả dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự…

Top 10 luật sở hữu trí tuệ 2005 doc chuẩn – Globalizethis

Top 10 luật sở hữu trí tuệ 2005 doc chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những luật sở hữu trí tuệ 2005 doc dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa…

Leave a Reply