Bài 3: Hình thang cân | Hình học chương I | Sgk toán 8 tập 1 | Soạn Giải Toán 8

[ad_1]

Ibaitap.com đưa ra lời giải hay và chi tiết cho các bài 11, 12, 13, 14, 15 trang 70, 71 SGK toán 8 tập 1 thuộc [ §3: Hình thang cân trong CHƯƠNG I – TỨ GIÁC] cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải mời các bạn xem dưới đây:

1. BÀI TẬP 11 TRANG 74 SGK TOÁN 8 TẬP 1:

Tính độ dài các cạnh của hình thang cân ABCD trên giấy kẻ ô vuông (h.30, độ dài của cạnh ô vuông là 1cm).

Đánh giá sao

Giải:

Đánh giá sao

Theo hình vẽ, ta thấy:

AB = 2cm;  CD = 4cm

Kẻ DE ⊥ AB (E thuộc AB)

Khi đó: DE = 3cm.

Xét (triangle{ADE}), có:  (widehat{E}=90^0)

Theo định lí Pytago:

(AD^2=DE^2+AE^2)

⇒ (AD^2=3^2+1^2)

⇒ (AD^2=10)

    ⇒ (AD=sqrt{10})

Ta lại có: ABCD là hình thang cân (gt)

Nên: (BC=AD=sqrt{10}) (theo tính chất của hình thang cân).

2. BÀI TẬP 12 TRANG 74 SGK TOÁN 8 TẬP 1:

Cho hình thang cân ABCD (AB // CD, AB < CD). Kẻ các đường cao AE, BF của hình thang. Chứng minh rằng DE = CF.

Giải:

Đánh giá sao

Ta có: AE ⊥ DC tại E (gt) ⇒ (widehat{AED}=90^0)

BF ⊥ DC tại F (gt) ⇒ (widehat{BFC}=90^0)

Theo đb, có: ABCD là hình thang cân (gt)

Nên: AD = BC (tính chất của hình thang cân)

(widehat{ADC}=widehat{BCD}) (định nghĩa của hình thang cân).

Hay (widehat{ADE}=widehat{BCF})

Xét (triangle{ADE}) và (triangle{BCF}) có:

(widehat{AED}=(widehat{BFC}=90^0) (chứng minh trên)

AD = BC (chứng minh trên)

(widehat{ADE}=widehat{BCF}) (chứng minh trên)

⇒ (triangle{ADE}) = (triangle{BCF}) (cạnh huyền-góc nhọn).

⇒ DE = CF (2 cạnh tương ứng).

3. BÀI TẬP 13 TRANG 74 SGK TOÁN 8 TẬP 1:

Cho hình thang cân ABCD (AB//CD), E là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh rằng EA = EB, EC = ED.

Giải:

Đánh giá sao

Ta có: ABCD là hình thang cân (gt)

Nên: AD = BC (tính chất của hình thang cân)

 và  (widehat{ADC}=widehat{BCD}) (định nghĩa của hình thang cân).

Xét (triangle{ADC}) và (triangle{BCD}) có:

AD = BC (chứng minh trên)

 (widehat{ADC}=widehat{BCD}) (chứng minh trên)

DC: cạnh chung

⇒ (triangle{ADC}) = (triangle{BCD}) (c-g-c)

⇒  (widehat{ACD}=widehat{BDC}) (2 góc tương ứng)

Hay (widehat{C_1}=widehat{D_1})

⇒ (triangle{EDC}) là tam giác cân tại E (theo dấu hiệu nhận biết)

⇒ ED = EC (theo tính chất của tam giác cân) (Đpcm)   (1)

Mà : BD = AC (theo tính chất của hình thang cân ABCD) (2)

Ta lại có: EB = BD – ED (E nằm giữa B và D)   (3)  

               EA = AC – EC (E nằm giữa A và C)   (4)

Từ (1), (2), (3), (4) ⇒ EB = EA (Đpcm).

4. BÀI TẬP 14 TRANG 75 SGK TOÁN 8 TẬP 1:

Đố. Trong các tứ giác ABCD, EFGH trên giấy kẻ ô vuông (h.31), tứ giác nào là hình thang cân? Vì sao?

Đánh giá sao

Giải:

Đánh giá sao

Giả sử coi mỗi cạnh ô vuông = 1cm.

Xét tứ giác ABCD có:

AB // CD ⇒ ABCD là hình thang (1)

Lấy điểm K như hình vẽ, ta thấy AC là cạnh huyền của tam giác vuông có độ dài 2 cạnh góc vuông là 1cm và 4cm.

Tương tư, ta thấy BD là cạnh huyền của tam giác vuông có độ dài 2 cạnh góc vuông là 1cm và 4cm.

Do đó: BD = AC (= (sqrt{1^2+4^2})- theo định lý Pytago) (2).

Từ (1), (2) ⇒ ABCD là hình thang cân (theo dấu hiệu nhận biết).

Xét tứ giác ABCD có:

AB // CD ⇒ ABCD là hình thang (1)

Theo hình vẽ, ta thấy: EG = 4cm

FH là cạnh huyền của tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông có độ dài 2 cạnh góc vuông là 2cm và 3cm ⇒ (FH = sqrt{2^2+3^2}=sqrt{13}).

⇒ Đường chéo EG ≠ đường chéo FH.

⇒ EFGH không là hình thang cân.

 5. BÀI TẬP 15 TRANG 75 SGK TOÁN 8 TẬP 1:

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên các cạnh bên AB, AC lấy theo thứ tự các điểm D, E sao cho AD = AE

a) Chứng minh rằng BDEC là hình thang cân.

b) Tính các góc của hình thang cân đó, biết rằng góc 

(widehat{A}=50^0).

Giải:

Đánh giá sao

a) 

⇒  (triangle{ADE}) là tam giác cân tại A.

⇒ (widehat{D_1}=widehat{E_1}) (theo tính chất).

Ta lại có:

(widehat{D_1}+widehat{D_2}=180^0) (2 góc ở vị trí kề bù).

(widehat{E_1}+widehat{E_2}=180^0) (2 góc ở vị trí kề bù)

⇒ (widehat{D_2}=widehat{E_2})

  • Ta có: (triangle{ABC}) và (triangle{ADE}) là 2 tam giác cân chung đỉnh A và các cạnh bên của 2 tam giác trùng nhau, do đó:

(widehat{D_1} = widehat{B} =frac{180^-widehat{A}}{2})

Mà 2 góc (D_1) và góc B ở vị trí đồng vị

⇒ DE // BC (theo dấu hiệu nhận biết).

Xét tứ giác BDEC, có:

DE // BC (cmt) ⇒ BDEC là hình thang.

Mà 2 góc ở đáy:(widehat{D_2} và widehat{E_2}) bằng nhau (cmt)

⇒ BDEC là hình thang cân (theo dấu hiệu nhận biết).

 

b) Ta có:

(widehat{B} =widehat{C}=frac{180^-widehat{A}}{2})

⇒ (widehat{B} =widehat{C}=frac{180^-50^0}{2}=75^0)

Ta có: (widehat{D_2} =widehat{E_2}=180^0-75^0= 105^0)

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] Contents1. BÀI TẬP 11 TRANG 74 SGK TOÁN 8 TẬP 1:Tính độ dài các cạnh của hình thang cân ABCD trên giấy kẻ ô vuông (h.30,…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post Contents1. BÀI TẬP 11 TRANG 74 SGK TOÁN 8 TẬP 1:Tính độ dài các cạnh của hình thang cân ABCD trên…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply